“Đắp chiếu” nhiều năm giờ lại nâng diện tích quy hoạch
Quy hoạch chi tiết Khu đô thị (KĐT) mới Kim Chung - Di Trạch, tỷ lệ 1/500 năm 2008 có tổng diện tích khoảng 138,1ha, nay được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt điều chỉnh lên 146,7ha (tăng khoảng 8,6ha).
Cụ thể, UBND TP Hà Nội vừa quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết KĐT mới Kim Chung - Di Trạch, tỷ lệ 1/500 do Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội lập với quy mô dân số khoảng 23.500 người.
Trong tổng số 146,7ha quy hoạch có đất ở khoảng 40,6ha (chiếm 27,67% diện tích nghiên cứu) gồm 47 ô đất ở liền kề diện tích gần 22ha, 27 ô đất ở biệt thự diện tích khoảng 17ha, 1 ô đất ở chung cư diện tích khoảng 1,6ha.
Đất công cộng có tổng diện tích khoảng 15,6ha (chiếm 10,64% diện tích nghiên cứu) bao gồm các công trình có chức năng sử dụng đất là thương mại dịch vụ, tài chính, văn hóa, hành chính, y tế,… và được thực hiện theo dự án riêng. Trong đó đất công cộng đô thị diện tích gần 12ha gồm 5 ô đất và đất công cộng đơn vị ở diện tích khoảng 3,6ha gồm 3 ô đất.
Ngoài ra còn quy hoạch đất trường học khoảng 7ha, đất cây xanh khoảng 16,7ha, đất giao thông 53,8ha, đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật 1,2ha, đất hỗn hợp 10,8ha (gồm tổ hợp các công trình cao tầng đa năng như trung tâm thương mại dịch vụ, khách sạn,văn phòng, nhà ở,… với số tầng cao tối đa là 35 tầng.)
Ngoài ra còn quy hoạch đất trường học khoảng 7ha, đất cây xanh khoảng 16,7ha, đất giao thông 53,8ha, đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật 1,2ha, đất hỗn hợp 10,8ha (gồm tổ hợp các công trình cao tầng đa năng như trung tâm thương mại dịch vụ, khách sạn,văn phòng, nhà ở,… với số tầng cao tối đa là 35 tầng.)
Quy hoạch hoành tráng để… trồng cỏ gần thập kỷ
Mới đây, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận của Thường trực HĐND thành phố tại phiên giải trình tình hình quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn thành phố.
Mới đây, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận của Thường trực HĐND thành phố tại phiên giải trình tình hình quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn thành phố.
Theo kế hoạch này, thành phố yêu cầu Sở Tài Nguyên và Môi trường lập đoàn thanh tra tiến hành thanh tra, kiểm tra 21 dự án trên địa bàn 7 quận, huyện: Mê Linh (4 dự án), Hoàng Mai (2 dự án), Thanh Xuân (3 dự án), Bắc Từ Liêm (2 dự án), Nam Từ Liêm (3 dự án), Hà Đông (4 dự án), Hoài Đức (3 dự án).
Đáng chú ý, trong 3 dự án tại huyện Hoài Đức nằm trong danh sách thanh, kiểm tra có dự án KĐT Kim Chung – Di Trạch do Tổng Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng (Vietracimex) làm chủ đầu tư. Ngoài ra còn có 2 dự án khác là Khu nhà ở biệt thự lô đất số 3 khu đồng Chùa Bé của Công ty TNHH Thống Nhất; Dự án Khu đô thị làng Việt cổ của Tổng Cty Đầu tư xây dựng và thương mại HSTC. Các dự án đều trong cảnh chậm triển khai “đắp chiếu” tới 10 năm nay.
Theo báo cáo của HĐND thành phố, dự án khu đô thị Kim Chung- Di Trạch có diện tích 138,17ha; được giao đất từ năm 2008. Tuy nhiên đến nay, khu đô thị có một số dãy biệt thự liền kề bỏ trống, chưa hoàn thiện, phần lớn diện tích để hoang hóa chưa đầu tư, hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa đầu tư.
Khu đô thị này, từng được kỳ vọng sẽ là một khu đô thị hoành tráng phía Tây Hà Nội, dựa trên ý tưởng tạo dựng một “trái tim đô thị” chất lượng cao, tiện nghi, thân thiện với môi trường, một trung tâm thương mại, biệt thự liền kề, nhà hát, căn hộ cho thuê, bệnh viện, trường học… đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế, quy mô dân số khoảng 20.000 - 30.000 người.
Vào thời hoàng kim, giá đất nền tại KĐT Kim Chung - Di Trạch do có thời điểm lên tới 50 - 70 triệu đồng/m2, gấp 3 - 4 lần giá gốc. Thế nhưng gần 10 năm qua, “trái tim đô thị” vẫn ngủ quên trong um tùm cỏ dại.
Ngoài dự án khu đô thị Kim Chung – Di Trạch, chủ đầu tư Vietracimex còn thực hiện các dự án BĐS tại Hà Nội, TP HCM, Hưng Yên… Tại Hà Nội, Vietracimex hiện đang triển khai Dự án xây dựng Khu văn phòng, nhà ở và nhà trẻ (Hinode City) tại số 201 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng). Dự án này cũng vừa bị Thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt sai phạm của chủ đầu tư và các cơ quan liên quan trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại vị trí đắc địa của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước tại Hà Nội giai đoạn 2003-2016. Theo đó, Vietracimex nợ tiền chậm nộp tiền sử dụng đất hơn 143 tỷ đồng. Cùng với đó, việc xác định tiền sử dụng đất phải nộp của dự án không đúng quy định.