Bí mật sức mạnh hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ

TPO - Người ta nói rất nhiều về hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ, nhất là khi xảy ra các cuộc khủng hoảng tại Iran hay Triều Tiên...Nga và Trung Quốc cũng luôn bất an về hệ thống này.

Bí mật sức mạnh hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ

> 'Sát thủ' diệt hạm và rada - tên lửa KH-31 Việt Nam

> Mỹ điều chiến hạm sẵn sàng bắn hạ tên lửa Triều Tiên 

TPO - Người ta nói rất nhiều về hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ, nhất là khi xảy ra các cuộc khủng hoảng tại Iran hay Triều Tiên...Nga và Trung Quốc cũng luôn bất an về hệ thống này.

Hệ thống phòng thủ tên lửa NMD được hình thành bởi Cơ quan Quốc phòng quốc gia Hoa kỳ và được điều hành bởi cơ quan phòng thủ tên lửa (Missile Defense Agency) (MDA) của Mỹ. NMD còn gọi là GMD (Ground-based midcourse interseptor).

 

Hệ thống đánh chặn tên lửa trên mặt đất, Theo cấu hình, hệ thống đánh chặn tên lửa có căn cứ trên mặt đất là hệ thống bệ phóng tên lửa cố định, các tên lửa phòng không có nhiệm vụ đánh chặn các tên lửa đạn đạo trong vũ trụ. Các bệ phóng tên lửa được lắp đặt trong các hầm ngầm, khi phóng đạn, tên lửa đẩy đạt vận tốc 10 km/s mang theo đầu đạn nặng 64 kg có khả năng cơ động rất cao và tấn công theo phương pháp sử dụng động năng va chạm "Kamikaze". Đầu đạn có nhiệm vụ tiêu diệt các tên lửa đạn đạo khi tên lửa bay ở giai đoạn giữa của quỹ đạo tên lửa.

 

Hệ thống phòng thủ tên lửa bao gồm có các thành phần cơ bản như sau:

GBI (Ground-based interseptor) Thiết bị bay và đầu đạn đánh chặn (Interceptor) - "Raytheon". Tên lửa đẩy mang thiết bị bay đánh chặn và đầu đạn đánh chặn bằng va chạm, được phóng lên từ những hầm phóng dưới mặt đất (Hệ thống GBI) - "Peace Sayent".
Trung tâm chỉ huy, điều hành tác chiến, kiểm soát phóng đạn và liên kết phối hơp (BMC3), bao gồm có hệ thống BMC2 và hệ thống liên kết truyền thống đầu đạn đánh chặn (IFCS). "Northrop Grumman". Radar mặt đất - X-Band Radars (XBRs) "Raytheon"
Radar cảnh báo sớm bao gồm cả các radar trên các tầu trinh sát, cảnh giới (UEWR) "Pawe Paws" - "Raytheon". Hệ thống cung cấp thông tin tình báo trên các vệ tinh trinh sát quân sự (SBIRS) - "Raytheon"

Có thể nhận thấy rằng, thành phần cơ bản của tổ hợp GMD trên đất liền là các radars tiền tiêu cố định hoặc cơ động trên biển.

  Radar di động thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ

Một trong những radars trinh sát tầm xa đã được đưa vào biên chế trong lực lượng phòng thủ vũ trụ lá chắn tên lửa trên biển.

Có khả năng rà quét và trinh sát ở tầm xa đến 2000 km, tổ hợp radars tầm xa có khả năng triển khai nhanh khi có nguy cơ tên lửa đạn đạo. Đến tháng 6 năm 2009, tổ hợp radars trinh sát tầm xa được triển khai trên các hòn đảo của Aleutian ở Alaska nhằm kiểm soát các khu vực của Trung Quốc và Triều Tiên. Vào tháng 6/2009 tổ hợp được điều chuyển đến quần đảo Hawai, như một phương thức nhằm kiểm soát các hoạt động thử tên lửa của Bắc Triều Tiên.

Thành phần quan trọng thứ hai của hệ thống NMD trên đất liền là các radars cảnh báo sớm.

Hệ thống tập hợp các radars cảnh báo sớm có nhiệm vụ phát hiện ra tên lửa đạn đạo khi tên lửa đi vào giai đoạn tiếp cận khu vực mục tiêu, trong trường hợp các radars trinh sát tầm xa không phát hiện được mục tiêu..

Thành phần thứ ba đóng vai trò chủ chốt trong công tác tình báo là Hệ thống các vệ tinh trinh sát quân sự (SBIRS) bằng hồng ngoại, ảnh nhiệt và quang học.

Khi các radars đã phát hiện và khóa mục tiêu, trung tâm chỉ huy đánh chặn ra lệnh phóng tên lửa. Tên lửa phòng thủ được phóng lên với vận tốc lên đến 10km/s mang theo thiết bị đánh chặn nặng 64kg, thiết bị đầu đạn sẽ bám tên lửa đạn đạo và lao thẳng vào tên lửa, tạo ra một vụ va chạm mạnh và tiêu diệt tên lửa. Thiết bị có hệ thống điều khiển đạo hàng quán tính, thiết bị bị ảnh hưởng rất ít bởi nhiễu điện từ trường và có thể thực hiện nhiệm vụ lựa chọn mục tiêu (mỗi thiết bị đánh chặn một tên lửa). Động năng khi va chạm của thiết bị vượt quá 50 MJ. Hoàn toàn đủ để phá hủy đầu đạn hạt nhân, hoặc loại ra khỏi vòng chiến đấu.

Đầu đạn đánh chặn GBI.
Cấu trúc hệ thống GMD.
 

Hệ thống được triển khai vào năm 2000, mặc dù vẫn còn những vấn đề chưa được giải quyết, khi thử nghiệm, hiệu quả đánh trúng mục tiêu không vượt quá 53%. Cũng cần phải tính đến các tình huống khi thử nghiệm, phần lớn các trường hợp không đánh chặn được là do các phương tiện bay - mục tiêu không đi đúng quỹ đạo dự kiến (có nghĩa là bay qua mà không gây nguy hiểm), nếu loại trừ các trường hợp này, hiệu quả tác chiến tăng lên thêm 17% hoàn toàn phù hợp với những mục tiêu mà hệ thống có nhiệm vụ tiêu diệt. Hệ thống cho hiệu quả rất thấp khi chống lại các tên lửa đạn đạo mang nhiều đầu đạn (ngoại trừ trường hợp đánh chặn ngay khi tên lửa đạn đạo trong giai đoạn đầu tiên (giai đoạn tên lửa bay lên độ cao cần thiết), nhưng các tên lửa mang nhiều đầu đạn hạt nhân chỉ có ở rất ít các nước (Liên bang Nga) do đó, điều này có thể loại bỏ.

Hiện nay, Mỹ đã triển khai hai căn cứ đánh chặn trên mặt đất gồm: Fort Greely, Alaska và California. Dự kiến triển khai căn cứ thứ ba tại Ba lan, nhưng do phản ứng dữ dội từ phía Nga, do đó Mỹ buộc phải từ bỏ ý định này.

ABM (Aegis Ballistic Missile Defense System) hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo phi chiến lược - Aegi:

  Tàu khu trục lớp Aegis mang tên lửa đánh chặn

Aegis system – Chương trình đánh chặn tên lửa đạn đạo do lực lượng Hải quân Mỹ phát triển trên đại dương. Chương trình trong mọi điều kiện chính trị đang phát triển ở thời điểm thuận lợi nhất và có lẽ là “rẻ nhất” bởi vì cấu hình cơ bản của hệ thống đã có sẵn các thành phần như radars Aegis, tên lửa "Standard". Thành phần mới nhất chỉ là thiết bị đánh chặn có khối lượng nhỏ hơn, được lắp đặt trong các tên lửa đẩy này.

Thiết bị đánh chặn hạng nhẹ trên tên lửa SM-3.
 

Chương trình được triển khai vào năm 1965, khi lực lượng Hải quân lần đầu tiên thử nghiệm sử dụng tên lửa phòng không lớp "Corporal" và "Redstone." Thử nghiệm được tiến hành, cơ bản chỉ là thử nghiệm với mục đích chung, không có những quan điểm dự kiến ứng dụng trong thực tiễn đánh chặn.

Sự phát triển được thực sự tiến hành vào năm 1991, khi trong khuôn khổ của chương trình phát triển vũ khí phòng không đã chế tạo ra máy bay tiêm kích khối lượng nhẹ ngoài khí quyển. Thiết bị bay này được chế tạo như một máy bay tiêm kích thu nhỏ, tấn công phá hủy mục tiêu bằng phương thức động năng va chạm.

Thực tế đã chứng minh rằng đây là phương thức hiệu quả nhất. Mảnh vỡ của đầu đạn có khối nổ không đủ năng lực tạo ra sự hủy diệt tên lửa, vốn được thiết kế khá chắc chắn, nhưng một cú va chạm của một thiết bị bay hạng nhẹ có tốc độ từ 2 - 10 km/s hoàn toàn có khả năng biến một đầu đạn tên lửa thành một đám mây mảnh vụn.

Phát triển hệ thống đánh chặn được bắt đầu từ năm 2003. Cơ sở căn bản là tên lửa ba tầng đẩy SM-3, bán kính hoạt động là 500 km với tầm cao tiêu diệt mục tiêu đến độ cao 160 km. Tên lửa có khả năng đẩy thiết bị đánh chặn đến tốc độ 2,5km/s, hoàn toàn đủ để đánh chặn mọi tên lửa đạn đạo.

Giá trị cao nhất của tên lửa là hệ thống radars dẫn đường và chỉ thị mục tiêu thông thường AEGIS có thể lắp đặt trên các chiến hạm không cần có những thiết kế lại cấu trúc thân tầu. Chương trình được đánh giá là một trong những phát triển quân sự thành công nhất, tất cả những yêu cầu kỹ chiến thuật đặt ra đều được đáp ứng đầy đủ, điều này đã được minh chứng trong rất nhiều lần diễn tập hỏa lực và đã có một lần phóng thành công “gần với điều kiện chiến trường” khi bắn hạ một vệ tinh không điều khiển.

Trong giai đoạn hiện nay, các tên lửa đánh chặn được trang bị cho 3 tầu tuần dương lớp "Ticonderoga" và 12 tầu khu trục lớp"Arleigh Burke". Năm 2010 Chính phủ Mỹ quyết định lắp đặt cho tất cả các tầu tuần dương lớp "Ticonderoga" các hệ thống tên lửa đánh chặn này. Dự kiến sau năm 2010 sẽ có tới 21 tầu được trang bị hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo, năm 2012 có 27 tầu và đến năm 2015 sẽ có 38 tầu tuần dương, khu trục được trang bị tên lửa đánh chặn lớp AEGIS.

 

THAAD (Hệ thống tên lửa đánh chặn giai đoạn cuối -Therminal High-Altitude Area Defense) – hay còn gọi là hệ thống phòng thủ tên lửa chiến trường được phát triển bởi lực lượng bộ binh - lục quân với mục đích đánh chặn các đầu đạn tên lửa bay ở giai đoạn cuối của quỹ đạo đường đạn. Được phát triển từ năm 1987, hệ thống phòng thủ tên lửa chiến trường được đưa vào biên chế sẵn sàng chiến đấu vào năm 2008.

Hệ thống THAAD là hệ thống tên lửa tác chiến cơ động, được lắp đặt trên các xe chuyên dụng siêu trường, siêu trọng của lục quân. Hệ thống tên lửa có thể tiêu diệt mục tiêu trong bán kính 200 km và độ cao tối đa 150 km.

Hệ thống THAAD có độ tin cậy rất cao, trong thử nghiệm của những năm đưa vào biên chế, tính từ năm 2000 đã tiến hành 12 lần phóng đạn, chỉ có 2 lần đánh trượt mục tiêu do vật bay – mục tiêu không chuẩn. Bản thân đối với tên lửa không có khiếu nại và nhận xét xấu nào, cho đến hiện nay vẫn được coi là tổ hợp có hiệu quả nhất của hệ thống phòng thủ tên lửa chiến trường.

Trong giai đoạn ngày nay, Mỹ đang thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động chế tạo mới và hoàn thiện hệ thống phòng thủ tên lửa cấp chiến lược – với sự gia tăng ứng dụng các công nghệ hiện đại và siêu hiên đại - lực lượng phòng thủ tên lửa – phòng thủ vũ trụ đã mang những tính chất mới.

Không ngừng phát triển và hoàn thiện lực lượng và vũ khí trang bị tấn công cấp chiến lược, đồng thời, các thế lực chính trị nước Mỹ đã ra những quyết định chính trị liên quan đến không gian vũ trụ, cho phép nước Mỹ, trước hết là lực lượng chính trị, quân sự tiến hành định hướng các hoạt động chiến lược nhằm chiếm được ưu thế tuyệt đối về kỹ thuật quân sự trong lĩnh vực chiến dịch – chiến lược trước mọi kẻ thù tiềm năng hoặc các đồng minh của kẻ thù.


Lực lượng phòng thủ chiến lược, bao gồm binh lực và phương tiện cảnh báo sớm về đòn tấn công tên lửa hạt nhân (SPRYAU), binh lực và phượng tiện phòng thủ vũ trụ (FFP), kiểm soát không gian vũ trụ (SKKP), binh lực và phương tiện phòng thủ tên lửa, lực lượng phòng không của toàn bộ vùng Bắc Mỹ, trên thực tế đã được gắn kết và liên kết phối hợp trở thành một hệ thống Phòng không và Phòng thủ vũ trụ EKR.
Trong khoảng giữa những năm 1980, trong tài liệu “Huyền thoại và thực tế” (cùng với sự tiếp nhận chương trình SDI) của Mỹ có tuyên bố: “Sự phát triển của lực lượng vũ trang Mỹ trên thực tế cần hướng tới không chỉ là chạy đua với Liên bang Xô Viết trong số lượng và chất lượng các đơn vị tăng thiết giáp và bộ binh cơ giới để tiến hành các trận đánh trên đất liền, mà sử dụng tất cả tiềm năng của nền công nghiệp Mỹ và tiềm năng công nghệ hiện đại để chế tạo các loại vũ khí có độ chính xác cao được bố trí trên các phương tiện mang trên biển và trên không với ý nghĩa thực tế là các loại vũ khí trên vũ trụ, các phương tiện có người lái và không có người lái trên không, các tổ hợp robot trinh sát – công kích, đồng thời là các hệ thống điều hành tác chiến trên toàn cầu, các trang thiết bị, vũ khí chiến trường có thể tấn công ồ ạt với số lượng lớn bằng các xung điện từ trường và hỏa lực, đòn đánh có tính quyết định ngay từ đợt tấn công đầu tiên và cuối cùng, dành thắng lợi và giải quyết chiến trường , kết thúc chiến tranh mà không cần phải đổ bộ lực lượng lên lãnh thổ đối phương.


Đánh giá tình hình chính trị quân sự trong những năm gần đây, phát biểu về những vấn đề chính trị và an ninh trong Hội nghị quốc tế tại Munich, 10 Tháng 2 năm 2007. Vladimir Putin đã nhấn mạnh “ … Chúng tôi thấy được càng ngày càng có những hành động bỏ qua những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Hơn thế nữa, một số các tiêu chí hoặc theo thực tế hầu như toàn bộ hệ thống pháp luật của một quốc gia, mà trước nhất là nước Mỹ đã vượt qua những giới hạn vốn có của một quốc gia trong tất cả mọi lĩnh vực của quốc tế…
Vị trí địa lý của Hoa Kỳ đã cho thấy, mọi nguy cơ chính đe dọa tiềm lực kinh tế và quân sự của Mỹ chỉ có thể bắt đầu từ những phương tiện chiến tranh, hoạt động trên không trung và vũ trụ. Có thể thấy rằng nước Mỹ không có đường biên giới với những nước mà ở đó có một lực lượng lục quân lớn, nước Mỹ có một lực lượng Hải quân mạnh nhất thế giới, do đó, nguy cơ bị tấn công bằng đổ bộ đường biển hoàn toàn không có khả năng. Xây dựng một vùng đệm từ những nước ở Đông Âu và bố trí các căn cứ quân sự tiền tiêu của khối NATO trên lãnh thổ các nước đó, nguy cơ bị tấn công đã được đẩy lên đến tầng không gian vũ trụ. Đồng thời, tiềm lực quân sự và kinh tế của các nước châu Âu tập trung chủ yếu ở phía Tây, do đó, nhiệm vụ bảo vệ tiềm lực kinh tế - quân sự của các nước Tây Âu trong trường hợp xảy ra xung đột sẽ là nhiệm vụ quan trong bậc nhất hiện nay.

Trên quan điểm thống trị không gian, xây dựng hệ thống phòng không – phòng thủ vũ trụ của Mỹ và các nước đồng minh được nhìn nhận như là một nội dung cơ bản trong các nội dung nhằm đạt được ưu thế chiến lược trên toàn cầu. Trong định hướng chiến lược này, bộ máy lãnh đạo quân sự, chính trị của Mỹ nhìn nhận hệ thống phòng thủ vũ trụ, phòng thủ tên lửa và phòng không (Aerospace Defence- ASD) sẽ là một hệ thống đồng bộ thống nhất về kỹ thuật và một định hướng chiến lược thống nhất cho những người đặt hàng (các lực lượng phòng thủ) và những nhà phát triển vũ khí trang bị.
Khi xây dựng hệ thống phòng thủ không gian khu vực Bắc Mỹ và Phía Tây Âu trong giai đoạn hiện đại hóa công nghệ, đồng bộ hóa thành một hệ thống thống nhất. Hệ thống sẽ tích hợp và liên kết trao đổi thông tin trinh sát tình báo và các hệ thống cấp thấp hơn, nhất thể hóa hệ thống điều hành tác chiến, liên kết phối hợp các phương tiện, vũ khí trang bị của các quân binh chủng trong các lực lượng vũ trang các nước.

Một điều hiển nhiên là giải quyết sứ mệnh phòng thủ vũ trụ hoàn toàn không thể thực hiện được nếu không xây dựng một hệ thống phòng thủ vũ trụ rộng khắp, đồng bộ thống nhất từ các hệ thống phòng thủ cấp thấp hơn. Như vậy, một trong những nhiệm vụ trung tâm để đạt được ưu thế chiến dịch – chiến lược trong không gian cũng như ưu thế tuyệt đối trong công nghệ quân sự, theo những tuyên bố và hành động của bộ máy lãnh đạo chính trị quân sự nước Mỹ, là xây dựng một hệ thống phòng thủ vũ trụ nhiều tầng, nhiều lớp, cơ quan phòng thủ không gian Aerospace Defence và phòng thủ tên lửa Missile Defense Agency xây dựng mô hình phòng thủ thành 3 tuyến phòng thủ với các thành phần lực lượng có căn cứ trên đất liền, căn cứ trên biển, các phương tiện mang trên không và trên vũ trụ, đồng thời liên kết phối hợp, chia xẻ thông tin từ hệ thống các trang thiết bị phòng không, hệ thống cảnh báo sớm về nguy cơ tấn công bằng tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hủy diệt lớn và hệ thống kiểm soát không gian vũ trụ.

Trong giai đoạn tiến hành vận động bầu cử Tổng thống Mỹ, ông Barac Obama đã nhiều lần phát biểu về những vấn đề liên quan đến hệ thống phòng thủ tên lửa. Trong một khía cạnh nào đó, ông Obama đã khẳng định rằng Mỹ không và sẽ không xây dựng bất cứ hệ thống nào chống lại các đòn tấn công từ phía Nga, nhưng không hề quan tâm đến những tuyên bố chính thống trên các phương tiện thông tin đại chúng, chính phủ Mỹ tiếp tục phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa, có khả năng trong tương lai bảo vệ chắc chắn nước Mỹ trước mọi đòn tấn công bằng tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân từ bất cứ kẻ thù tiềm năng nào…

Cần phải xác định rõ, quyết định mang tính nguyên tắc về việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa NMD được đưa ra từ thời Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Như vậy, sự cần thiết phải có hệ thống phòng thủ tên lửa đã được sự đồng thuận của cả chính giới lãnh đạo nước Mỹ. Quy mô toàn cầu của hệ thống phòng thủ do Mỹ và các đồng minh trong khối quân sự Bắc Đại Tây Dương triển khai, cũng không cho phép chúng ta thấy được, hệ thống có mục đích phòng thủ chống lại một kẻ thù cụ thể nào, do hệ thống trinh sát tìm kiếm, tình báo và đảm bảo cung cấp thông tin, hệ thống điều hành tác chiến và các phương tiện, vũ khí trang bị đảm bảo có khả năng đánh chặn tên lửa từ mọi hướng.

Như vậy, ý đồ xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, những tính năng kỹ chiến thuật và khả năng tác chiến của hệ thống, nước Nga hoàn toàn không thể bỏ qua, cần phải nghiên cứu xem xét sự triển khai lá chắn tên lửa của Mỹ dưới góc độ như là một nguy cơ đe dọa an ninh của Liên bang Nga.

Nghiên cứu và phân tích tình hình triển khai và phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại châu Âu, cần phải chú ý đến những điểm sau: Thứ nhất: Các tổ hợp trang thiết bị thu thập thông tin của hệ thống – trước hết là các phương tiện bay trong không gian vũ trụ của hệ thống SBIRS, STSS và SBR các phương tiện tích hợp thông tin cảnh báo sớm đòn tấn công bằng tên lửa hạt nhân SPRYAU và các phương tiện kiểm soát không gian vũ trụ SKKP. Các phương tiên thông tin, trinh sát và tình báo đang được đưa vào hoạt động chính xác theo biểu đồ yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan phòng thủ tên lửa. Kế hoạch được đặt ra là đưa các phương tiện và các trang thiết bị vào hoạt động từ năm 2006 đến 2010. Thực tế cho thấy đã hoàn thành mọi khối lượng công việc, trang thiết bị hoạt động ổn định.

Hệ thống tình báo, trinh sát và cảnh báo sớm được coi là bộ khung kết cấu cơ bản của hệ thống phòng thủ vũ trụ và phòng thủ tên lửa, hệ thống cho phép tăng cường và tập trung mọi vũ khí, phương tiện tác chiến đến mức độ cần thiết về hướng có nguy cơ bị tấn công với tốc độ nhanh nhất dựa trên khả năng cơ động cao của các phương tiện cùng với các tính năng kỹ chiến thuật liên tục được nâng cấp và hoàn thiện trong khuôn khổ các chương trình hiện đại hóa các vũ khí trang bị, khí tài tác chiến và chế tạo theo phương thức module hóa các vũ khí, trang bị, phương tiện tác chiến mới.

Thứ hai, hệ thống phòng thủ tên lửa được triển khai theo phân đoạn, phụ thuộc vào yêu cầu thực tế tình hình quân sự - chính trị thế giới do hệ thống phòng thủ tên lửa GMD có giá thành quá cao, nên thường phải dừng lại theo thời gian. Một trong những thay đổi cơ bản trong GMD so với kế hoạch đã đặt ra là sự thoái lui khỏi kế hoạch tăng cường sức mạnh cho cụm tên lửa chống tên lửa đạn đạo GBI ở Fort Greely (Alaska) hay trên căn cứ không quân "Vandenberg” (California).

Song song cùng với việc thay đổi kế hoạch, vấn đề xây dựng khu vực phòng thủ tên lửa chiến lược GMD trên lãnh thổ Mỹ tại căn cứ không quân "Grand Forks" hiện nay cũng không được xem xét lại. Đồng thời cũng dừng lại việc triển khai hệ thống tên lửa đánh chặn GBI ở Ba Lan (khu vực Gdansk và hệ thống radar chống tên lửa đạn đạo loại GBR tại Tiệp Khắc).

Theo thông báo của phó Tổng tham mưu trưởng Hội đồng liên quân Mỹ James Cartwright, năng lực tác chiến của tên lửa đánh chặn 3 tầng đẩy ngăn chặn các đòn tấn công của tên lửa đạn đạo liên lục địa phụ thuộc vào kết quả phát triển tên lửa đánh chặn model cơ động trên xe. Đồng thời, mặc dù đã có quyết định ngừng sản xuất những tên lửa đánh chặn phóng dưới hầm ngầm GBI (trên thân và động cơ tên lửa "Minuteman"), quá trình nghiên cứu và phát triển tên lửa đánh chặn GMD vẫn được tiếp tục.

Hiện nay, công ty Boeing tiếp tục hoàn thiện tên lửa đánh chặn GBI, một phần của kế hoạch là phát triển hệ thống phóng tên lửa cơ động với tên lửa đánh chặn tầm xa, đầu đạn được trang bị nhiều đầu tự dẫn hồng ngoại. Công ty Boeing đã giới thiệu mẫu tên lửa đánh chặn hạng nhẹ, có thể phóng từ các bệ phóng trên xe cơ giới. Theo thông báo chính thức của đại diện công ty Boeing, hệ thống bệ phóng tên lửa cơ động có thể sẵn sàng vào năm 2015.

Riêng với các hệ thống tên lửa đánh chặn mặt đất cơ động. Phó chủ nhiệm chương trình tên lửa đánh chặn của công ty Boeing Greg Hyslop thông báo rằng, giá thành chế tạo các dàn phóng tên lửa đánh chặn cơ động trên xe cơ giới cùng với việc triển khai hệ thống trên thực tế rẻ hơn nhiều lần so với việc triển khai các hệ thống GBI phóng từ hầm ngầm. Hệ thống tên lửa cơ động này có thể triển khai trên mọi nước trong khối NATO, cùng với nước Mỹ có ký hiệp ước có sự có mặt của lực lượng quân sự Mỹ, đồng thời hệ thống có khả năng trở thành yếu tố ngăn chặn những nguy cơ từ phía Liên bang Nga. Công ty cho rằng, tính từ thời điểm cơ động di chuyển đến của các tổ hợp tên lửa đánh chặn trên xe cơ giới từ bất cứ vùng nào của nước Mỹ, chỉ sau 24 giờ, các hệ thống tên lửa đánh chặn GBI đã ở trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất.

Cần thấy rằng, việc triển khai các tên lửa đánh chặn GBI và những hoạt động nghiên cứu khoa học riêng lẻ như tổ hợp pháo laser trên các máy bay (chương trình ABL) ở giai đoạn đầu tiền hầu hết mang ý nghĩa chính trị, thực tế các hoạt động cơ bản về đồng bộ hóa và nhất thể hóa chương trình đánh chặn tên lửa đạn đạo vẫn nằm trong việc xây dựng hạ tầng cơ cở cho hệ thống phòng thủ vũ trụ Aerospace Defence (ASD), trước hết vẫn là đồng bộ hóa và hiện đại hóa các phương tiện trinh sát và tình báo thông tin, các trung tâm chỉ huy, điều hành tác chiến, các hệ thống điều hành tác chiến và truyền thông liên kết phối hợp.

Căn cứ vào những quyết định của bộ máy lãnh đạo nước Mỹ vào năm 2009, sự phát triển tiếp theo của hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ và các nước trong khối quân sự NATO sẽ định hướng triệt để theo phương án các phương tiện đánh chặn cơ động, còn được gọi là Hệ thống đánh chặn tên lửa phi chiến lược. Để tăng cường hiệu quả tác chiến của hệ thống phòng thủ tên lửa, Mỹ lên kế hoạch hoàn thiện và tăng cường sức mạnh của các cụm lực lượng đánh chặn Phi chiến lược, cơ sở căn bản của kế hoạch này là các tổ hợp tên lửa đánh chặn Standard Missile-3 (SM-3) được bố trí trên đất liền và trên đại dương, hệ thống tên lửa đánh chặn Terminal High Altitude Area Defense (THAAD) và phòng không ЗРК Patriot Advanced Capability-3 (PAC-3).

Vũ khí cơ bản giải quyết các nhiệm vụ đánh chặn tên lửa đạn đạo khi đang bay ở giai đoạn giữa của quỹ đạo đường đạn được lựa chọn là tên lửa SM-3 (Option block IA) tích hợp với hệ thống radars Aegis, tổ hợp tên lửa đánh chặn này khi thử nghiệm trên thực địa cho khả năng tiêu diệt mục tiêu đang bay ở độ cao 250 km với vận tốc 7,5 km/s (thông số theo nhiệm vụ tiêu diệt thiết bị bay vũ trụ của Mỹ USA – 193 bằng tên lửa SM-3), theo khả năng tác chiến thì tên lửa SM-3 tương đương với các tên lửa đánh chặn của hệ thống đánh chặn chiến lược GMD trên mặt đất.

Trong giai đoạn hiện nay, trong biên chế của Lực lượng Hải quân Mỹ có 18 tầu tên lửa, được trang bị hệ thống radars Aegis. Đây là tầu tuần dương "Ticonderoga" và tầu khu trục "Arleigh Burke", có khả năng sử dụng tên lửa SM-3. Bộ Quốc phòng Mỹ dự kiến tiếp tục tăng cường phát triển chương trình tên lửa SM-3.

Chi phí tài chính đến năm 2010 cho hệ thống Aegis được tăng đến 900 triệu USD, 200 triệu USD nhằm để trang bị hệ thống radars Aegis cho 6 tầu chiến của Hải quân Mỹ. Cần phải nhận thức rằng, phát hiện ra hệ thống Aegis trên chiến hạm tương đối khó khăn, do tầu được trang bị Aegis hoàn toàn không khác gì với tầu chiến thông thường, không được trang bị tên lửa đánh chặn. Đây là một vấn đề rất quan trọng đối với Liên bang Nga, xét từ góc độ an ninh quốc gia, khi các chiến hạm Mỹ đang hoạt động trên các vùng nước quốc tế thuộc Biển Đen, Biển Baltic hay biển Bắc, theo ý kiến của các chuyên gia quân sự Mỹ, không thể được xem xét như là một yếu tố đe dọa an ninh quốc gia Liên bang Nga theo các điều khoản của các hiệp ước đã được ký kết. Đồng thời, sự triển khai các chiến hạm đó trong khu vực hoạt động của các tầu ngầm chiến lược – mang các tên lửa đạn đạo hoàn toàn có thể làm giảm rất nhiều hiệu quả răn đe của tiềm năng vũ khí hạt nhân Liên bang Nga.

Cơ quan phòng thủ tên lửa (МDA) trong giai đoạn ngày nay đặc biệt chú ý đến những giải pháp làm hoàn thiện tên lửa đánh chặn SM-3 Block IВ và phát triển loại tên lửa thế hệ tiếp theo SM-3 Block IIA, IIВ với khả năng tăng tầm xa đánh chặn đến 2 lần. Cùng với các nhà phát triển tên lửa Mỹ, trong quá trình hoàn thiện tên lửa đánh chặn còn có sự tham gia của các chuyên gia khoa học quân sự Nhật bản trong hiệp ước được ký kết giữa hai nước Mỹ và Nhật, các công ty Nhật tham gia nghiên cứu chế tạo cấp độ đánh chặn mới của tên lửa đồng thời chế tạo các đầu đạn đa thành phần tự dẫn hồng ngoại, động cơ tăng tốc phản lực và đầu chụp khí động học của tên lửa.
Lực lượng Hải quân của Nhật trong giai đoạn hiện nay có trong biên chế các chiến hạm, có đủ khả năng tiếp nhận và và sử dụng tên lửa đánh chặn SM-3. Ngày 18/9/2007, trong khu vực quần đảo Hawai, cuộc tập trận chung phòng thủ tên lửa Mỹ Nhật, các trắc thủ trên tầu khu trục Kongo, được trang bị hệ thống Aegis, đã tiến hành thực nghiệm tính toán và phóng tên lửa đánh chặn, tiêu diệt mục tiêu mô phỏng trên độ cao 180 km.

Với những hoạt động đó, đã có nhiều khả năng Mỹ và đồng minh sẽ triển khai lực lượng phòng thủ tên lửa tại vùng Viễn Đông dưới chiêu bài bảo vệ đồng minh trước nguy cơ tấn công bằng tên lửa đạn đạo từ phía Triều Tiên hay kể cả địch thủ tiềm năng là Trung Quốc. Hệ thống chống tên lửa đã nêu cũng dễ dàng chuyển hướng sang thành lá chắn tên lửa đối với lực lượng hạt nhân chiến lược Liên bang Nga, đang được bố trí tại vùng Viễn đông và Camchatka, và chính vấn đề đó cũng tạo lên áp lực đe dọa sự cân bằng cán cân lực lượng đối với Liên bang Nga.

Lá chắn tên lửa phi chiến lược trên biển Atlantic của Mỹ với nước Nga.
Lá chắn tên lửa phi chiến lược trên biển của Mỹ với nước Nga ở Đông Âu.
 

Những thử nghiệm đầu tiên của tên lửa SM-3 Block IВ được tiến hành vào đầu năm 2011, với những thành công đã đạt được, nội dung triển khai các hệ thống tên lửa SM-3 Block IВ sẽ được tiến hành vào năm 2013. Phương án sẽ là sử dụng các tầu chiến để trang bị hệ thống Aegis và các bệ phóng tên lửa cơ động trên đất liền, nằm trong biên chế của hệ thống phòng thủ Bờ biển Aegis (Aegis Ashore).
Tầm bắn của tên lửa đánh chặn có thể được tăng lên dựa trên cơ sở đặt các tên lửa đánh chặn ở rất xa khu vực bố trí các đài radars và hệ thống điều khiển hỏa lực. Hiện nay đang triển khai đồng bộ các giải pháp và triển khai thiết kế, chế tạo nhằm đảm bảo SM-3 tương thích và có thể sử dụng các bệ phóng đạn trên mặt đất. Lần đầu tiên phương án lắp đặt SM-3 được công ty Raytheo đề xuất từ năm 2003, theo ý kiến của các lãnh đạo hãng Raytheo thì các thử nghiệm trên thực địa của SM-3 Block-1В có thể bắt đầu vào năm 2013.
Giải pháp đưa tên lửa SM-3 vào hệ thống với giải pháp phương án cơ động trên mặt đất, theo ý kiến của đại diện Raytheo, có thể dễ dàng tích hợp với hệ thống tên lửa phòng thủ chiến trường THAAD ( điểm phức tạp mấu chốt là đưa hệ thống tên lửa sang hoạt động tích hợp với radars của tên lửa PAC THAAD AN/TPY – 2–3-см có dải tần số là 2-3cm, trong đó SM-3 hoạt động với radars có dải tần số là 10 cm. Để tìm kiếm và thực hiện giải pháp đó, Cơ quan lãnh đạo MDA được nhận thêm một khoản ngân sách bổ xung là 50 triệu USD trong tài khóa năm 2010.
Cùng với những quyết định đã được đưa ra của Nhà trắng vào tháng 9 năm 2009, trong tương lại gần, trọng tâm sẽ là hệ thống đánh chặn tên lửa trên mặt biển, được triển khai lần lượt các thành phần cho các hạm đội trên biển Địa Trung hải, biển Ban Tích, Biển Nauy, Biển Bắc và vùng biển Đen, đồng thời triển khai các đơn vị cơ động trên đất liền trên lãnh thổ của các nước thuộc châu Âu.
Nền tảng kỹ thuật cơ bản của hệ thống cơ động tác chiến đánh chặn bao gồm: Hệ thống radars mặt biển Aegis, tổ hợp tên lửa đánh chặn SM-3 Block-1В và SM-3 Block-IIA. Các hệ thống mặt đất sử dụng radars AN/ТPY-2, loại radars trong biên chế của hệ thống đánh chặn tên lửa chiến trường THAAD.
Thông tin tình báo và trinh sát bảo đảm cho hệ thống radars chiến đấu Aegis và tên lửa SM-3 ở các khu vực không có hệ thống vệ tinh quân sự, radars trinh sát của các lực lượng phòng thủ vũ trụ và lực lượng phòng thủ tên lửa hạt nhân chiến lược, có thế sử dụng các radars X-band SBX trên các tầu cơ động trên biển. Đồng thời các radars trên biển cũng có khả năng tăng cường sức mạnh cho các lực lượng radars trên mặt đất của hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng thủ vũ trụ trên các hướng có nguy cơ tập trung nhiều tên lửa đạn đạo.
Một trong những phương tiện tác chiến được chuyên biệt hóa cao, nằm trong lĩnh vực sử dụng phi chiến lược, là tổ hợp tên lửa phòng thủ chiến trường THAAD. Đây là các tổ hợp tên lửa đánh chặn phòng thủ trên chiến trường có hiệu quả tác chiến rất cao. Trong giai đoạn hiện này Mỹ có hai đơn vị tên lửa THAAD (căn cứ đóng tại Bliss, bang Texas) hai tiểu đoàn tên lửa này nằm trong biên chế của lữ đoàn số 11 thuộc quân đoàn chống tên lửa đạn đạo và phòng không số 32 của lực lượng Lục quân Mỹ.
Trong biên chế của mỗi một tiểu đoàn THAAD có các tên lửa đánh chặn, các bệ ống phóng tên lửa, hệ thống điều khiển hỏa lực, radar điều khiển hỏa lực X- tần số (3cm) với các an ten mạng pha AN/TPY-2. Một trong những tính năng kỹ chiến thuật quan trọng của THAAD là tổ hợp có thể cơ động bằng đường không do đó, có thể được vận tải bằng các máy bay vận tải đường không đến mọi điểm của chiến trường.

Nhịp độ biên chế các tổ hợp tên lửa THAAD vào lực lượng vũ trang Mỹ như sau: tháng 3 năm 2009, một tiểu đoàn, tháng 10 năm 2009, 2 tiểu đoàn, đến năm 2013 trong biên chế của lục quân mỹ sẽ có 5 tiểu đoàn THAAD với 24 xe phóng tên lửa đánh chặn.
Phương án GBI được đề xuất trước đây với lá chắn tên lửa châu Âu (mục đích của lá chắn này là ngăn chặn các đòn tấn công bằng tên lửa đạn đạo từ lãnh thổ Iran) được xây dựng trên cơ sở sủ dụng công nghệ hầm phóng tên lửa, công nghệ này đòi hỏi thời gian dài để xây dựng, thực hiện các thử nghiệm đắt đỏ về kỹ thuật, hoàn thiện cấu hình hệ thống phóng đạn và khai thác sử dụng, đồng thời, các hệ thống hầm phóng rõ ràng không an toàn đối với các đòn phản kích chống tên lửa của đối phương.

Với phương hướng phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa mới ở châu Âu, theo ý kiến của Bộ trưởng BQP Mỹ Robert Gates, cùng với nội dung triển khai các tổ hợp tên lửa PAC-3, mục đích chiến thuật là che chắn phòng không cho các trận địa tên lửa SM-3 chống lại các đòn tấn công của các tên lửa phản kích tấn công các trận địa tên lửa đánh chặn. Trên lãnh thổ của Ba Lan và Tiệp Khắc sẽ triển khai các tên lửa đánh chặn SM-3 trên mặt đất.
Thứ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ Alexander Vershbow, với vấn đề an ninh thế giới, trong cuộc viếng thăm Vacsava đã tuyên bố: “Chúng tôi rất quan tâm đến vấn đề, Ba Lan sẽ đồng thuận cho chúng tôi xây dựng 2 trong số 4 căn cứ tên lửa SM-3, kế hoạch xây dựng và lắp đặt các tên lửa đánh chặn SM-3 sẽ được dự kiến triển khai trong kế hoạch 4 năm, theo đề xuất của tổng thống Mỹ Obama”.
Ngoài các kế hoạch triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa GMD ở Cộng hòa Sec và Balan, Trong giai đoạn hiện nay, bộ máy quân sự chính trị Mỹ cũng quan tâm đến khả năng triển khai tên lửa đánh chặn phi chiến lược sử dụng hệ thống Aegis (Phòng thủ bờ biển) sử dụng các tổ hợp tên lửa đánh chặn hải quân SM-3 Block-1В (Block-IIA) tại Rumani và Hungary.
Trong tương lai gần, có những khả năng đầy hứa hẹn cho việc triển khai các thành phần của hệ thống phòng thủ tên lửa (theo tuyên bố của một số quan chức Mỹ) trên lãnh thổ của các nước vùng Balkans và Thổ Nhĩ Kỳ. Các cuộc đàm phán về việc triển khai các tổ hợp tên lửa đánh chặn trên lãnh thổ các đồng minh của Mỹ ở Trung Đông.

Trước mắt, các tổ hợp tên lửa phòng thủ chiến trường THAAD được dự kiến triển khai tại các Tiểu vương quốc Arab, Israel cũng muốn có được các hệ thống tên lửa THAAD. Nhiệm vụ xây dựng hệ thống đánh chặn tên lửa tại Tây Âu và Trung Đông dự kiến sẽ triển khai vào năm 2015. Như vậy, cơ cấu lại và tăng cường sức mạnh của hệ thống phòng thủ tên lửa ở Châu Âu cho phép giảm giá thành xây dựng hệ thống và nâng cao hiệu quả tác chiến đánh chặn các tên lửa đạn đạo. Đồng thời, cùng với việc chính thức hủy bỏ kế hoạch lắp đặt là chắn tên lửa chiến lược ở châu Âu có thể làm giảm đi sự căng thẳng chính trị giữa nước Mỹ với các nước châu Âu trong vấn đề xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của chính Tây Âu.
Triển khai các phương tiện đánh chặn tên lửa gần với biên giới của Liên bang Nga cho phép NATO sử dụng tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo của Liên bang Nga ngay trong giai đoạn đầu của quỹ đạo tên lửa, làm tăng gấp nhiều lần hiệu quả tác chiến của các tên lửa đánh chặn, khi tác chiến với các tên lửa mang nhiều đầu đạn hạt nhân.
Cùng với định hướng phát triển các thành phần của hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo sang hướng phi chiến lược phòng thủ tên lửa, ngân sách quốc phòng Mỹ vào năm 2010 đã giảm nhiều chi phí (1,4 tỷ USD) cho việc triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa theo chương trình GMD (sử dụng tên lửa đẩy "Minuteman" hủy bỏ kế hoạch mua máy bay Boeing – 747- 400 theo chương trình ABL (do hiệu quả tác chiến rất thấp đồng thời giá thành lại quá cao khi trong thực tế tác chiến phải đối phó với các tên lửa đạn đạo liên lục địa hạng nặng), đồng thời cũng giảm chi phí cho nghiên cứu model tên lửa KEI với các đầu đạn casset Multiple Kill Vehicle cỡ nhỏ nhằm tấn công nhiều mục tiêu cho các tên lửa GBI trong khuôn khổ của chương trình GMD (dừng các chương trình nghiên cứu chế tạo tên lửa đánh chặn hạng nặng). Nhưng nguồn tài chính cho những hoạt động theo các hướng phát triển tên lá chắn tên lửa vẫn tiếp tục, và những trang thiết bị đã đặt hàng vẫn được tiến hành nghiên cứu thử nghiệm.
Có thể thấy rõ, mặc dù có những tuyên bố của các quan chức chính phủ Mỹ và những quyết định hạn chế các thành phần chiến lược của GMD, bằng cách chuyển các định hướng tài chính và nguồn lực cho việc hoàn thiện các thành phần, phương tiện tác chiến, vũ khí trang bị của hệ thống phòng thủ tên lửa phi chiến lược, hình thành một hệ thống đánh chặn tên lửa mới, hệ thống đánh chặn tên lửa mới này hoàn toàn cho phép Mỹ không những giữ được hiệu quả cần thiết của lá chắn tên lửa chống lại mọi đòn tấn công bằng tên lửa đạn đạo của mọi đối thủ tiềm năng, bao gồm cả các đòn tấn công của Liên bang Nga, đồng thời, các trang thiết bị của hệ thống nhờ vào khả năng cơ động rất cao, trong một khoảng thời gian rất ngắn có thể được triển khai ở bất cứ một khu vực nào trên trái đất và đại dương, khi xuất hiện những nguy cơ đe dọa bằng vũ khí hạt nhân.
Ngoài ra, những tính năng kỹ chiến thuật mới của hệ thống phòng thủ tên lửa còn đảm bảo tăng cường khả năng sống còn của hê thống trước các đòn công kích nhằm tiêu diệt hệ thống lá chắn bằng tên lửa đạn đạo của đối phương.
Những hoạt động nghiên cứu nhằm phát triển hệ thống phòng thủ và tấn công phản kích hệ thống phòng thủ của đối phương của các nước châu Âu, không phụ thuộc vào lá chắn tên lửa của Mỹ , như chương trình “Tuyến phòng thủ tên lửa tích cực chiến trường” (ALTBMD), được bắt đầu vào năm 2005, mục đích của hệ thống là đảm bảo bảo vệ lực lượng quân sự NATO, sau đó là các mục tiêu dân sự trước những đòn tấn công của tên lửa đạn đạo, có tầm bắn lên đến 3000km. Sự phát triển của hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo và tấn công bằng tên lửa đạn đạo cùng với sự triển khai của hệ thống trên chiến trường châu Âu rõ ràng cũng làm tăng đáng kể sức mạnh và khả năng lá chắn tên lửa của Mỹ.
Đối với an ninh quân sự của Liên bang Nga, một điều rất quan trọng là số lượng và biên chế các phương tiện, vũ khí trang bị của hệ thống đánh chặn tên lửa của Mỹ và khối NATO. Với số lượng từ 1.500 – 2.000 tên lửa đánh chặn, một phần không nhỏ các tên lửa đó có thể được triển khai gần sát với biên giới của Liên bang. Trong khuôn khổ của Hiệp ước giảm thiểu vũ khí hạt nhân chiến lược ОСВ-2, Liên bang Nga có 700 phương tiện mang, 1.550 đầu đạn hạt nhân. Như vậy Mỹ và khối quân sự NATO hoàn toàn có khả năng ngăn chặn nguy cơ tên lửa đạn đạo chiến lược của Liên bang Nga với lãnh thổ của Mỹ và NATO.
Phân tích và đánh giá mọi mặt của tiến trình xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa và nội dung hoàn thiện hệ thống phòng không – phòng thủ vũ trụ của Mỹ nói chung và sự gắn kết chặt chẽ với việc phát triển và hoàn thiện các lực lượng tiến công chiến lược, các phương tiện tiến công chiến lược cho phép đặt ra những vấn đề trọng tâm sau:
Hoàn thành việc tái cơ cấu lại cơ bản bộ tư lệnh chỉ huy chiến lược, được lãnh đạo bởi một quan chức cao cấp của lực lượng không quân Mỹ, các cấp chiến dịch và một phần cơ quan hành chính thuộc quyền chỉ huy của lực lượng phòng thủ chiến lược (ASD) Mỹ.
Ý nghĩa đặc biệt trong việc hoàn thiện hệ thống phòng thủ phòng không - vũ trụ Hoa Kỳ và các nước Tây Âu hiện nay là việc thành lập một hệ thống đồng bộ nhất thể hóa trong khuôn khổ quy mô rộng khắp của ASD các hệ thống thông tin, chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc và truyền thông, xử lý dữ liệu. Gần như hoàn tất việc tạo ra các phân khúc trên mặt đất của hệ thống thông tin và quản lý đảm bảo cung cấp thông tin, hệ thống chỉ huy, điều hành tác chiến lệnh và điều khiển ASD của Mỹ. Hệ thống phòng thủ vũ trụ sẽ được phát triển và triển khai theo kế hoạch và sẽ được đưa vào biên chế và chính thức hoạt động vào năm 2020.
Cho đến nay, Mỹ gần như đã hoàn thành các nghiên cứu trên quy mô lớn và các giải pháp phát triển, được dựa trên công nghệ tiên tiến và thế hệ một mới của các thành phần cơ bản của thế hệ vũ khí, trang bị và phương tiện tác chiến mới, cũng như hiện đại hóa đến mức cơ bản các phương tiện, vũ khí trang bị hiện có và các hệ thống tác chiến cấp chiến lược, bao gồm cả thử nghiệm thực tiễn và tiến hành các chuyến bay thử nghiệm các nguyên mẫu của phương tiện, vũ khí trang bị nói riêng cũng như toàn hệ thống vũ khí, phương tiện chiến tranh nói chung.

Những nhiệm vụ cơ bản là hoàn thiện hệ thống Phòng thủ vũ trụ ASD của khu vực Bắc Mỹ và các nước đồng minh trong giai đoạn 2015 – 2020. Nhiệm vụ sẽ đạt được là trên mọi độ cao, mở rộng các vùng phát hiện từ xa, nhận dạng mục tiêu, điều hành tác chiến và tiêu diệt các mục tiêu trên vũ trụ, tên lửa đạn đạo và các mục tiêu trên không (bao gồm cả các mục tiêu bay với vận tốc siêu âm), có khả năng tiêu diệt các mục tiêu ngoài khu vực phòng thủ. Trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa, lực lượng quân sự Mỹ đang cố găng mở rộng số lượng và chất lượng các phương tiện đánh chặn, đồng thời tiếp tục nâng cao năng lực tác chiến của các loại vũ khí, trang bị, phương tiện chiến tranh.
Những hoạt động nhằm chế tạo các loại vũ khí trang thiêt bị, phương tiện và cấu trúc các hệ thống trong Tập hợp hệ thống phòng thủ vũ trụ ASD nằm trong khuôn khổ của chương trình nâng cấp và hoàn thiện hệ thống phòng không , hệ thống cảnh báo sớm đòn tấn công bằng vũ khí hạt nhân SPRYAU, hệ thống đánh chặn tên lửa GMD, hệ thống kiểm soát không gian vũ trụ PAC và hệ thống phòng thủ vũ trụ FFP (CAP) được định hướng tập trung chặt chẽ và liên quan tương thích lẫn nhau với không chỉ với các thành phần công nghệ, mà còn định hướng phát triển chung đồng bộ trong tương lai, nội dung công tác theo quy định được ưu tiên đầu tư xây dựng, chế tạo và phát triển các trang thiết bị, phương tiện thông tin tích hợp có độ chính xác cao, các hệ thống trinh sát thông tin, tình báo và truyền thông trên các phương tiện mang trong không gian, trên mặt đất, trên không và trên biển.

Tiến hành các hoạt động nhằm phát triển và thử nghiệm các loại vũ khí trang bị, phương tiện tác chiến và các hệ thống tên lửa, vũ khí trang bị đánh chặn tên lửa đạn đạo sao cho có thể, tùy thuộc vào các tình huống chính trị - quân sự trên thế giới, trong một thời gian ngắn nhất có thể triển khai quy mô đầy đủ hệ thống đánh chặn và các loại vũ khí, trang thiết bị đi cùng, đảm bảo rằng thực hiện các nhiệm vụ phòng không và phòng thủ vũ trụ khu vực Bắc Mỹ và các nước thuộc khu vực Tây Âu.

Những hoạt động được triển khai phạm vi rộng lớn nhằm xây dựng và hiện đại hóa của hệ thống ASD, và một trong những thành phần chính - các hệ thống phòng thủ tên lửa đã minh chứng những tham vọng của chính giới lãnh đạo quân sự-chính trị của Hoa Kỳ với mục đích tăng cường rất mạnh khả năng của các lực lượng phòng thủ chiến lược trong khuôn khổ của Hiệp ước cắt giảm và giới hạn vũ khí chiến lược tấn công. Giới quân sự Mỹ bằng mọi phương án đang nỗ lực đạt được ưu thế vượt trội về chiến dịch - chiến lược và sự hơn hẳn về kỹ thuật- công nghệ quân sự trong lĩnh vực phòng thủ chiến lược so với bất kỳ đối thủ tiềm năng nào trong tương lai gần.

Trịnh Thái Bằng

Theo Dịch