Điểm chuẩn ngành Công nghệ Thông tin cao ngất ngưởng - Lối đi nào cho các sĩ tử?

Điểm chuẩn ngành Công nghệ Thông tin năm nay được các chuyên gia dự đoán sẽ tiếp tục tăng dù đã cao ngất ngưởng. Vậy “cánh cửa” nào dành cho các sĩ tử?

Dự đoán từ các trường đại học cho thấy điểm chuẩn ngành CNTT năm nay có thể giảm nhẹ so với năm trước nhưng vẫn cao ngất ngưởng. Năm ngoái, điểm chuẩn của các trường đại học rất cao, ví dụ như tại Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội là 29,15 điểm và Đại học Bách khoa Hà Nội là 28,29 điểm. Thí sinh cần lưu ý rằng điểm chuẩn dù biến động ra sao phụ thuộc vào độ khó, dễ của đề thi, sĩ tử không nên vội mừng hoặc lo lắng bởi cánh cửa vào ngành này vẫn chật hẹp.

Những nguyên nhân khiến cơ hội vào ngành CNTT ngày càng khó khăn

Thu nhập tốt, công việc ổn định, lộ trình thăng tiến vượt bậc,… là những lý do chính khiến CNTT hấp dẫn nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, cơ hội vào ngành này ngày càng trở nên khó khăn vì một số lầm tưởng trong quá trình chọn trường học CNTT:

Thứ nhất, một bộ phận học sinh và phụ huynh vẫn suy nghĩ phải có bằng đại học mới xin được việc. Đối với CNTT, bằng đại học không có ý nghĩa nếu không có kiến thức chuyên môn hoặc kinh nghiệm làm việc thực tế. PGS.TS Phạm Mạnh Hà - Giám đốc Trung tâm Hợp tác Đào tạo bồi dưỡng - Đại học Quốc Gia khẳng định: “Dù bạn có bộ hồ sơ đẹp, bằng giỏi, tốt nghiệp điểm cao mà không có năng lực thì doanh nghiệp sẽ không nhận bạn đâu.”

Thứ hai, lầm tưởng chỉ cần vào trường top đầu là thành công mà không cần quan tâm học ngành nào. Tuy nhiên nếu thí sinh cứ cố vào trường top mà phải học ngành mình không thích hay cơ hội việc làm không tốt sẽ buồn chán, mất động lực, dẫn tới khả năng nghỉ học giữa chừng hoặc tốt nghiệp nhưng không có việc làm.

Thứ ba, nhiều bạn trẻ theo đuổi ngành CNTT nghĩ rằng đại học dạy mọi thứ để đi làm. Thực tế, một trong những yếu tố quan trọng để doanh nghiệp đánh giá năng lực làm việc của sinh viên qua số công nghệ lập trình mà các bạn nắm được. Các trường hiện nay chỉ dạy 4-5 công nghệ lập trình. Đồng thời, trong quá trình học, sinh viên chỉ được đi thực tập mà không có cơ hội làm dự án thực tế để tích lũy kinh nghiệm, dẫn tới sau khi tốt nghiệp không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.

Vì những hiểu lầm trên mà bất kỳ thí sinh nào cũng cố “chen chân” vào những trường đại học đào tạo CNTT hàng đầu. Cánh cửa ngành CNTT vì vậy vốn đã hẹp, nay càng trở nên chật hơn.

Vậy các sĩ tử theo đuổi ngành CNTT nên chọn trường như thế nào?

Theo chuyên gia, ở thời điểm này, cả phụ huynh và thí sinh đều bị cuốn vào làn sóng chọn trường theo điểm mà ít ai đủ tỉnh táo để chọn trường, chọn ngành chắc chắn có việc làm sau 4 năm đại học. Theo đó, việc chọn trường không nên chỉ dựa vào điểm số mà cần cân nhắc một số điểm quan trọng sau.

Điểm đầu tiên, thí sinh chọn trường cần đánh giá rõ những kiến thức mình được học tại đó. Các chuyên gia CNTT hàng đầu cho biết, để làm được việc tại doanh nghiệp, sinh viên cần biết ít nhất 10 công nghệ lập trình. Bạn V.H.A - cựu học sinh Trường THPT Hoài Đức A - Hà Nội vừa nhập học tại Hệ thống đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech chia sẻ: “Trong chương trình đào tạo em học 21 công nghệ lập trình mới nhất, phổ biến trong các doanh nghiệp. Ngoài ra, em được ký cam kết việc làm ngay khi nhập học. Vậy nên hiện tại em chỉ cần tập trung học tập thật tốt và yên tâm vì chắc chắn có việc làm ngay khi tốt nghiệp”.

Ngay sau kỳ thi THPTQG, rất đông thí sinh đến làm thủ tục nhập học tại Aptech cơ sở 285 Đội Cấn.

Điểm thứ hai, thí sinh cần phải xem liệu mình có được trang bị đầy đủ kinh nghiệm thực chiến trong quá trình học hay không. Đây cũng là tiêu chí được chuyên gia nhấn mạnh bởi ngành CNTT có tính ứng dụng cao nên ngoài kiến thức chuyên môn về công nghệ lập trình, các doanh nghiệp đòi hỏi sinh viên phải có kinh nghiệm thực tế.

Bạn Nguyễn Văn Luận vừa tốt nghiệp chương trình Lập trình viên Quốc tế của Aptech, hiện đang giữ vị trí Lập trình viên Android tại doanh nghiệp phần mềm Csupporter cho biết: "Mình may mắn được làm 4 dự án theo chuẩn quy trình phần mềm trong quá trình học, nên khi tham gia làm việc tại doanh nghiệp, mình đã có thể tham gia ngay vào dự án phần mềm mà không tốn thời gian để làm quen. Vì vậy mình luôn nhận được đánh giá tốt từ công ty và các anh chị quản lý".

Sinh viên được làm dự án theo chuẩn quy trình của các doanh nghiệp phần mềm dưới sự hướng dẫn trực tiếp từ chuyên gia. (Ảnh: Aptech cơ sở 19 Lê Thanh Nghị)

Trong bối cảnh điểm chuẩn ngành CNTT cao ngất ngưởng khiến cho cánh cửa vào ngành này ngày càng hẹp, sĩ tử gặp áp lực lớn khi chọn trường. Thí sinh và phụ huynh cần phải tỉnh táo rằng CNTT là ngành hot, có tính ứng dụng thực tế cao. Vậy nên hãy chọn trường trang bị cho mình những công nghệ mà doanh nghiệp đang cần, chú trọng trang bị kinh nghiệm và kỹ năng thực chiến trong quá trình học để khi tốt nghiệp có năng lực làm việc thực tế, từ đó được các doanh nghiệp “rộng cửa” chào đón.