Chuyên gia Nga nói gì về học thuyết hạt nhân mới của Mỹ?

TPO - Sáng kiến của người Mỹ thoạt đầu tưởng như mang mục đích hòa bình, nhưng thực tế lại theo đuổi những nhiệm vụ hoàn toàn khác nhau.
Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ

Trên đây là nhận định của  chuyên gia quân sự nổi tiếng Alexey Leonkov về học thuyết hạt nhân của Mỹ mới được Washington thông qua.

Theo chuyên gia Nga, sáng kiến của người Mỹ thoạt đầu tưởng như mang mục đích hòa bình, nhưng thực chất lại theo đuổi những nhiệm vụ hoàn toàn khác nhau.

Nga và Trung Quốc đã đạt được nhiều tiến bộ công nghệ trong phát triển lực lượng hạt nhân của mình. Hơn nữa, các hoạt động của Nga đã tuân thủ nghiêm các thỏa thuận được ký kết với Mỹ, trong đó quy định về số lượng và thành phần của lực lượng hạt nhân.

Tuy nhiên, số lượng lực lượng hạt nhân này trong những năm gần đây đang tăng lên đáng kể. Nga đang thử nghiệm tên lửa đạn đạo cải tiến hoàn toàn mới mang tên RS-28 Sarmat mà Mỹ không thể đánh trả nếu phát sinh xung đột.

Rõ ràng, người Mỹ đã hoàn toàn đứng sau Nga trong vấn đề này, do đó hiện nay Mỹ phải thay đổi chiến lược quân sự của mình.

Theo chuyên gia Leonkov, học tuyết hạt nhân mới của Mỹ đe dọa không chỉ tới chính Mỹ mà tới tới cả Trung Quốc, Triều Tiên, Iran và đối với bất kỳ quốc gia nào khác mà Mỹ không gọi là đồng minh. Như vậy, giới lãnh đạo Mỹ khi thua kém Nga về trình độ công nghệ vũ khí hạt nhân, sẽ tìm cách đạt được việc cắt giảm kho dự trữ hạt nhân của các nước khác.

Mỹ lâu nay đã đặt cược vào các phương tiện tấn công có sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật. Hay nói cách khác, họ hiểu rằng không ai mang lại các mối đe dọa cho họ, và trong kế hoạch của mình họ sẽ không tiến hành chiến tranh với những nước phát triển.

Học thuyết hạt nhân mới thiên về việc tính tới các cuộc xung đột tiềm năng với các nước nhỏ mà không thể trụ vững khi đối kháng với Mỹ. Do đó, thế giới đang cân bằng bên bờ vực chiến tranh, chuyên gia quân sự Leonkov kết luận.

Theo Theo Politexpert