Chữa đau lưng tuyệt nhất với các loại cỏ cây trong vườn

Với cái lưng thường xuyên ê ẩm và đau nhức, thì những bài thuốc dân gian truyền lại từ cỏ cây trong vườn luôn rất hiệu nghiệm.
Ảnh minh họa: Internet

1. Ngải cứu

Thành phần của ngải cứu có tinh dầu cineol, dehydro matricaria este, tricosanol, archly… Công dụng của chúng là chữa đau dây thần kinh, thấp khớp, đau bụng, khí hư, băng huyết…

Cách dùng: Muốn chữa đau lưng, bạn dùng ngải cứu rửa sạch, xào với dấm. Trải lá chuối tươi xuống giường, đặt ngải cứu đã xào lên. Sau đó nằm ngửa, đặt lưng vào ngài cứu. Hoặc có thể nằm sấp, đắp ngải cứu xào lên thắt lưng.

Lưu ý: Tránh dùng bài thuốc này triền miên, dài ngày. Những người nhiệt âm hư, cao huyết áp, thai sản thì không nên dùng.

2. Gừng tươi

Sách Đông y nói gừng làm ấm thận, hoạt huyết, ích khí giúp người ta hồng hào, trẻ lâu. Y học hiện đại nghiên cứu thì nói chất cay trong gừng chống được quá trình ôxy hóa, gây tên.

Cách dùng: dùng 20g gừng sống, 15g hành củ giã nát cho vào 30g bột mì. Sau đó xào nóng, đắp vào chỗ đau, dùng băng vải cố định lại. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

3. Ớt cay

Ớt là vị thuốc Nam nổi tiếng trị đau, tránh hàn. Y học hiện đại thì phân tích thấy trong ớt có chất capsicain có tác dụng kích thích não bộ tiết ra endorphin có khả năng gây tê giảm đau. Bạn có thể dùng lá ớt hoặc quả ớt để trị chứng đau lưng.

Cách dùng:

- 15 quả ớt chín, lá đu đủ 3 lá, rễ chỉ thiên 80g mang giã nhỏ, ngâm cồn theo tỷ lệ 1/2, dùng để xoa bóp thắt lưng.

- Hoặc lá ớt cay 50g rửa sạch, giã nát, xào nóng rồi cho thêm chút rượu, bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau khi thuốc còn nóng. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Khi thuốc nguội có thể xào lại 1-2 lần.

4. Lá bông sứ

Hay còn gọi cây đại, cây Chăm-pa. Theo sách Đông y, lá cây bông sứ có tác dụng hành huyết, tiêu viêm, giảm đau. Do đó nếu có triệu chứng đau lưng do tuổi tác thì đắp lá sứ trong 2-3 ngày sẽ hết bệnh.

Cách dùng: Lá bông sứ rửa sạch, giã nhỏ, trộn với một ít muối tinh. Đắp hỗn hợp này quanh thắt lưng. Dùng lá lành đã hơ lửa giữ chặt phần lá giã nhuyễn rồi lấy băng vải dính chúng vào lưng.

5. Rễ đinh lăng

Y học cổ truyền xếp rễ đinh lăng vào dạng ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bổ khí huyết. Y học hiện đại phân tích thì đinh lăng có thành phần glucozit; alcalot; saponin triterpen; 13 loại axit amin như lyzin, xystein, methionin; vitamin B1…

Viện Y học quân sự Việt Nam từng nghiên cứu và chỉ ra đinh lăng có tính chất của nhân sâm. Dùng rễ, thân, cành đinh lăng có thể chữa được đau lưng mỏi gối và cả tê thấp. Rễ đinh lăng nên lấy từ những cây đã 4-5 tuổi trở lên, rửa sạch rồi phơi khô. Phần rễ nhỏ lua tua thì để cả, còn phần rễ sát thân cây thì chỉ nên lấy vỏ ngoài. Khi phơi nên tránh ánh nắng to, thái nhỏ các phần rễ, thân, cành, phơi ở chỗ râm mát để giữ hương vị.

Cách dùng: Dùng 20-30g đinh lăng, sắc lấy nước uống 3 lần/ngày. Có thể kết hợp thêm với rễ cúc tần, cây xấu hổ, cam thảo.

Lưu ý: khi dùng rễ đinh lăng không nên quá nhiều vì có thể gây say, người mệt mỏi.

Theo Theo SKGĐ