Từ tập bản thảo đó chúng tôi đã dịch và xuất bản: Núi sông và Thơ ca Việt Nam từ chiến tranh.
Lúc đó tôi chợt nghĩ không hiểu trong đầu hai anh suy tính gì đây: Một kiểu tin tưởng buộc người khác chỉ có thể bắt tay vào hành động.
Liệu họ có nghĩ như những người khác không ở Việt Nam và một vài nước khác, nghĩ và nói to với tôi rằng: Thật là những con người kỳ lạ, người Mỹ các anh. Trước hết là đến dội bom xuống đất nước người ta, sau rồi lại đến đòi học hỏi về thơ ca.
Cả tôi và David Hunt đều không nói được tiếng Việt, nhưng chúng tôi cảm nhận được ngôn từ và tìm mọi cách để dịch. Dường như có lúc một lời hứa có thể làm người ta mê muội. Và chúng tôi rất hăng hái, nhiệt tình, những người hoạt động tích cực chống chiến tranh, nhà khoa học, cựu chiến binh đam mê và nặng lòng với thơ ca.
Nhớ lại thời đó những áp lực và thử thách thăng trầm mà chúng ta lãnh đủ. Đến thăm Việt Nam với công dân Mỹ là bất hợp pháp. Các đại lý vé máy bay không cho phép mua vé sang Việt Nam nếu không có giấy phép theo luật của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ.
Hoàn toàn không có điện thoại, máy fax và đường dây thư tín. Không Internet, không điện thoại di động. Du khách bay từ Mỹ sang Bangkok chờ xin cấp visa vào Việt Nam sau đó khi về nước bị tách khỏi liên lạc với phần còn lại của thế giới.
Với dịch giả, rào cản ngôn ngữ công bằng mà nói là vô cùng lớn. Cấm vận có nghĩa là trên thực tế không có chương trình dạy về Việt Nam tại Mỹ, sau chiến tranh, ở Việt Nam cũng rất ít người học tiếng Anh. Một số Việt kiều tại Mỹ bị coi là “hợp tác với kẻ thù” vì tổ chức dịch những tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại.
Nguyễn Bá Chung, người hôm nay cùng chúng ta tại đây là một ngoại lệ, dám liều lĩnh giúp chúng tôi, dạy chúng tôi tiếp cận với văn học, ngôn ngữ và văn hóa mà chúng tôi biết vô cùng ít ỏi.
Chỉ có một mình Chung cùng với Nguyễn Thanh làm việc với Bruce Weigl, người anh em của chúng tôi, dịch xem tài liệu Những bài thơ của kẻ thù, lúc đó quả là mạo hiểm trong bầu không khí sau chiến tranh đầy bất trắc, hiểm nguy.
Nhưng không gì có thể làm chúng tôi nhụt chí. Chúng tôi được khích lệ bởi những cuộc tiếp xúc, gặp gỡ các nhà văn lớn, nghệ sĩ. Những người mà chúng tôi mắc nợ quá nhiều, giờ đây chúng tôi cần phải làm gì đó để giới thiệu họ.
Cơ quan Hội Nhà văn Việt Nam rất bận rộn và sôi động. Chúng tôi gặp Lê Lựu, rồi anh giới thiệu chúng tôi với Hội Nhà văn Việt Nam. Anh đúng ra là vị khách đầu tiên của chúng tôi từ Việt Nam.
Hành trình đó là cả một kho báu nối tiếp nhau. Người điều hành hết sức quan liêu ở Đại sứ quán Mỹ tại Bangkok, soi xét cấp visa đầu tiên cho Lê Lựu, làm anh phải ngồi chờ tại Bangkok ba tuần lễ. Và rồi anh đã tới một lãnh thổ mà với anh hoàn toàn xa lạ. Sau đó là Ngụy Ngữ. Hai nhà ngoại giao tốt nhất, đầy tính khôi hài, thông minh, nhân hậu. Họ đã có thêm rất nhiều bạn mới.
Hành trình qua lại thường xuyên hơn, bền vững hơn từ sau những chuyến đi đầu tiên. Trung tâm William Joiner và Hội Nhà văn trở thành đối tác tin cậy của nhau.
Nguyễn Quang Sáng và Nguyễn Khải cùng Lê Lựu sang vào năm sau. Chuyến đi đó được đánh dấu bởi lần đầu tiên mở màn chiến dịch chống phá các hoạt động giao lưu văn hóa bằng một đám đông đầy tức giận bao vây bên ngoài Thư viện lớn tại Boston.
Năm 1990, Hội thảo cựu chiến binh Việt Nam và Mỹ cũng diễn ra tại đây bên Hồ Tây. Larry Heiemann, Bruce Weigl, Yusef Komunyakaa, W.D. Ehrhart, Phil Caputo, Larry Rotmann and George Wilson cùng đi với chúng tôi với ý tưởng làm sao tăng cường đối tác mới từ Việt Nam.
Sau đó lại thêm các bạn Fred Marchant, Martha Collins và Lady Borton những người cùng gắn bó với chúng tôi trong công việc này.
Mùa hè tại nhà tôi ở Dochester có nhiều nhà thơ, nhà văn Việt Nam hát hò, truyện trò và nấu ăn. Hữu Thỉnh, Nguyễn Quang Thiều, Lê Minh Khuê như cô, chú của cháu bé trai nhà tôi lúc đó mới hai tuổi. Myles và Lily mới có hai tháng.
Càng ngày các nhà văn Việt Nam đến càng đông hơn. Nhiều bạn ở ngay trong nhà tôi. Vợ tôi Leslie đề nghị mở một bảo tàng văn học tại Dochester trưng bày kỷ vật của khách còn để lại như áo sơ mi của Bảo Ninh, đôi giày của Nguyễn Duy, áo thể thao của Bruce Weigl.
Công việc thuận lợi nhưng không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Khi lần đầu tiên chúng tôi xuất bản sách của Lê Lựu có bài trên Publishers Weekly một tờ hoàn toàn xa lạ trong công nghiệp xuất bản, buộc tội chúng tôi dùng tiền đóng thuế của dân để giới thiệu các tác phẩm cộng sản. Tập sách Sông núi cũng bị phản ứng vì in thơ Hồ Chủ tịch. Và nhiều câu chuyện khác nữa.
Nhớ lại thời điểm chúng tôi nghe giọng đọc của Lê Lựu, những âm thanh trầm bổng khi Phạm Tiến Duật đọc thơ. Rồi tình cảm da diết với làng quê qua thơ Nguyễn Duy.
Những dấu chân phụ nữ trên những cánh đồng của Lâm Thị Mỹ Dạ. Nghe những câu truyện về lớp trẻ qua truyện ngắn của Lý Lan. Những anh bộ đội qua truyện của Nguyễn Quang Sáng.
Kỷ niệm lãng mạn thời chiến tranh của Nguyễn Khải. Một anh bộ đội đi tìm mộ của anh trai mình của Hữu Thỉnh…
Chúng ta đã chọn hành trình đầy khó khăn và gian khổ. Những thời khắc làm cho chúng ta có một lòng nhân ái bao la, mang chúng ta xích lại gần nhau trong bối cảnh thế giới luôn đe dọa gạt chúng ta sang một bên.
Từ thời khắc đó, chúng ta đã thành nhà thơ như một người dân, đó là trách nhiệm của một nhà thơ, những nhà dịch thuật sáng tạo không gian lớn cho những khoảng khắc đó và cùng cảm thông chia sẻ.
* Trích tham luận của Kevin Bowen, Giám đốc Trung tâm William Joiner - Mỹ, chuyên nghiên cứu về chiến tranh và những hậu quả xã hội tại hội nghị quốc tế giới thiệu văn học Việt Nam.
* Tít bài do Tiền Phong đặt.