Đây sẽ là cuộc thử nghiệm lần thứ bảy của Sở cảnh sát London kể từ năm 2016.
Phía cảnh sát cho biết họ không có ý định giấu diếm các thử nghiệm diễn ra vào ngày 17 và 18/12 và các máy quét sẽ được thiết lập một cách công khai, đồng thời cho biết thêm, những ai từ chối việc quét nhận dạng cũng sẽ không bị coi là những kẻ tình nghi.
Các thử nghiệm hiện tại chỉ được tiến hành gần Soho, quảng trường Leicester và rạp xiếc Piccadilly. Ba thử nghiệm khác đã được lên kế hoạch nhưng chưa có lịch trình tiến hành cụ thể.
Tổ chức phi lợi nhuận đấu tranh vì quyền riêng tư Big Brother Watch đã gọi công nghệ này là “độc đoán, nguy hiểm và vô luật pháp”.
Trong một tuyên bố, tổ chức này cũng cho rằng, việc giám sát những người vô tội ở nơi công cộng là vi phạm các quyền cơ bản đối với quyền riêng tư, quyền tự do ngôn luận và hội họp.
Đầu năm nay, tổ chức này cũng đã tiến hành một cuộc điều tra và phát hiện ra rằng công nghệ này đã nhận dạng nhầm khá nhiều người vô tội thành những kẻ tình nghi.
Ở Mỹ, các nhóm dân quyền khác nhau cũng đã kêu gọi ban hành các điều luật và quy định nghiêm ngặt đối với việc sử dụng công nghệ khi những máy quét đã bắt đầu xuất hiện tại các sân bay.
Trung Quốc là nơi có hơn 200 triệu camera giám sát được lắp đặt và sử dụng trong việc nhận dạng khuôn mặt để bắt tội phạm và những người sang đường không đúng nơi qui định.