Trong khi nhiều bạn bè "vật vã" để tìm được một vị trí tại các công ty, tập đoàn lớn, Jeong Kang-seok lại chọn cho mình một lối đi khác sau khi tốt nghiệp đại học.
Thay vì "rải" CV khắp nơi, chàng trai 25 tuổi từ bỏ phố thị xô bồ, về quê lập nghiệp với trang trại.
“Điều tôi thích nhất ở vùng nông thôn là có thể thoát khỏi sự ồn ào của thành phố. Nếu làm việc chăm chỉ, tôi nghĩ mình có thể có cuộc sống ổn định”, Kang-seok nói.
Hiện anh trồng dưa hấu tại một thị trấn nhỏ ở huyện Gurye, tỉnh Jeolla Nam, Hàn Quốc.
Tốt nghiệp năm 2017, Kang-seok bắt đầu làm trang trại một năm sau đó. Dù chưa có nhiều lợi nhuận, anh tạm hài lòng với công việc và còn lấy tên mình đặt cho loại dưa đem bán ra thị trường.
“Cha tôi là một nông dân, ông không muốn con trai tiếp tục theo nghề này vì vất vả. Tuy vậy, ông đã ủng hộ quyết định của tôi khi nhận ra tôi đang chân thành theo đuổi giấc mơ của mình”, anh chia sẻ.
Thời gian gần đây, những người trẻ từ bỏ cuộc sống cạnh tranh ở thành phố để về quê lập nghiệp như Jeong Kang-seok không hiếm.
Zing.vn trích dịch bài viết trên Yonhap về xu hướng rời đô thị, về quê làm kinh tế của một bộ phận người trẻ xứ kim chi.
Nhận được nhiều hỗ trợ
Thay vì "rải" CV khắp nơi, chàng trai 25 tuổi từ bỏ phố thị xô bồ, về quê lập nghiệp với trang trại.
“Điều tôi thích nhất ở vùng nông thôn là có thể thoát khỏi sự ồn ào của thành phố. Nếu làm việc chăm chỉ, tôi nghĩ mình có thể có cuộc sống ổn định”, Kang-seok nói.
Hiện anh trồng dưa hấu tại một thị trấn nhỏ ở huyện Gurye, tỉnh Jeolla Nam, Hàn Quốc.
Tốt nghiệp năm 2017, Kang-seok bắt đầu làm trang trại một năm sau đó. Dù chưa có nhiều lợi nhuận, anh tạm hài lòng với công việc và còn lấy tên mình đặt cho loại dưa đem bán ra thị trường.
“Cha tôi là một nông dân, ông không muốn con trai tiếp tục theo nghề này vì vất vả. Tuy vậy, ông đã ủng hộ quyết định của tôi khi nhận ra tôi đang chân thành theo đuổi giấc mơ của mình”, anh chia sẻ.
Thời gian gần đây, những người trẻ từ bỏ cuộc sống cạnh tranh ở thành phố để về quê lập nghiệp như Jeong Kang-seok không hiếm.
Zing.vn trích dịch bài viết trên Yonhap về xu hướng rời đô thị, về quê làm kinh tế của một bộ phận người trẻ xứ kim chi.
Nhận được nhiều hỗ trợ
Tại Hàn Quốc, các công việc liên quan đến nông nghiệp được xem là đem lại ít lợi nhuận và được trả lương thấp, phần lớn bắt nguồn từ việc ngành này phải chịu nhiều rủi ro, từ thời tiết đến giá cả thị trường biến động.
Vì sự bấp bênh này, nhiều người trẻ ở nông thôn tìm đến các thành phố lớn để kiếm việc ổn định. Tuy nhiên, xu hướng này đang dần đảo chiều, khi ngày càng có nhiều người trẻ trong độ tuổi 20-30 tìm về nông thôn lập nghiệp.
Vì sự bấp bênh này, nhiều người trẻ ở nông thôn tìm đến các thành phố lớn để kiếm việc ổn định. Tuy nhiên, xu hướng này đang dần đảo chiều, khi ngày càng có nhiều người trẻ trong độ tuổi 20-30 tìm về nông thôn lập nghiệp.
Ở Hàn Quốc, những người trẻ như Kang-seok được coi là tương lai của ngành nông nghiệp trong bối cảnh dân số già hóa nhanh chóng ở khu vực nông thôn. Những người như anh cũng được chính phủ hỗ trợ, tạo điều kiện để theo đuổi các ý tưởng nông nghiệp của mình.
Hiện, chính phủ Hàn Quốc cho các nông dân trẻ đủ điều kiện, từ 18 đến 40 tuổi số tiền trợ cấp lên đến một triệu won (khoảng 850 USD) mỗi tháng trong 3 năm đầu định cư.
Bên cạnh đó, những người mới vào nghề có thể được hỗ trợ trong việc thuê đất nông nghiệp và tham gia các khóa đào tạo tại chỗ.
Với 8 trung tâm hỗ trợ trên cả nước điều hành bởi Bộ Nông nghiệp, công dân ở mọi lứa tuổi, nhất là thanh niên, có thể tới sống thử ở quê và làm nông trong một năm, từ việc trồng trọt đến làm trang trại. Người thuê nhà chỉ phải trả tiền điện nước, các chi phí khác được nhà nước chi trả.
Trong số này, có nhiều chương trình không chỉ giúp những người bắt đầu làm nông nghiệp mà còn cam kết hỗ trợ về lâu dài.
Không nhất thiết phải ‘cầm cuốc, trồng rau’
Kim Mi-seon (34 tuổi) hiện là giám đốc điều hành một công ty sản xuất bột đậu và rau mầm ở huyện Gurye, tỉnh Jeolla Nam. Cô là một ví dụ điển hình cho xu hướng người trẻ khởi nghiệp với nông sản tại Hàn Quốc.
“Cha mẹ tôi thường nói: ‘Nếu con không có khiếu học tập, hãy làm việc gì đó mà bản thân yêu thích’. Và tôi đã làm theo lời họ”, Mi-seon nhớ lại. Lần đầu tiên cô kinh doanh là tự làm bột đậu nành và bán cho hàng xóm.
“Cha mẹ tôi thường nói: ‘Nếu con không có khiếu học tập, hãy làm việc gì đó mà bản thân yêu thích’. Và tôi đã làm theo lời họ”, Mi-seon nhớ lại. Lần đầu tiên cô kinh doanh là tự làm bột đậu nành và bán cho hàng xóm.
Jirisan Piagol Food - công ty của Mi-seon - xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài lần đầu năm 2015, đích đến là Mỹ và một số nước khác. Năm 2018, công ty đạt doanh thu hơn 700 triệu won.
“Khi tôi khởi nghiệp vào năm 2011, mọi người thực sự lo lắng cho tôi. Họ nói rằng đã có quá nhiều công ty sản xuất bột đậu nành và việc một đứa con gái trong độ tuổi 20 dấn thân vào ngành này là quá mạo hiểm. Tuy nhiên, tôi chứng minh là họ đã lầm”, nữ doanh nhân nói.
Hiện Mi-seon ấp ủ kế hoạch mở rộng quy mô doanh nghiệp để có thể giúp thu mua nhiều nông sản địa phương hơn.
“Khi những doanh nhân trẻ và nông dân lớn tuổi hợp tác, nhiều cơ hội mới sẽ mở ra”, cô hào hứng.
Đam mê là chưa đủ
“Khi tôi khởi nghiệp vào năm 2011, mọi người thực sự lo lắng cho tôi. Họ nói rằng đã có quá nhiều công ty sản xuất bột đậu nành và việc một đứa con gái trong độ tuổi 20 dấn thân vào ngành này là quá mạo hiểm. Tuy nhiên, tôi chứng minh là họ đã lầm”, nữ doanh nhân nói.
Hiện Mi-seon ấp ủ kế hoạch mở rộng quy mô doanh nghiệp để có thể giúp thu mua nhiều nông sản địa phương hơn.
“Khi những doanh nhân trẻ và nông dân lớn tuổi hợp tác, nhiều cơ hội mới sẽ mở ra”, cô hào hứng.
Đam mê là chưa đủ
Oh Choun-ho, một doanh nhân ở Hadong, tỉnh Nam Gyeongsang cũng nhận định điều quan trọng là phải cùng hợp tác với cộng đồng địa phương để phát triển doanh nghiệp bền vững.
Nam doanh nhân trong độ tuổi 30 đang điều hành Ecomom Meal - doanh nghiệp chuyên sản xuất các loại thức ăn trẻ em và nhiều loại thực phẩm khác, sử dụng nông sản tại địa phương.
Trước khi khởi nghiệp với 100 triệu won, Choun-ho từng kinh doanh bán lẻ và thậm chí có sự nghiệp ổn định với một nhà hàng ở thủ đô Seoul.
“Khi nói đến nông nghiệp, mọi người có xu hướng nghĩ về những thứ ‘cũ và lỗi thời’. Tôi muốn thay đổi quan niệm đó và thể hiện cho mọi người thấy rằng ngành nông nghiệp cũng có thể trở thành xu hướng", anh nói.
Công ty của Choun-ho đã kiếm được 360 triệu won trong năm 2013 và dự kiến doanh thu đạt 15 tỷ won trong năm nay. Anh hy vọng công ty có thể xuất hiện trên sàn giao dịch chứng khoán trong thời gian tới.
Nam doanh nhân trong độ tuổi 30 đang điều hành Ecomom Meal - doanh nghiệp chuyên sản xuất các loại thức ăn trẻ em và nhiều loại thực phẩm khác, sử dụng nông sản tại địa phương.
Trước khi khởi nghiệp với 100 triệu won, Choun-ho từng kinh doanh bán lẻ và thậm chí có sự nghiệp ổn định với một nhà hàng ở thủ đô Seoul.
“Khi nói đến nông nghiệp, mọi người có xu hướng nghĩ về những thứ ‘cũ và lỗi thời’. Tôi muốn thay đổi quan niệm đó và thể hiện cho mọi người thấy rằng ngành nông nghiệp cũng có thể trở thành xu hướng", anh nói.
Công ty của Choun-ho đã kiếm được 360 triệu won trong năm 2013 và dự kiến doanh thu đạt 15 tỷ won trong năm nay. Anh hy vọng công ty có thể xuất hiện trên sàn giao dịch chứng khoán trong thời gian tới.
“Không phải ai cũng thu được lợi nhuận lớn hoặc trở nên thành công. Mỗi người trước hết nên dành thời gian để tìm hiểu những loại cây trồng hoặc loại hình doanh nghiệp phù hợp với mình”, anh nói.
Dù vậy, với những người trẻ xứ kim chi có ước mơ và nhiệt huyết, làm nông nghiệp vẫn là một ý tưởng không tồi.
“Ngày trước, mọi người thường nghĩ những người phải về quê sống là thất bại, không có ước mơ nhưng tôi thấy vui vì quan niệm này dần thay đổi trong những năm qua. Có rất nhiều cơ hội ở đây. Hy vọng rằng ngày càng có thêm nhiều người trẻ tham gia thử sức”, Mi-seon chia sẻ.
Theo Theo Zing