> Phát hiện phóng xạ bất thường dưới đáy biển Nhật Bản
> Nhật tham vọng sản xuất điện ở Mặt trăng
> Đông Bắc Á thống nhất nâng cao an toàn hạt nhân
Bộ trưởng Môi trường Đức Norbert Rottgen cho biết, 7 lò phản ứng có tuổi cao nhất (đã ngừng hoạt động để rà soát vấn đề an toàn hạt nhân) nay hết cơ hội hoạt động trở lại. Nhà máy điện nguyên tử thứ 8 là Kruemmel ở phía bắc nước Đức (đã ngừng hoạt động để xử lý sự cố kỹ thuật) nay phải đóng cửa vĩnh viễn. Theo lộ trình, 6 nhà máy điện nguyên tử khác sẽ ngừng hoạt động vào năm 2021 và 3 nhà máy mới nhất sẽ phải đóng cửa vào năm 2022.
Sau khi xảy ra khủng hoảng hạt nhân ở Fukushima Nhật Bản, Thủ tướng Merkel yêu cầu chính phủ lập một nhóm chuyên gia để rà soát lại tất cả nhà máy điện hạt nhân của Đức. Hiện nay, gần 25% điện năng ở Đức do điện hạt nhân cung cấp.
Các chuyên gia Đức đang tính đến việc thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp phong điện. Chỉ có vùng nông thôn gần Biển Bắc là có nhiều tiềm năng phát triển phong điện. Do vậy, nếu từ bỏ năng lượng hạt nhân, Đức phải xây dựng lại hệ thống đường dây truyền tải và phân phối điện. Một số chuyên gia cho rằng, nếu phong điện vẫn chưa đáp ứng nhu cầu điện của Đức, nước này sẽ phải phụ thuộc vào nhiệt điện dùng than.
Thủ tướng Merkel nói rằng, Đức đang đi theo một sự lựa chọn tốt, tuy nhiên còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết trước khi từ bỏ hoàn toàn điện hạt nhân. Một số bộ trưởng Đức nói rằng, cần giữ năng lượng hạt nhân như là ngành công nghệ bắc cầu cho một tương lai xanh hơn.
Các công ty điện hạt nhân Đức cảnh báo rằng, việc đóng cửa sớm các nhà máy điện hạt nhân sẽ gây ra thiệt hại lớn cho ngành công nghiệp Đức.
Chuyên gia về môi trường Đức Shaun Burnie cho biết, nhiều nghiên cứu mới đây cho thấy năng lượng tái tạo có thể cơ bản đáp ứng nhu cầu năng lượng cho nhân loại vào năm 2050.
Đức đang đi đầu trong việc nghiên cứu năng lượng tái tạo và thông điệp cho các nhà công nghiệp Đức hiện nay là không nên lấy điện hạt nhân hay nhiệt điện chạy than để làm cơ sở cho chính sách năng lượng của mình mà phải lấy năng lượng tái tạo.
Đ.P
Theo BBC