Kimono – Aodai Fashion Show là hoạt động đầu tiên chào mừng 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản (1973-2023), do tổ chức nghệ thuật phi lợi nhuận Be-Japon, phối hợp cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và Tập đoàn BRG đồng tổ chức. Đây là sự kiện đầu tiên tại châu Á của Be-Japon sau hơn 20 năm làm cầu nối đưa văn hóa Nhật Bản đến gần hơn với đông đảo bạn bè quốc tế qua các chương trình trình diễn kimono tại châu Âu, châu Á và châu Mỹ. Sự kiện được tài trợ bởi Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á (SeABank), Khách sạn InterContinental Hanoi Westlake và Công ty cổ phần Gốm Chu Đậu.
Hơn 30 bộ áo kimono và áo dài đã được nhà thiết kế tài hoa Kobayashi Eiko giới thiệu với khán giả của chương trình, kết hợp cùng với âm nhạc cổ truyền và nghệ thuật trang điểm truyền thống của Nhật Bản.
Bà Mori Mosaka, Cố vấn đặc biệt của Thủ tướng Nhật Bản, phát biểu khai mạc buổi trình diễn.
Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG, phát biểu tại sự kiện
Nghệ sĩ Miwa Naito trình diễn đàn koto 25 dây của Nhật Bản.
Điểm nhấn của chương trình là bộ lễ phục truyền thống 12 lớp Junihitoe, là bộ lễ phục thường được mặc tại các sự kiện của giới quý tộc hay trong cung đình thời xưa. Ngày nay, Junihitoe được sử dụng như trang phục của hoàng hậu trong đại lễ đăng cơ của Nhật hoàng, hoặc lễ thành hôn của các thành viên nữ trong hoàng gia.
Phân cảnh “Ánh sáng vượt thời đại” trình diễn áo khoác Haori làm bằng vải lanh có tuổi đời hơn 100 năm và khăn vải organdy với hình ảnh chim phượng hoàng, mang ý nghĩa lưu giữ những ký ức thời gian.
Các bộ trang phục kimono trong phân cảnh “Màu xanh kết nối thế giới”, được may từ chất liệu vải hơn 100 năm tuổi và cất giữ trong ngăn tủ còn lại sau trận sóng thần năm 2011 tại Nhật Bản.
Phân cảnh “Giải phóng và sáng tạo kimono”, cho thấy sự thú vị của kimono khi được giải phóng khỏi những khuôn mẫu cũ.
Các bộ áo dài Việt Nam được may từ chất liệu vải kimono trong phân cảnh “Truyền thống gặp gỡ truyền thống”.
Các trang phục kimono truyền thống trong phân cảnh “Sự đa dạng của sắc màu”, được làm từ kimono và thắt lưng obi của vùng Nishijin ở Kyoto, một trong những địa điểm tiêu biểu cho dệt may truyền thống của Nhật Bản.
Buổi trình diễn khép lại với sự xuất hiện của nhà thiết kế Kobayashi Eiko.
Ban tổ chức chương trình nhận quà lưu niệm là các sản phẩm Gốm Chu Đậu, tinh hoa gốm Việt có lịch sử gần 600 năm.
Nhà thiết kế Kobayashi Eiko trao kỷ niệm chương cho các nhà tài trợ.
P.V