Nguyên nhân lây nhiêm viêm gan B
- Truyền máu
Tiếp xúc với máu hay các chất dịch của bệnh nhân trong khi da hoặc niêm mạc bị trầy sướt, bị đâm thủng như trong các trường hợp: tiêm chích xì ke, châm cứu, xăm mình, xỏ lỗ tai, dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu…
- Qua dụng cụ y tế không đảm bảo vô trùng khi chữa răng, nội soi hoặc nạo thai… ở những cơ sở y tế không đảm bảo.
- Tiếp xúc tình dục với người bệnh mà không dùng bao cao su.
- Đường truyền mẹ lây sang con.
Cách phòng ngừa viêm gan B
Tiêm chủng viêm gan B là cách hiệu quả nhất để phòng bệnh này ở trẻ em, hiệu quả có thể đạt đến trên 95% ở trẻ em. Nên cho các cháu tiêm càng sớm càng tốt và tiêm đủ ba mũi.
Đối với người lớn, cần làm xét nghiệm trước khi chủng ngừa. Nếu chưa bị bệnh cũng chỉ cần tiêm 3 mũi. Trường hợp quên mũi thứ ba thì trong thời gian 3 năm (kể từ khi thực hiện mũi thứ hai) có thể tiêm tiếp mà không cần lặp lại từ đầu. Khi phát hiện đã bị bệnh, nên theo dõi và điều trị, không cần tiêm chủng.
Ngoài tiêm phòng, còn có thể ngừa viêm gan B bằng các cách sau:
Luôn sinh hoạt tình dục an toàn để tránh trao đổi các chất dịch cơ thể trong khi sinh hoạt tình dục qua đường miệng, âm đạo hoặc hậu môn.
Không bao giờ dùng chung bàn chải, dao cạo râu, bông tai hoặc dụng cụ khác có thể đã tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể.
Băng ngay các vết cắt hoặc vết bầm tím để tránh tiếp xúc với máu.
Không bao giờ chạm vào máu hoặc chất dịch của bất kỳ người nào mà không dùng dụng cụ bảo vệ giữa quy vị và chất có thể đã nhiễm siêu vi gây bệnh.
Bảo đảm rằng trẻ em sinh ra đã có mẹ mắc bệnh đều được chủng ngừa ngay, và được điều trị bằng globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG). Đây là các chất có các kháng thể của viêm gan B để giúp ngừa bệnh.