Chỉ một đoạn đường ngắn khoảng 30m, nhưng bao giờ người qua đường cũng phải đi mất 15 phút, thậm chí chen chúc nhau đi qua bờ rào.
Đường ngập nước trong cả những ngày không mưa
Xe tải chết máy gây tắc đường
Dắt bộ mà đi cho nhanh
Ngập ngừng không biết đi đường nào
Đi vào vệ đường để tránh chỗ nước sâu
Ngập nhưng cứ cố đi
Chen chúc, đi xen cả vào bụi cây ven đường
May quá cuối cùng cũng thoát
Ý kiến của bạn về vấn đề này ?
Ý kiến bạn đọc
Phạm Hải Ninh, Email: ...0808@yahoo.com
Tôi là bạn đọc thường xuyên của Tiền Phong Online, và thường xuyên đọc các chuyên mục phản ánh về tình hình Giao thông đô thị cũng như An ninh trật tự. Đọc xong bài viết này tôi cảm thấy rất bức xúc trước cảnh xây dựng, làm đường của các nhà thầu, nhà quản lý Cầu đường Việt nam.
Tôi vừa mới công tác dài hạn ở Nhật trở về nước tính đến nay là được gần 1 tháng, lúc đầu tôi cảm thấy không thể quen được với cách tham gia giao thông của người dân, tôi không dám sang đường và không thể sang nổi, họ dường như không có thói quen nhường đường và không phân biệt được thứ tự ưu tiên. Đó là ý thức của người tham gia giao thông, vậy còn người chịu trách nhiệm với con đường thì sao?
Ở Việt Nam có những con đường làm hàng năm mà vẫn chưa xong, có những khúc thi công từ vài năm mà giờ vẫn chưa giải toả được, có những khúc san lấp mặt bằng nhưng không làm tiếp và biến đó thành sông thành hố...bụi, bẩn, rác bay mịt mù... Họ làm tràn lan, và không cần biết người tham gia giao thông phải đi như thế nào, chỉ vì đoạn đường không làm xong mà tha hồ tắc đường, người dân thì chen chúc, hít bụi....điển hình như đường 32 Hà Nội - Hà Tây, hay đường Bưởi - Lạc Long Quân.
Ở Nhật người ta làm đến đâu xong đến đó, rất gọn gàng và sạch sẽ, và đặc biệt họ chỉ làm vào ban đêm để ban ngày không ảnh hưởng đến giao thông. Vậy tại sao chúng ta không học theo họ? tại sao không làm dứt điểm được đoạn nào xong đoạn ấy mà lại cứ bôi ra hàng km rồi để đấy?
Ai là người phải chật vật với con đường ấy? Chính là tôi, mọi ngưòi và có khi là chính người thân của bạn cũng phải gánh chịu do cách làm việc thiếu trách nhiệm và thiếu khoa học gây ra.
Ngọc Yến : Không chỉ 30m đường 32 !
30m chỉ là 1 phần bị ngập nước của đường 32 Hà Nội - Hà Tây. Nếu các bạn cố gắng đi hết đoạn đường từ Cầu Diễn về quá ngã tư Nhổn, các bạn sẽ thấy trong bài chỉ nói 30m đường là quá ít so với hiện thực.
Trời ơi, đường không những ngập mà còn nhiều ổ gà ô trâu chưa từng thấy; không chỉ 1 đoạn ngập mà vô số đoạn ngập. Nhiều xe máy, taxi, thậm chí ô tô bị chết máy ngay chỗ ngập vì nước vừa sâu, vừa đục khiến các lái xe không thể nhìn thấu xuống lòng đường mà tránh mấy cái ổ trâu dày đặc.
Mấy ông tài xế ô tô hiền lành thì không sao chứ gặp người bất lịch sự, lấy hết tốc lực lao thẳng qua đoạn ngập thì ôi thôi, cả chục người đi trên đoạn đường đó lãnh đủ, không chấp nhận bệnh ngoài da thì cũng phải ngậm ngùi quay về mà thay lại quần áo rồi mới tiếp tục đi làm.
Dân kêu trời chả biết trách ai chỉ biết đổ cho cái thằng "người ta": "Trời ơi sao cả đoạn đường dài mà không có lấy 1 đoạn cống thoát nước. Trời ơi sao người ta không tới mà xem, không thương dân, giúp dân đi lại cho dễ dàng hơn"...
Mai Văn Hào, Email: ...VN_@yahoo.com
Dọc bài đường 32 và bài phản hồi tôi thấy vẫn xưa như ban ngày. Học Nhật Bản cách làm đường có mà những dự án ăn cám à. Biết cả đấy nhưng toàn võ cả thôi nói mãi mà bực mình. Có con đường trong nội thành hẳn hoi mà làm xong để họp chợ mới bó tay, vì đường ngập như đường 32 vẫn đi được, còn đường như Ngõ Tuổi Trẻ Hoàng Quốc Việt, Hà Nội thì họp chợ kín luôn đố ông bà nào mà đi được.
Đường này làm từ lâu rồi (2003) đến nay vẫn không bàn giao và hoàn thành thì không hiểu dự ra sao nữa. Xin chào thua !
Thảo Hương, Email: ...p@yahoo.com
Không thể chấp nhận được !
Cách đây gần 10 năm, tôi đã từng đi con đường đó mỗi khi về quê, nhưng từ đó đến nay tôi không dám đi nữa mà phải đi theo đường Láng-Hoà Lạc, cho dù đường Láng-Hoà Lạc xa hơn đến chục km. Đường 32 là đường quốc lộ, thế mà không hiểu sao nó lại bị bỏ rơi. Nói đúng hơn là chỉ có một đoạn ngắn bị hỏng mà người ta không sửa chữa.
Không thể chấp nhận một con đường như thế ở ngay giữa thủ đô. Không biết các du khách và quan khách đến VN sẽ nghĩ gì nhỉ? Nhất là sang năm là chúng ta kỉ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội rồi.
Nam Nguyễn, Email: ...baotuyet@yahoo.com
Không phải bây giờ con đường này mới kinh hoàng thế này, đặt biệt là đoạn Cầu vượt Diễn - Nhổn, vì cách đây 8 năm khi tôi học tại Trường ĐH Công nghiệp HN cũng đã từng chứng kiến cảnh tượng tương tự, tuy nhiên hồi đó có nhẹ hơn nhưng cũng là cảnh ổ voi, hố bom, bụi mù mịt khi nắng ráo, lầy lội khi đổ mưa...
Con đường này có mật độ xe cộ rất dày đặc vì nó là cửa ngõ vào HN, đặc biệt là hung thần xe tải chở đất, đường lại hẹp, bị lấn chiếm hành lang rất lớn nên nó trông giống một cái mương hơn là một con đường.
Tôi nghe nói đã có dự án nâng cấp con đường nay từ rất lâu nhưng nó chỉ nằm trên giấy hoặc thi công với tiến độ "rùa đi bộ". Mong con đường sớm được thi công để người dân sở tại, khoảng 50 ngìn SV Đại học CN, Vận động viên của TT HL thể thao Nhổn... bớt khổ và mong người dân nơi đây cũng ủng hộ việc giải phóng mặt bằng thì mới mong thoát khỏi con đường kinh hoàng này.
Nguyễn Văn Thành, Email: ...thanhngan@yahoo.com
Cứ tưởng Hà Nội mở rộng thì đường tốt hơn
Đọc bài con đường ở Nhổn, tôi thấy y như đường 70 Hà Đông - Nhổn đoạn qua làng Ngọc Trục, xã Đại Mỗ. Đoạn đường này cũng thường xuyên bị ngập kể cả trời đã hết mưa vài, ba ngày.
Nguyên nhân là do tốc độ đô thị hóa nhanh, hai bên đường trước đây là ruộng, nên khi mưa thì nước thoát được ngay, đường không bị hỏng, bây giờ hai bên đường là nhà dân, họ đua nhau tôn cao nền nhà của mình để tránh bị ngập do đó khi mưa, lòng đường thành ao chứa nước mặt khác lượng xe lưu thông qua đây ngày càng tăng, xe tải trọng lớn rất nhiều, con đường bị cày xới trở thành những ổ voi à không phải nói là ổ khủng long.
Khổ nhất là dân đi làm bằng xe máy bị xe ôtô lội nhanh (tránh chết máy) làm nước tưới lên người ướt hết. Mong Bộ Giao thông vận tải, Sở giao thông vận tải Hà Nội sớm quan tâm để người dân đỡ khổ. Nhiều hôm đi làm về cách nhà khoảng vài chục mét mà phải mất cả tiếng đồng hồ mới về đến nhà.
>> Tiếp tục cập nhật...