Đây có lẽ là lý do khiến đương kim Phó chủ tịch phụ trách tài chính, vận động tài trợ LĐBĐVN (VFF) tự tin để mang HAGL làm sức ép, buộc phần còn lại phải theo ý mình trong cuộc đua ở thượng tầng. Ông Đức trong nhiệm kỳ 4 năm cũng 1 tay “xoay” chiếc ghế HLV trưởng các ĐTQG, cho dù trách nhiệm không hề liên quan đến chuyên môn.
Theo thống kê của VPF, sau 6 vòng đấu số khán giả đến sân ở các trận đấu tại Nuti Café V-League là 404.500 người, trung bình 9.631 người/trận. Đây là một bước tiến lớn so với các mùa giải trước đó.
Hơn 20.000 CĐV đã tới sân Hàng Đẫy theo dõi trận đấu giữa CLB Hà Nội với HAGL hôm 5/4.
Thực tế VPF nhiệm kỳ mới đã thực hiện nhiều đổi mới, trong đó có chú trọng nhiều hơn đến truyền thông, một khâu quan trọng của bóng đá. Điều này khiến sức hút của V-League tăng lên, bên cạnh cộng hưởng từ thành công của U23 Việt Nam với lứa Công Phượng, Quang Hải, Duy Mạnh…
Thống kê của VPF cũng cho thấy, riêng các trận đấu có HAGL thu hút khoảng 84.000 CĐV, cao nhất trong số 14 đội bóng ở V-League. Sân Pleiku qua 3 trận đấu trên sân nhà của HAGL có lượng khán giả trung bình 14.000 người.
Bên cạnh HAGL, một số sân khác như Thiên Trường, Thanh Hoá hay thậm chí như Hàng Đẫy đều đang có những tín hiệu rất khởi sắc. Hàng Đẫy chính là một điểm nhấn gây ấn tượng. Trận đấu giữa CLB Hà Nội với HAGL ở vòng 3 hôm 5/4 thu hút hơn 20.000 CĐV.
Không phải ngẫu nhiên, nhiều ý kiến đang lo ngại do cuộc đua ghế ở đại hội 8 VFF, có những ứng viên đã bất chấp thủ đoạn, công kích nhau trên truyền thông hoặc lan truyền tin thất thiệt trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng xấu tới V-League. Dư luận vì vậy chờ đợi Chính phủ và Bộ VH-TT&DL cần có sự xem xét thấu đáo, đưa ra quyết định mạnh mẽ và chính xác, tránh để bóng đá Việt Nam bị nắm quyền bởi những người thiếu cả tâm lẫn tài.