Chuyên gia Herbalife Nutrition: Tìm hiểu cách giảm căng thẳng và bảo vệ sức khỏe của bạn

Bạn có biết rằng cơ thể chúng ta không phân biệt được các nguồn gốc gây ra căng thẳng – cơ thể chỉ biết phản ứng với căng thẳng. Vì vậy, bất kể căng thẳng đến từ một việc thực tế như một chiếc xe hơi suýt va vào bạn hay chỉ đơn giản là một ý nghĩ là liệu mình có thể bị xe hơi va quẹt hay không, cơ thể chúng ta có thể phản ứng theo cách tương tự nhau. Vào lúc này, khi cuộc sống có nhiều bấp bênh, căng thẳng có thể tác động rất lớn đến cơ thể chúng ta.

Phản ứng căng thẳng là gì và tại sao cơ thể chúng ta có phản ứng đó?

Nói một cách đơn giản, phản ứng căng thẳng nhằm bảo vệ chính sự sống của chúng ta. Vì lý do đó, tâm trí của chúng ta luôn trong tình trạng cảnh báo về các mối đe dọa. Một số chuyên gia đã gọi đây là phản ứng “chiến hay chạy”. Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều biết cảm giác phản ứng căng thẳng là như thế nào - nhịp tim tăng đột ngột và hô hấp tăng để đảm bảo cơ thể có đủ lượng oxy cần thiết cho việc nhanh chóng thực hiện các hành động. Trong quá trình này, các hóc môn thôi thúc cơ thể hành động nhưng quá trình này cũng có những tác động ở khía cạnh khác lên sức khỏe của chúng ta.

Cơ thể tăng cường việc giải phóng adrenaline, được gọi là epinephrine, tăng nhịp tim, kích thích giải phóng glucose và chất béo từ kho dự trữ để làm nguồn nhiên liệu. Nếu không được kiểm soát tốt, phản ứng thứ hai sẽ xảy ra, gây ra sự giải phóng cortisol vào dòng máu. Cortisol làm tăng lượng glucose trong máu của chúng ta và có thể kích thích cơn đói có thể dẫn đến ăn nhiều calo hơn mức chúng ta cần, và do đó gây ra tình trạng thừa cân hoặc béo phì.

Tất cả những điều này có ý nghĩa gì khi chúng ta đang bị căng thẳng vì lo lắng COVID-19?

Căng thẳng cấp tính có thể vừa có ích vừa có hại cho cơ thể chúng ta. Có ích vì nó buộc chúng ta phải cảnh giác trong việc bảo vệ bản thân và những người thân yêu. Có hại vì nó làm tăng huyết áp và tăng nhịp tim, và đối với những người có tiền sử bệnh tim mạch, điều này có thể gây ra cơn đau tim hoặc đột quỵ.

Tuy nhiên, điều đáng quan tâm hơn là tình trạng căng thẳng kéo dài, và rất nhiều người đang phải trải qua loại căng thẳng này ở thời điểm bấp bênh như hiện nay. Ở trạng thái này, cơ thể liên tục được kích hoạt, dẫn đến tăng huyết áp và tăng cân, đó là những yếu tố gây ra bệnh tim mạch. Ngoài ra, cortisol được chứng minh là làm giảm việc sản xuất các tế bào bảo vệ hệ miễn dịch của chúng ta được gọi là tế bào lympho. Trong giai đoạn cấp tính, chúng ta thực sự có thể thấy sự gia tăng của các tế bào này. Nhưng khi chuyển sang trạng thái căng thẳng kéo dài hơn, việc giải phóng cortisol dẫn đến việc chúng ta giảm tế bào lympho khiến cơ thể chúng ta chống lây nhiễm không hiệu quả.

Vượt qua phản ứng căng thẳng

Cách chúng ta nhìn nhận về mối đe dọa là thứ tạo ra một tầng phản ứng gọi là phản ứng căng thẳng. Phản ứng đó có tính tự nhiên NẾU có một mối đe dọa thực sự VÀ nếu phản ứng chỉ diễn ra trong ngắn hạn. Tuy nhiên, sức khỏe của chúng ta có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng căng thẳng nếu không được kiểm soát tốt.

Một số biện pháp sau đây có thể giúp bạn giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe của mình.

1. Nghỉ ngơi – Trước hết, hãy ngủ đủ giấc! Ngủ đủ giấc là vô cùng hữu ích trong việc làm dịu phản ứng căng thẳng.

2. Các kỹ thuật thư giãn - Hít thở sâu - được thực hiện thông qua các bài tập thiền hoặc tập yoga – hãy thở chậm, thở sâu!

3. Thư giãn - Tiếp tục duy trì cuộc sống năng động trong quá trình cách ly xã hội - đi bộ hoặc đọc sách (điều bạn thích làm). Dành thời gian làm điều gì đó bạn thích có liên quan đến một số hình thức hoạt động (tinh thần hoặc thể chất) sẽ hữu ích!

4. Mối quan hệ - Duy trì kết nối với mọi người là rất quan trọng. Chúng ta luôn cần cộng đồng. Chúng ta có thể giữ khoảng cách về mặt vật lý nhưng không có nghĩa là chúng ta không mất kết nối với người khác. Các cuộc gọi điện thoại hoặc gọi video có thể là một cách tuyệt vời để duy trì kết nối với mọi người.

5. Duy trì thói quen – Giữa thời điểm có nhiều thay đổi, không nên có thêm những thay đổi không cần thiết. Hãy nhất quán. Khi làm việc ở nhà, hãy thức dậy đúng giờ, dành một nơi riêng biệt để làm việc và làm việc như bình thường.

6. Nhìn nhận lại - Đánh giá lại sự căng thẳng để nó không còn được xem là mối đe dọa. Bạn có thể cần sự giúp đỡ của một huấn luyện viên để xác định xem tại sao một vấn đề nào đó được xem là mối đe dọa và đưa câu chuyện đó vào một bối cảnh hữu ích.

Tại Herbalife Nutrition, chúng tôi có một triết lý dinh dưỡng toàn cầu nhấn mạnh tầm quan trọng của giải pháp toàn diện đối với sức khỏe cũng như phải luôn kiên định trong quá trình thực hiện. Kiểm soát căng thẳng của bạn có ý nghĩa rất quan trọng. Chúng tôi cũng tin vào sức mạnh của cộng đồng và tầm quan trọng của một huấn luyện viên trong việc giúp bạn trên hành trình sống khỏe hơn mỗi ngày.