Sự phát triển nhanh chóng, đồng bộ về cơ sở hạ tầng khiến Tây Nam Hà Nội trở thành khu vực phát triển năng động thu hút dòng vốn của các nhà đầu tư. Theo quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn 2050, UBND thành phố Hà Nội chính thức phê duyệt Tây Nam Thủ đô thành trung tâm kinh tế trọng điểm của thành phố và nhận được sự đầu tư mạnh mẽ trong cơ sở hạ tầng.
Ông Nguyễn Văn Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì cho biết, theo quy hoạch, huyện Thanh Trì sẽ “lên quận” vào năm 2025, tuy nhiên, huyện đang nỗ lực để rút ngắn lộ trình xuống còn 2 - 3 năm. Nhiệm kỳ 2021 – 2025, huyện sẽ tập trung các nguồn lực để đẩy mạnh cơ sở hạ tầng. Trong đó, loạt dự án giao thông kết nối đang được đẩy nhanh tiến độ, việc đối thoại giải phóng mặt bằng được tích cực triển khai bắt kịp tiến độ.
Bên cạnh đó, 18 tuyến đường có tổng chiều dài 31km nhằm khớp nối hạ tầng giữa các phường xã và các quận huyện lân cận cũng đã được thông qua chủ trương xây dựng.
Song song với đó, nguồn lực từ khối tư nhân cũng đang tạo xung lực cho sự phát triển của huyện Thanh Trì. Từ tháng 5/2014, dự án Đường bao quanh khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An nối khu Xa La với đường Nguyễn Xiển chính thức khởi công xây dựng gồm 2 tuyến đường (số 1, số 5) và nút giao giữa tuyến số 1 với đường 70. Trong đó, tuyến số 1 có chiều dài 2,5km, mặt cắt ngang 53,5m với 6 làn xe cơ giới, 2 làn xe hỗn hợp. Điểm đầu của tuyến số 1 giao cắt với đường vành đai 3, điểm cuối nối với đường 70 (kết nối vào điểm giao cắt của khu đô thị Phúc La - Văn Phú tạo thành một ngã tư hoàn chỉnh).
Tuyến số 5 là tuyến đường liên khu vực thuộc khu chức năng đô thị Nam đường vành đai 3, có chiều dài 1,1km, mặt cắt ngang 20,5m với 2 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ. Điểm đầu của tuyến giao cắt với tuyến số 1, điểm cuối giao cắt với dự án đường vào phía đông khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An. Tại nút giao giữa tuyến số 1 với đường 70 sẽ xây dựng một cầu vượt trực thông, có chiều dài 255m, chiều rộng 16,5m, kết cấu gồm 8 nhịp dầm bê tông cốt thép liên tục.
Tổng chiều dài toàn dự án vào khoảng 3,6km với tổng vốn đầu tư dự án là 1.475 tỷ đồng. Đây là tuyến đường huyết mạch phía Tây Hà Nội, sau khi hoàn thiện sẽ san sẻ lưu lượng phương tiện, kéo giảm ùn tắc trên đường Kim Giang, nút Cầu Tó, tuyến đường 70 Hà Đông - Văn Điển. Đặc biệt, tuyến đường còn rút ngắn thời gian di chuyển từ quận Thanh Xuân, Hoàng Mai đến Xa La (Hà Đông) xuống chỉ còn khoảng 10 phút thay vì phải đi vòng mất 20 - 30 phút như trước kia.
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Nguyễn Trần Nam cho rằng, quy hoạch của Hà Nội thực chất là quy hoạch về hướng Tây- Tây Nam, lấy trục Thăng Long là chính, do đó địa ốc phía Tây sẽ vẫn là nguồn cung chính trong các năm tới.
Đối với hạng mục cầu giao với đường Phúc La – Văn Phú và nút giao đường 70 do còn vướng một số hộ dân thuộc xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, chủ đầu tư là Cty CP Bitexco đang chờ huyện hoàn thành công tác GPMB để thi công hoàn chỉnh. Trong giai đoạn chưa bàn giao cho địa phương, chủ đầu tư chủ động bỏ chi phí trồng cây xanh, duy tu và bảo vệ an ninh, trật tự đô thị và vệ sinh môi trường trên tuyến đường.
Ngoài ra, tuyến đường bao quanh khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An cũng kết nối với các trục giao thông qua các trường đại học và các bệnh viện lớn quanh khu vực cũng như hàng loạt các dịch vụ tiện ích khác.
DÒNG TIỀN MẠNH MẼ CHẢY VỀ BẤT ĐỘNG SẢN TÂY NAM
Dữ liệu thị trường của Batdongsan.com.vn năm 2020 cho thấy, bất động sản xa trung tâm đang thu hút mối quan tâm lớn của người tìm mua. Ngày càng có nhiều người mua quan tâm, tìm hiểu các vùng ven so với trước đại dịch Covid-19, trong khi các khu vực càng gần trung tâm thành phố chứng kiến sự suy giảm lượng tìm kiếm. Phân khúc thấp tầng vốn phát triển mạnh ở vùng ven do lợi thế quỹ đất lại khan hiếm nguồn cung trong khi dòng tiền đầu tư đang đổ mạnh về đây.
Lực cầu lớn nhưng nguồn cung khan hiếm là đặc tính quan trọng trong đầu tư bất động sản, quyết định đến tiềm năng tăng giá, tính thanh khoản của sản phẩm. Chính bởi vậy, dự án thấp tầng ven đô nào tung hàng thời điểm này sẽ trở thành điểm sáng, giải cơn khát về nhu cầu ở và đầu tư vùng ven đang rất lớn của thị trường.
Theo các chuyên gia bất động sản, thị trường bất động sản vẫn là kênh đầu tư an toàn và nhiều tiềm năng khi mà lãi suất ngân hàng đang không còn hấp dẫn.
Thời điểm khi nhiều nhà đầu tư còn ngần ngại, thị trường khan hiếm dự án mới thì đây có thể là thời điểm tốt để đầu tư để có được mức giá tốt nhất. Thêm nữa, dịch bệnh khiến người tiêu dùng ý thức được tầm quan trọng của không gian sống. Khu vực vùng ven với không gian sống xanh, thoáng đãng, rộng lớn, tránh được cảnh đông đúc, chật chội vốn tiềm ẩn nguy cơ gia tăng lây nhiễm bệnh tật trở thành lựa chọn của đông đảo khách hàng.
Trong những dự án nổi bật nhất khu vực huyện Thanh Trì và quận Hoàng Mai có thể kể đến dự án The Manor Central Park (khởi công năm 2016) của chủ đầu tư Bitexco.
The Manor Central Park với quy mô quy hoạch rộng 89,7 ha được coi là “Điểm đến mới của Hà Nội 36 phố phường”, hiện vẫn ở top đầu trong danh sách tìm kiếm của giới đầu tư.
Theo giới đầu tư, The Manor Central Park là khu đô thị sở hữu nhiều chỉ số lý tưởng như mật độ xây dựng thấp (chỉ 20,8%), đồng thời sở hữu lợi thế lớn khi liền kề Công viên Chu Văn An rộng 100ha, diện tích xanh lên đến 12,6ha với Công viên Trung tâm rộng 6,6ha và hệ thống công viên nội khu nằm xen kẽ khắp các dãy nhà.
Dự án còn được quy hoạch với chức năng tích hợp “tất cả trong một” giúp đáp ứng mọi nhu cầu cơ bản ngay tại nơi mình sống mà không phải di chuyển tới nơi khác với đầy đủ các hạng mục từ công viên, trung tâm thương mại, nhà phố, biệt thự, shophouse cho tới nhà trẻ, trường học, phòng khám quốc tế…
Trong lĩnh vực phát triển các khu đô thị ở Việt Nam, Bitexco được biết đến là một chủ đầu tư thấu hiểu và tiên phong mang đến những giá trị khác biệt dành cho khách hàng. Ngay từ khi xuất hiện cho đến nay, thương hiệu The Manor đã được định vị ở phân khúc bất động sản cao cấp, tạo dựng chuẩn mực sống mới cho một cộng đồng cư dân thịnh vượng. Chính vì thế, các khu đô thị do Bitexco kiến tạo vẫn luôn là những khu đô thị đáng sống theo thời gian.
Trở lại thời điểm cách đây hơn 10 năm, The Manor Hanoi khi đó được hình thành trên vùng đất hoang sơ phía Tây thành phố và ngay lập tức trở thành tâm điểm của khu vực này, đồng thời cũng là một trong những nhân tố quan trọng khiến nơi đây trở thành một trung tâm mới của Hà Nội.
The Manor Hanoi – khu đô thị được ví như “Trái tim của khu vực Mỹ Đình” hay “một Paris giữa lòng Hà Nội” và TTTM The Garden là điểm đến ưa thích của cư dân khu vực. Tiếp đó là các dự án mang thương hiệu The Manor như: The Manor I & II TPHCM, The Manor Lào Cai và hiện tại là The Manor Central Park - khu đô thị mở thông minh tọa lạc tại phía Tây Nam Hà Nội.
Cũng giống như các khu đô thị mang thương hiệu The Manor trước đây, vị trí The Manor Central Park đã được chủ đầu tư lựa chọn hết sức kỹ lưỡng nhằm đón đầu hàng loạt quy hoạch giao thông cả trong giai đoạn ngắn hạn và dài hạn.
Với một cộng đồng cư dân ưu tú cùng hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng được các giá trị nổi bật về thương mại - thông qua những dãy shophouse sầm uất bao quanh toàn khu đô thị, quy mô khách hàng tiềm năng đến từ 17.000 cư dân nội khu…; về văn hóa cộng đồng - thông qua không gian của phố đi bộ tấp nập, quảng trường châu Âu rộng lớn, công viên Trung tâm hay lợi thế nằm liền kề Công viên Chu Văn An..., trong tương lai không xa, The Manor Central Park chắc chắn sẽ trở thành điểm đến văn hóa, hạt nhân kết nối cộng đồng ấn tượng khu vực Tây Nam thủ đô.