BĐS hạng sang, cần một định hướng đúng?

TPO - Trong báo cáo về thị trường căn hộ bán tại Hà Nội trong quý 3-2011, CBRE Việt Nam cho biết các bất động sản/căn hộ hạng sang là bất động sản/căn hộ có giá chào bán từ 90 triệu đồng trở lên.
Cần một định hướng từ Nhà nước cho phân khúc BĐS hạng sang?.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, định nghĩa như vậy dường như là chưa đầy đủ để khách hàng có thể tìm kiếm và thỏa mãn được nhu cầu đích thực của mình.

Thực tế cho thấy, năm 2012, các dự án hạng sang xuất hiện có “nét” hơn, điểm qua các dự án được dư luận chú ý trong thời gian qua, dễ nhận thấy những “giá trị vàng” mà các chủ đầu tư đưa ra cho phân khúc của mình vô hình chung đã tạo ra tiêu chuẩn về hạng sang cho thị trường.

Theo giới phân tích, phân định phân khúc hạng sang có thể căn cứ vào một số yếu tố sau:

Vị trí đắc địa: Vị trí góp phần định giá giá trị của bất động sản hạng sang. Tuy nhiên vị trí ở đây không nhất thiết phải là tại trung tâm thành phố. Thực tế cho thấy, không ít chung cư cao cấp ở các quận nội đô có chất lượng, nhưng vẫn chưa thể xếp hạng là phân khúc hạng sang.

Phân tích của các công ty nghiên cứu BĐS chỉ ra, vị trí đối với dự án hạng sang là vị trí mang tính chất chiến lược, lâu dài và có tầm nhìn. Dự án D’.Palais de Louis thuộc quận Cầu Giấy, được xác định là một trong những trung tâm tài chính, thương mại và dịch vụ của Hà Nội trong tương lai. Theo quy hoạch, vị trí dự án D’.Palais de Louis dựa trên tính toán đến các yếu tố như gắn với trung tâm văn hóa, các công trình tiện ích công cộng, công viên, bệnh viện trường học, có môi trường sống trong lành gần gũi với thiên nhiên, tránh xa sự ồn ào, ô nhiễm môi trường và phải có “waterfont view” (view sông, biển, hồ, …).

Dịch vụ quản lý tòa nhà: Những vụ kiện tụng, tranh chấp tại các khu chung cư về chất lượng dịch vụ, giá thành dịch vụ vẫn là những nỗi lo thường trực của khách hàng. Để giải quyết vấn đề này, chủ đầu tư các dự án cao cấp luôn đưa ra những cái tên tầm cỡ quốc tế như Ascott, Accor hay Park Hyatt như một lời cam kết rõ ràng nhất.

Tiềm lực tài chính, cam kết từ chủ đầu tư: Thị trường BĐS trong bối cảnh khó khăn cho thấy, chủ đầu tư kém về tiềm lực, uy tín và đầu tư thiếu nghiêm túc thì khó có thể triển khai được một dự án bất động sản hạng sang. Bởi lẽ áp lực đối với một dự án bất động sản hạng sang cũng cao hơn các dự án loại khác gấp nhiều lần: áp lực về tài chính, các thủ tục pháp lý và quá trình tìm kiếm đối tác, ngoài ra việc thuyết phục khác hàng “tin” và “mua” cũng không phải ngày một ngày hai mà có được.

Để đầu tư dự án D’.Palais de Louis, Tân Hoàng Minh Group đã bỏ ra số tiền trên 4000 tỷ cho 2.741m2 xây dựng. Không chào bán ngay từ khi mới khởi công như phần đa các dự án khác, Tân Hoàng Minh chào bán dự án khi đã hoàn thiện phần móng, 4 tầng hầm và xây thô tới tầng 17.

“Công trình đã được đổ bê tông tới sàn 16, lắp thép toàn bộ sàn 17 và nửa sàn 18. Trung bình cứ 9 ngày là một tầng sàn của tòa nhà được hoàn thành, tất cả đều được giám sát bởi đội ngũ tư vấn, giám sát, thiết kế danh tiếng - tập đoàn Bureau Veritas của Pháp” – ông Đỗ Quang Lâm, Giám đốc Ban Quản lý dự án D’.Palais de Louis, cho biết.

Trước sức ép về sự phát triển ngày một đa dạng của thị trường BĐS hiện nay, một số chuyên gia lĩnh vực BĐS cho rằng, đã đến lúc cơ quan quản lý Nhà nước nên có những quy định cơ bản nhất để định hướng cho phân khúc này, tạo sự “rạch ròi” và quy chuẩn, vừa giúp cơ quan chức năng kịp thời xử lý các vấn đề có thể phát sinh giữa chủ đầu tư và người dân sinh sống, đồng thời giúp người tiêu dùng có thêm căn cứ lựa chọn.

Trên thế giới, những tiêu chuẩn dành cho BĐS hạng sang rất khắt khe. Ngoài tiêu chí về giá thành, để có thể trở thành một dự án hạng sang phải kể đến sự độc đáo về kiến trúc, vị trí hay chất lượng công trình, ngoài ra tiện ích và công nghệ bên trong cũng như môi trường hạ tầng bao quanh dự án cũng là những yếu tổ quan trọng trong việc “định phong phẩm cấp”.
Theo Viết