Báo Nga: TQ sẽ 'dạy bài học' tiếp theo cho ai?
> Chiến thuật hải quân và 'cú ra đòn' ở Biển Đông
> Trung - Mỹ hội đàm về ‘Kỷ nguyên Thái Bình Dương’ của Mỹ
TPO - Báo Nga nhận định nếu Trung Quốc cứ tiếp tục đà phát triển như hiện nay, đại lục sẽ không thể tồn tại được nếu không mở rộng lãnh thổ và tầm ảnh hưởng của nó.
Trong những năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng trên toàn thế giới nói nhiều về sức mạnh quân sự của Trung Quốc, chỉ riêng con số khiêm tốn được nêu ra trong sách trắng của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng đã cho thấy hơi thở rất nóng của con rồng đang ẩn đâu đó trong thế giới của nó.
Báo chí Nga lo lắng rằng nếu Trung Quốc cứ tiếp tục đà phát triển như hiện nay, thì đại lục không thể tồn tại được nếu không mở rộng lãnh thổ và tầm ảnh hưởng của nó. Và ngoài những vùng nước đang tăng nhiệt, thì điểm hấp dẫn và lôi cuốn nhất của Trung Quốc sẽ là Viễn Đông và Kazakhstan.
Chủ đề về sự phát triển Trung Quốc vẫn chưa được khám phá hết và ngày càng được bổ sung, tăng cường những thông tin mới. Nhưng, ở nước Nga, các chuyên gia chiến lược quân sự vẫn đang lo lắng về việc Mỹ và khối quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO đang xây dựng hệ thống đánh chặn tên lửa ở Châu Âu, dù các hệ thống đó chẳng có giá trị gì về mặt tấn công và châu Âu đang hưởng những ngày tháng yên bình tính từ năm 1945, hệ thống đánh chặn tên lửa đó hoàn toàn không có khả năng ngăn chặn được những đầu đạn hạt nhân mà chỉ có giá trị phòng thủ tinh thần cho mùa hè ấm áp của châu Âu. Và thật kỳ lạ là không ai nhận ra rằng, ở nửa phía bên kia của lục địa Á – Âu, một quốc gia đang nỗ lực xây dựng một tiềm lực kinh tế - quân sự ngày càng mạnh hơn, hoàn toàn là lực lượng tiến công, và triển khai các lực lượng đó – một điều khá thú vị - chủ yếu trên biên giới với Liên bang Nga.
Từ huyền hoặc đến thực tế
Ngày 16/4/2013 Tung Quốc công bố Sách Trắng về “Sự vận dụng đa dạng hóa các lực lượng vũ trang Trung Quốc”, trong đó giới thiệu chi tiết khái niệm an ninh mới cũng như việc vận dụng các lực lượng vũ trang trong thời bình của nước này. Đây là Sách Trắng Quốc phòng thứ 8 của Chính phủ Trung Quốc kể từ năm 1998.Theo văn kiện này, bộ đội tác chiến cơ động lục quân hiện nay của Trung Quốc bao gồm 18 tập đoàn quân với 850.000 quân, trong đó lực lượng hải quân có 235.000 người, lực lượng không quân có 398.000 người. Sách Trắng cũng đề cập đến nhiệm vụ, quân số và trang thiết bị của lực lượng pháo binh 2, lực lượng cảnh sát vũ trang và lực lượng dân quân.
Theo những đánh giá về tiềm lực quân sự của PLA sẽ nhận thấy một hiện tượng khá thú vị và đáng ngạc nhiên là những thông số được nêu của PLA thấp hơn rất nhiều cả về định tính và định lượng một cách cố ý. Đối với các nguồn tin phương Tây, tính đặc trưng của những đánh giá về tiềm lực Trung Quốc có vẻ cao hơn nhiều, chứ không hề thấp hơn nếu so sánh với những thông tin mà các phượng tiện thông tin đại chúng Nga có được. Ví dụ như một điều huyền hoặc là Trung Quốc đang phát triển một chương trình kỹ thuật – công nghệ quân sự mới với một số lượng rất hạn chế (máy bay không người lái, tàng hình…) dường như chỉ là để khởi động một nền công nghiệp, và sau đó không còn đề cập đến nội dung đó nữa.
Cũng có một huyền hoặc không kém phần quan trong, đó là kỹ thuật quân sự của Trung Quốc có chất lượng rất thấp, không có khả năng chống lại hay so sánh với kỹ thuật quân sự của Mỹ hay Nga. Các huyễn hoặc trên (hoặc là tất cả các huyễn hoặc mà báo chí trên thế giới đã nếu) không có một minh chứng nào cả, nhưng được nhồi nhét một cách rất có ý thức vào tư duy của cộng đồng trên toàn thế giới. Người Trung Quốc luôn khẳng định, nếu định hướng chiến lược của khoa học công nghệ quân sự Trung Quốc chống lại ai đó, thì đó chỉ là Đài Loan (với mục đích thống nhất đại lục) hoặc Mỹ, nếu như Hoa Kỳ muốn ngăn chặn cuộc chiến đấu nhằm “ thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc”. Mở rộng hơn nữa, có thể để chống lại một số nước láng giềng hoặc áp đặt sự thống trị lên biển Đông và Hoa Đông. Nhưng chống nước Nga – không thể nào!? Ví dụ như sản xuất các xe chiến đấu hiện đại Type 05 (BMP, SAU, xe tăng hạng nhẹ…) hoàn toàn có thể phục vụ mục đích đánh chiếm Đài Loan, hoặc là bảo vệ “lợi ích cốt lõi” trên Hoa Đông và Biển Đông, mặc dù những chiếc xe này rất có thể thích hợp cho cơ động tác chiến vượt sông Amur và sông Ussuri.
Trong khi đó ai cũng rõ rằng, sản xuất một số lượng nhỏ vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh không có lợi về kinh tế (các phương tiện chiến đấu, cứ tăng thêm một xe, giá thành sẽ giảm xuống một phần cho mỗi xe), do đó, thật vô nghĩa khi nói rằng Trung Quốc sẽ chỉ sản xuất một số lượng xe chiến đấu nhỏ. Những nhóm tranh thiết bị như xe tăng Type 99, máy bay tàng hình J-20 hoặc các chiến hạm tàng hình, nếu sản xuất đơn chiếc hoặc một nhóm nhỏ, thì giá thành tương tự như bằng vàng cả về kinh tế và quân sự. Nhưng chính chiến thuật ngụy trang đó, châu Âu, Mỹ và Nga cùng sử dụng, do đó, các nhà quân sự và chính trị đều nghĩ, người Trung Quốc cũng làm như vậy.
Trên thực tế, bằng những mẫu mua được, các nhà kỹ thuật, chuyên gia Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm kỹ thuật, công nghệ trên nhiều mẫu thiết kế khác nhau từ một nguyên mẫu, từ đó lựa chọn giải pháp công nghệ tối ưu nhất và một thiết kế có thể chấp nhận được, đồng thời loại bỏ những nhược điểm còn tồn tại. Theo khẩu ngữ của Trung Hoa “Lội sông dò đá” các chuyên gia kỹ thuật đã tiến hành những cải tiến, nâng cấp, thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thiện sản phẩm. Khi nguyên mẫu đã đạt được độ tin cậy nhất định, thử nghiệm đã thành công theo các chuẩn Trung Quốc, họ chuyển sang sản xuất hàng loạt từ những mẫu thành công nhất. Sản xuất với số lượng và giá thành mà kể cả Châu Âu, kể cả Nga, có nằm mơ cũng không thấy, vậy mà các nhà phân tích quân sự, các nhà chính trị vẫn nhắm mắt làm ngơ và im lặng.
Vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất hiện nay ở Phương Tây là sự đánh giá thấp tiềm năng vũ khí hạt nhân và các phương tiện mang – tên lửa các cấp của Trung Quốc. Trong khi đó, liên bang Nga hầu như không có nhận xét tích cực nào. Trên thực tế báo chí, tất cả các nguồn tư liệu của Phương Tây đều thông báo số lượng đầu đạn mặc định của Trung Quốc là từ 200 – 300 đơn vị, thật sự không còn điều gì để nhận xét, trong mọi ngôn ngữ thông thường. Tương tự như vậy với vấn đề của các tên lửa đạn đạo liên lục địa - ICBM (DF-30, 31, 24 DF-5) tầm trung tên lửa đạn đạo - IRBM (20 DF-4, 30 DF-3A, 80 DF-21) và tên lửa chiến thuật - OTR / TP (600 DF-11, 300 DF-15) những số liệu này cùng với việc hình thành lực lượng tên lửa – pháo binh số 2, thật khó mà có thể coi đó giới hạn tổi thiểu số lượng phương tiện mang của Trung Quốc..
Những đánh giá khách quan về khả năng của các tổ hợp công nghiệp quân Trung Quốc đồng thời sự hiển diện của tập hợp hệ thống các đường hầm kết nối các hầm phóng tên lửa liên lục địa và tên lửa tầm trung, có thể nhận thấy rằng, Trung Quốc có thể có đến hàng nghìn tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM và thấp nhất cùng khoảng hàng nghìn đầu đạn tên lửa tầm trung IRBM. Nếu dự tính số lượng đầu đạn hạt nhân các đương lượng nổ khác nhau với các mục đích tác chiến khác nhau trên cơ sở tiềm năng và sự thiếu kiểm soát của thế giới, chúng ta có thể nói đến con số không nhỏ hơn hàng chục nghìn đơn vị, dự đoán khả năng sản xuất của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc trong vòng 47 năm trở lại đây.
Bắc Kinh từ chối hoàn toàn khả năng thảo luận về quy mô cũng như vị trí của tiềm lực tên lửa – hạt nhân của mình, khẳng định tiềm lực của họ rất nhỏ. Nhưng Bắc Kinh cũng không ngại ngần biểu dương tất cả các nguyên mẫu tên lửa đạn đạo các chủng loại và tầm tấn công, từ tên lửa đạn đạo cấp chiến thuật đến tên lửa đạn đạo liên hành tinh, và sau đó là tên lửa hành trình phóng từ mặt đất. Chỉ riêng có việc phô trương các phương tiện mang ICBM / IRBM của Trung Quốc đã vượt quá con số 200 – 300 tên lửa. Cũng cần phải nhắc lại, đối với Nga, tên lửa đạn đạo tầm trung của Trung Quốc là tên lửa chiến lược, bởi vì các tên lửa đó có thể tấn công bất cứ điểm nào trên toàn bộ lãnh thổ nước Nga, trong khi đó Nga hoàn toàn không có tên lửa tầm trung. Do các tên lửa chiến lược ICBM và các tên lửa đạn đạo phóng từ tầu ngầm của Nga đang bị kiềm chế bởi các hiệp định với Mỹ, vì vậy, cán cân lực lượng vũ khí hạt nhân giữa Nga và Trung Quốc đang nghiêng về thế có lợi cho Trung Quốc, nhưng cho đến nay, người Nga chúng ta vẫn tin vào ưu thế vượt trội của tiềm lực tên lửa.
Không những thế, trong lĩnh vực quân sự thông thường, cán cân lực lượng cũng mất cân đối nghiêm trọng. Trung Quốc đã minh chứng những “xu hướng phát triển hòa bình” bằng biện pháp giảm biên chế lực lượng thường trực chiến đấu từ những năm 80-x. Nhưng đã bỏ qua một yếu tố rất quan trọng, đó là quân đội PLA vẫn lớn nhất thế giới theo số lượng, đồng thời cho đến nay, đã tỏ ra vượt trội về chất lượng. Do dư thừa số lượng tuyển quân theo nghĩa vụ quân sự, quân đội PLA trong điều kiện thời bình có lợi thế vượt trội cả về lực lượng quân tình nguyện và lực lượng nghĩa vụ quân sự.
Với lực lượng nghĩa vụ quân sự, quân nhân PLA thực hiện nghĩa vụ đối với đất nước, chứ không phải do nhu cầu lương, nhưng từ hướng khác, có thể thấy rõ rằng, số lượng du thừa gọi nhập ngũ cho phép có được những quân nhân tốt nhất (trước hết từ thành phố với trình độ học vấn cao và thể lực tuyệt đối tốt), một số lượng không nhỏ những quân nhân đó đã tiếp tục phục vụ theo chế độ hợp đồng. Hơn thế nữa, từ thời gian phục vụ theo nghĩa vũ chuyển sang theo chế độ hợp đồng , ở Trung Quốc bắt đầu hình thành các công ty quân sự tư nhân, các công ty tư nhân này hoàn toàn là hình thức.
Chính xác thì các công ty này là một phần của PLA, trong điều kiện thời bình bảo vệ những quyền lợi kinh tế của Trung Quốc ở nước ngoài (thứ nhất là ở Châu Phi). Đồng thời, những người trong độ tuổi nhập ngũ nhưng không tham gia nghĩa vụ quân sự, được huấn luyện quân sự phổ thông và trở thành lực lượng dự bị động viên, sẽ được điều động trong điều kiện xảy ra chiến tranh quy mô lớn. Chính vì vậy, Trung Quốc vẫn duy trì hệ thống tổ chức động viên (bao gồm cả động viên nhân sự và động viên công nghiệp).
Đấu tăng Trung Quốc và Mỹ?
Rõ ràng, hoàn toàn vì mục đích hòa bình, Trung Quốc đã xây dựng một lực lượng tăng thiết giáp lớn nhất thế giới. Chúng ta hoàn toàn hiểu rõ, tác chiến hiện đại không có xe tăng hoàn toàn không thể. Sự thật hiển nhiên này cần phải nhắc lại bởi vì người Trung Quốc thường nói, các xe tăng đã được loại bỏ và tuyên bố rằng thế hệ xe tăng này đã quá lỗi thời. Trong các tuyên bố này có một mâu thuẫn hiển nhiên mà không ai nhận ra.
Từ góc độ “loại bỏ” do xe tăng “lỗi thời” chỉ là do xe tăng có thể bị vũ khí chống tăng thông thường tiêu diệt, ngoài điều đó ra thì không có điều gì có thể quy tội để loại bỏ xe tăng, kể cả các nguyên mẫu xe Type – 59. Đúng là như vậy, trên thế giới đầu tư hàng tỷ đô la chỉ với mục đích chế tạo các loại vũ khí diệt tăng, và số lượng của nó rất nhiều. Nhưng ngoài xe tăng ra, các phương tiện cơ động chiến đấu trên chiến trường khác còn yếu hơn rất nhiều về khả năng sống còn (xe bộ binh cơ giới, xe ô tô quân sự….). Nếu đồng ý với nhận định “lỗi thời, đã cũ” thì không thể tiến hành chiến tranh được nữa. Không có loại phương tiện chiến tranh nào trên chiến trường, nếu xét về mức độ sống còn, có thể sánh được với xe tăng, xét cả về góc độ hỏa lực, khả năng cơ động và khả năng tự bảo vệ, và cũng không bao giờ có…
Các câu chuyện về xe tăng đã “loại bỏ” được tuyên truyền rộng rãi sau cuộc chiến tranh tháng 10/1973, khi mà một số lượng rất lướn xe tăng của Israel bị các quân nhân Arab bắn cháy, bắn hỏng bằng các loại tên lửa chống tăng có điều khiển và súng phóng lựu chống tăng. Một điều thú vị là người Israel vẫn không loại bỏ chúng mà ngược lại. Sau khi đã sản xuất đến 1.500 nghìn chiếc xe tăng hiện đại, có khả năng bảo vệ cao nhất "Merkava", họ vẫn tiếp tục duy tu, bảo dưỡng 2.000 xe tăng cũ, trong đó có "Centurion", M48 và T-55 chiến lợi phẩm được sản xuất những năm 1950-x!
Cũng trên những chiếc xe tăng Abraham, Mỹ đã đột kích đến Baghdad chỉ trong có hai tuần. Trên những chiếc xe tăng, quân đội Gruzia đánh chiếm Nam Ossetia và cũng trên những chiếc xe tăng, quân đội Nga đã đánh bật lực lượng Gruzia ra khỏi biên giới. Ngay cả trong cuộc chiến tranh chống bạo loạn và khủng bố hoặc du kích chiến binh Hồi giáo Chechnya, Iraq và Afghanistan cũng không có loại xe chiến đấu nào có thể thay thế xe tăng. Trong mọi cuộc chiến tranh, xe tăng mãi vẫn là đòn tấn công chủ lực mạnh nhất không chỉ của lục quân, mà của toàn bộ lực lượng vũ trang nói chung.
Nếu trong khối quân sự NATO trong 20 năm trở lại đây, cứ loại bỏ 15 xe tăng cũ sẽ thay thế 1 xe tăng mới thì ở Trung Quốc theo thực tế là một xe thay một xe. Số lượng xe tăng có trong biên chế sẵn sàng chiến đấu luôn luôn là 8 – 10 nghìn xe tăng. 15 năm về trước, tất cả các xe tăng của PLA được sản xuất trên thân xe T-55. Hiện nay toàn bộ các xe tăng PLA được thay thế bằng Type 96 và Type 99 đều được chế tạo trên thân xe T-72 và được vay mượn những công nghệ từ nước ngoài, đặc biệt là châu Âu (Ví dụ như với xe Type 99, Trung Quốc đã mua hơn 300 động cơ diesel từ Đức, sau đó người Trung Quốc đã tự sản xuất theo mẫu copy như động cơ Đức, tất nhiên không có lisence.
Hiện nay, trong biên chế của lực lượng Lục quân PLA có khoảng 2.500 – 3.000 xe tăng Type 96 và 600 – 800 xe tăng Type 99 ( một số nguồn tin khác cho rằng có khoảng 1,5 nghìn xe Type 96 và 200 xe Type 99 tính đến năm 2005 – 2006. Ngoài ra, mỗi năm Trung Quốc xuất xưởng khoảng 200 xe tăng thế hệ mới (có thể là 400 – 500), số lượng 200 xe xuất xưởng mỗi năm đã hơn tổng số xe của tất cả các nước có nền công nghiệp quốc phòng phát triển cùng sản xuất (đặc biệt, ở Châu Âu cũng đã không xuất xưởng các xe tăng với số lượng lớn). Để so sánh, ta có thể lấy con số của các nước nằm trong khối NATO, hiện nằm trong biên chế của các nước NATO là 2,8 nghìn xe tăng các loại "Leclerc", "Challenger" và "Leopard 2" tất cả các biến thể, ở Nga, trong tất cả các đơn vị, trong các khu kho bãi niêm cất xe và cả trong các nhà xưởng sửa chữa trên toàn bộ đất nước có khoảng hơn 2.000 xe tăng.
Với Ấn Độ, Trung Quốc sẽ khó tiến hành chiến tranh hơn do phải vượt qua dãy Himalaya (mặc dù Trung Quốc có bố trí ở Tây Tạng khoảng gần 100 xe tăng Type 96A). Đài Loan có khoảng dưới một nghìn xe tăng kiểu cũ của Mỹ, sẽ hài hước nếu nói đó là đối thủ của các xe tăng PLA hiện nay. Chỉ có Mỹ, có trong biên chế hiện nay khoảng 6.200 xe tăng Abraham, theo số lượng xe tăng hiện đại là vượt trội hơn Trung Quốc, nhưng trên tổng số lại thấp hơn, đồng thời mặc dù Trung Quốc vẫn luôn tuyên bố là chống xâm lược hoặc chống lại tiến trình thống nhất đất nước, nhưng không hề nêu rõ, trên chiến trường nào có thể xảy ra cuộc đối đầu xe tăng của quân đội Mỹ và PLA.
Cần phải nêu rõ, các xe Type 96 được đưa vào biên chế cho tất cả các quân khu, thì xe tăng hiện đại hơn Type 99, được các chuyên gia Trung Quốc khẳng định là xe tốt nhất thế giới, chỉ được biên chế cho các quân khu Bắc Kinh, Thẩm Dương và Lan Châu (tập trung định hướng vào khu vực Za - Baikal, Viễn Đông của Liên bang Nga và Cộng hòa Kazakhstan). Các hoạt động diễn tập được triển khai trong những năm gần đây là tấn công theo chiều sâu mặt trận trên đất liền, hoàn toàn không phải để đánh chiếm Đài Loan.
Rất nhiều những bình luận của các chuyên gia cho rằng, các xe tăng Trung Quốc có chất lượng kém hơn xe tăng Châu Âu và xe tăng Nga (với những nhận xét đầy tính miệt thị theo kiểu đi vào tiểu tiết – góc nghiêng của giáp xe tăng hoặc là tầm xa của chiếu xạ laser đến mục tiêu….) trên quan điểm chiến trường không có một giá trị thực tế nào. Các xe Type 96 và Type 99 cùng nằm trên một định lượng với "Abrams", "Challenger", "Leclerc", "Leopard 2", C-1, "Merkava" Type - 90, K-1 và K-2, T-72, T-80, T-90, T -84 và PT-91, bao gồm tất cả các biến thể nâng cấp của các loại xe đó. Các thông số kỹ chiến thuật của các xe đó tương đương nhau, không một xe nào có tính năng kỹ chiến thuật vượt trội đến mức có thể tấn công tiêu diệt các xe còn lại như trên thao trường.
Trong một trận chiến đấu thật sự, kết quả của trận đánh sẽ phụ thuộc vào tình huống cụ thể của chiến trường, trình độ năng lực và khả năng sẵn sàng chiến đấu của kíp xe, đồng thời, một yếu tố không kém phần quan trọng, thậm chí rất quan trọng, đó là số lượng. Nếu giả sử có một số tính năng kỹ chiến thuật nào đó thua sút so với đối phương, người Trung Quốc dễ dàng bù đắp nó bằng số lượng vượt trội. Ngoài ra, xe tăng của Trung Quốc trên phương diện vật chất, mới hơn rất nhiều so với Nga và châu Âu, do sản xuất gần đây.
Cánh chim ưng che kín mặt trời
Một tình huống tương tự như vậy cũng đang diễn ra với máy bay chiến đấu. Số lượng máy bay tiêm kích hạng nặng lớp Su – 27/J-11 (Su-27, nhập khẩu từ Liên bang Nga, J-11A, sản xuất theo giấy phép công nghệ, J-11B sản xuất không có giấy phép công nghệ) cho lực lượng không quân và không quân hải quân PLA đã vượt quá con số 300 và sẽ được đẩy lên đến con số 500 máy bay. Trong đó đặc biệt J-11B thay thế không chỉ J-8, mà còn có thể thay thế cả Su-27 (một phần hoặc toàn bộ) số lượng máy bay tiêm kích hạng nặng của Trung Quốc đã đuổi kịp Mỹ và Nga, vượt xa Ấn Độ và Nhật, còn lại không có lực lượng nào đáng kể để so sánh.
Máy bay tiêm kích hạng nhẹ J-10, hiện đã được xuất xưởng hơn 220 chiếc, trong tương lai gần sẽ hoàn toàn thay thế J-7, nếu trường hợp này được thực hiện, thì chỉ riêng lực lượng Không quân PLA con số có thể lên đến hàng nghìn chiếc (mặc dù theo các nguồn tin của Nga và Phương Tây vẫn khẳng định con số được sản xuất sẽ là 300 máy bay – hoàn toàn không trích nguồn gốc con số này và Bộ tổng tham mưu PLA đã đưa con số này ra trong trường hợp nào?). Cũng tương tự như sự kiện với những chiếc xe tăng – đã có những bình luận nhằm hạ thấp chất lượng của J-10 (luôn luôn là như vậy – mổ xẻ các chi tiết đại loại như tốc độ cất cánh, tầm xa hoạt động của radar dẫn bắn hoặc số lượng của các vấu treo vũ khí) dù Phương Tây nhớ rất rõ rằng, với những tính năng kỹ thuật thấp hơn so với F – 4 Phantom, MiG 21 vẫn dành được thắng lợi trong các trận không chiến trên chiến trường Việt Nam). Nên các đánh giá đó hoàn toàn vô nghĩa – Chiếc J-10 cùng một thế hệ máy bay tương tự như F-16, F-18, "Mirage-2000", "Typhoon", "Grippenom" và MiG-29.
Kết quả của một trận không chiến được xác định đầu tiên, đó là một tình huống chiến thuật cụ thể, trình độ năng lực và khả năng tác chiến của phi công, khả năng điều hành tác chiến của bộ máy chỉ huy và số lượng cũng như phương thức tiến hành tác chiến. Cũng cần phải nhận xét rằng, nếu quân số phi công của Không quân Mỹ và Nga giảm xuống thì quân số phi công của Trung Quốc lại tăng lên, đồng thời, các máy bay tiêm kích của Trung Quốc cũng mới hơn rất nhiều so với Nga và Mỹ. Còn nếu so sánh với lực lượng Không quân Đài Loan, con số hoàn toàn vượt trội cả về chất lượng lẫn số lượng. Trong tất cả các đối thủ tiềm năng trên chiến trường châu Á – Thái Bình Dương, chỉ có Ấn Độ phát triển lực lượng không quân, nhưng lại thấp hơn Trung Quốc về số lượng và năng lực sản xuất công nghiệp.
Vấn đề lớn nhất còn tồn tại của Không quân Trung Quốc là trong lĩnh vực máy bay cường kích. Nguyên mẫu Н-6 trong vai trò phương tiện mang tên lửa hành trình phóng từ trên không hầu như không thay đổi do cấu trúc cổ điển của máy bay. Đồng thời máy bay ném bom Q-5 cũng đã lỗi thời, các biến thể nâng cấp của nó với các trang thiết bị điện tử từ phương Tây cũng chỉ phù hợp với những nước phát triển. Nói chung, sự thiếu hụt các máy bay cường kích được bổ xung bằng tăng cường số lượng tên lửa tầm gần và tên lửa cấp chiến thuật, đồng thời người Trung Quốc tăng cường phát triển các máy bay không người lái (WJ-600, CH-3, "Ilong", v.v..) đồng thời biên chế vào lực lượng không quân và không quân hải quân máy bay ném bom JH-7.
Hiện đã được biên chế khoảng 200 máy bay ném bom, biên chế đều cho không Quân và hải quân, công nghiệp quốc phòng Trung Quốc sẽ xuất xưởng khoảng từ 300 – 400 máy bay. Một hướng phát triển khác máy bay cường kích là sản xuất các máy bay đa nhiệm Su-30, phiên bản copy là J-16, kế hoạch được đề ra là sẽ xuất xưởng khoảng 100 chiếc Su-30 (76 chiếc được biên chế cho Không quân, 24 chiếc sẽ được biên chế cho lực lượng hải quân, đáp ứng yêu cầu cho tầu sân bay. Trong tương lai, J-16 sẽ đóng vai trò máy bay cường kích đánh chặn đa nhiệm trên các tầu sân bay của Trung Quốc.
Đòn tấn công chớp nhoáng vào Nga?
Vũ khí truyền thống có sức mạnh lớn nhất của pháo binh PLA là các tổ hợp pháo phản lực. Từ những năm 1970-x đến 1980-x, pháo binh Trung quốc đã không còn phụ thuộc vào Liên Xô, trong nước đã chế tạo rất nhiều nguyên mẫu pháo phản lực trên cơ sở các thiết kế Xô Viết, hoặc bản thân tự phát triển. Trong PLA có rất nhiều các mẫu pháo phản lực, các mẫu pháo phản lực này có uy lực rất lớn và tầm bắt xa nhất thế giới WS-2 (6х400 mm), biến thể thức 1 của loại này có tầm bắn xa 200km, sau này, WS-2D (6х400 mm) có tầm bắn xa từ 350 – 400 km. Kể cả MRLS và HIMARS của Mỹ và Smerch của Liên bang Nga, thông số kỹ thuật cũng không cạnh tranh được với WS-2.
Trong tác chiến hiện đại, pháo phản lực tấn công các mục tiêu mặt đất trên diện rộng thông thường có hiệu quả chiến đấu rất cao, hơn hẳn so với không quân. Và vô cùng thuận lợi khi tác chiến tiến công với các nước có đường biên giới liền kề. Và Liên bang Nga có hơn 4.500 km đường biên giới với Trung Quốc, chưa tính đường biên giới Mông Cổ với Trung Quốc, nước đồng minh mà Nga có trách nhiệm bảo vệ.
Tấn công với đòn đánh phủ đầu bằng hỏa lực pháo phản lực tầm xa, PLA sẽ không tổn thất về máy bay chiến đấu và đặc biệt là kíp lái, vốn đã vô cùng đắt đỏ do quá trình lựa chọn, huấn luyện bay và kinh nghiệp tác chiến, đồng thời cũng không tiêu hao nhiên liệu vô cùng quý báu. Tiêu hao chủ yếu là đạn tên lửa và cơ sở vật chất. Trong đó rocket phản lực có giá thành rẻ hơn rất nhiều lần so với vũ khí hàng không và rất đơn giản trong sản xuất hàng loạt. Độ chính xác không cao của pháo dàn phản lực được khắc phục bằng số lượng đạn trong một khu vực mục tiêu. Điều mà Trung quốc không thiếu.
Hiện nay, đạn rockets phản lực đã được dẫn bắn chủ động. Chủ yếu nâng cấp cho loại đạn WS-2. Mỗi một rockets của pháo phản lực này được lắp riêng một đầu tự dẫn tự động tương tự như một máy bay trinh sát không người lái, có lắp đặt hệ thống phân biệt địch ta, hệ thống lựa chọn mục tiêu không trùng hợp và không ảnh, khả năng đánh trúng mục tiêu đã tương đương như pháo dàn MRSL và Shmerch. Nếu so với các tên lửa đạn đạo, rockets có giá thành thấp hơn nhiều. Nhược điểm chính của rockets phản lực là tầm xa, thì đến nay, người Trung Quốc đã khắc phục được. Trước mắt, các WS-2 sẽ dự kiến thay thế hệ thống tên lửa đạn đạo tầm gần đang hướng vào Đài Loạn.
Khi cộng đồng các chuyên gia, các nhà bình luận quân sự biết rõ về sự tồn tại của WS-2D, tất cả đều ồn ào: Bây giờ thì Đài Loan sẽ gặp nguy hiểm đây. Rockets của pháo phản lực WS-2d có thể bao phủ toàn bộ hòn đảo. Và đúng thể thật, nhưng cũng không ai suy nghi rằng từ sâu trong vùng Mãn Châu WS-2D có thể triển khai phóng đạn tiêu diệt các lực lượng vũ trang Nga trong các khu vực Vladivostok-Ussuriisk, Khabarovsk và Blagoveshchensk-Belogorska. Và từ biên giới của Mãn Châu với Liên bang Nga (nhưng vẫn nằm trong lãnh thổ Trung Quốc), MRLS có thể phóng đạn tấn công tiêu diệt các đơn vị của quân đội Nga và các căn cứ không quân trong khu vực Chita và các khu công nghiệp chiến lược thuộc vùng Komsomolsk-on-Amur.
Đan rockets WS-2D có kích thước tương đối nhỏ, khó nhận biết, được phóng với vận tốc siêu âm, thời gian bay trên tầm bắn xa nhất cũng không quá 5 phút. Hệ thống phòng không hiện đại của Liên bang Nga không những không thể tiêu diệt được, mà ngay cả phát hiện mục tiêu cũng hoàn toàn không kịp thời gian. Đồng thời cũng không thể phát hiện được lúc nào các hệ thống pháo phản lực được triển khai, do lực lượng tên lửa của đối phương sẽ triển khai trên lãnh thổ Trung Quốc, và các phương tiện mang của chúng hoàn toàn giống các xe tải siều trường siêu trọng thông thường.
Đây thực sự là hệ thống vũ khí tấn công, hoàn toàn không mang tính chất phòng ngự. Hệ thống tên lửa này trên thực tế còn nguy hiểm hơn Tomahawk của Mỹ, do tên lửa hành trình Tomahawk có tầm bắn xa hơn rất nhiều, nhưng tốc độ bay của chúng là cận âm, do đó, để tấn công bất cứ một mục tiêu nào sâu trong nội địa với khoảng cách xa nhât, tên lửa tomahawk cần phải bay không chỉ là 5 phút, mà là 2 giờ. Đồng thời các phương tiện mang của loại vũ khí này (tàu tuần dương và tàu sân bay) không thể ngụy trang được. Loại vũ khí tương tự như hệ thống pháo phản lực WS-2D trên thế giới, ngay cả với khối quân sự Bắc Đại Tây Dương, hoàn toàn không có.
Đến giai đoạn hiện nay, với vũ khí, trang thiết bị và lực lượng vũ trang, Trung Quốc đã có được khả năng giáng một đòn tấn công chớp nhoáng, trong thời gian ngắn tiêu diệt hoàn toàn vũ khí trang bị hạng nặng, cơ sở vật chất hậu cần kỹ thuật của lực lượng quân đội liên bang Nga thuộc quân khu Viễn Đông (ngoại trừ lực lượng đóng tại Buryatia). Sau đó có thể dễ dàng lấn chiếm các khu vực lãnh thổ nước Nga và biến khu vực này thành vùng tranh chấp.
Tất nhiên, liên bang Nga có thể hy vọng vào lực lượng vũ khí hạt nhân chiến lược. Nhưng chính quyền Bắc Kinh có thể cho Kremlin bằng một cách nào đó biết được thực tế số lượng vũ khí hạt nhân mà Trung Quốc đang sở hữu, chứ không phải những con số được nghĩ ra ở Stockholm hay London. Như vậy, nước Nga khó có thể giáng trả một đòn hạt nhân phản kích, nếu nghĩ về số lượng đầu đạn mà Trung Quốc có thể đáp trả. Đồng thời, chính quyền Trung Quốc cũng có thể nghĩ ra được giải pháp theo những gì mà họ đã nói ở nhiều nơi, coi như một sự đã rồi.
'Dạy một bài học' cho ai?
Từ những thống kê mang tính phỏng đoán, có thể nhận thấy rằng, Trung Quốc ngày này thực sự là một lực lượng quân sự rất mạng, và họ luôn có những tham vọng lớn lao. Tổng kết những cuộc xung đột vũ trang và chiến tranh biên giới tới này, hầu như chưa bao giờ Trung Quốc tiến hành một vụ lấn chiến hoặc khiêu khích biên giới có giới hạn. Và họ sẵn sàng mở rộng các xung đột đó nhằm đạt được mục đích của mình. Tất cả những lập luận về vũ khí Trung Quốc có điểm yếu, kỹ thuật và công nghệ chưa đạt đến tầm của nền công nghệ Phương Tây và Liên bang Nga không sai.
Nhưng tất cả điều đó đều hoàn toàn không có ý nghĩa với một cuộc xung đột lên tới hàng trăm nghìn quân và hàng chục nghìn phương tiện chiến tranh hiện đại. Sự bùng nổ xung đột có thể diễn ra từ một xung đột biên giới hoặc trên biển, đòn “trừng phạt- theo cách nói của Bắc Kinh” sẽ là của các tập đoàn quân PLA dưới sự yểm trợ của vũ khí thông thường như pháo phản lực, máy bay chiến đấu, pháo binh các cỡ nòng mà số lượng lên tới hàng chục nghìn đơn vị, đồng thời với sự tham chiến của nhiều nghìn xe tăng, xe thiết giáp hiện đại mà PLA sở hữu.
Chúng ta sẽ không trông đợi một cuộc chiến tranh quy ước với những xung đột rõ ràng. Mục đích phát triển lực lượng vũ trang của Trung Quốc phải hiểu là gì? Mục tiêu phát triển của Trung Quốc trong tương lai? Trung Quốc, như một sự phát triển tất yếu, đang nỗ lực trở thành một siêu cường duy nhất có khả năng lãnh đạo thế giới, cần có quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên trên thế giới và các vùng đất rộng lớn. Trung Quốc không đòi hỏi các vùng đất cận biên giới phải trở thành tiểu bang của họ, mà là kiểm soát và quản lý các vùng đất đó. Điều đó cũng có nghĩa là, đối phương chỉ phụ thuộc mà không thuộc địa… vì trên bản đồ thế giới, đường biên giới vẫn tồn tại như đã từng tồn tại.
Thực tế hiện nay cho thấy, những nỗ lực cố gắng im lặng của các nhà lãnh đạo của chúng ta cũng như các chuyên gia kinh tế, chính trị, quân sự trước những sự thật rõ ràng về nguy cơ xâm hại lợi ích quốc gia và đang đi theo hướng hết nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, lo ngại trước sự tức giận của Bắc Kinh. Với một niềm tin là cố gắng không tạo ra một cơ sở nào để Trung Quốc có thế có ý đồ gây chiến, tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược theo hình thức “dạy cho một bài học”. Vấn đề ở chỗ ai sẽ là người tiếp theo?
Trong suốt chiều dài lịch sử của Trung Quốc tính từ khi hình thành nhà nước. Trong mọi tình huống xảy ra trên trường thế giới, các lãnh đạo Bắc Kinh luôn thể hiện bản chất thực tế rất cao. Chính vì vậy, có cơ sở vững chắc cho quan điểm, nếu đưa vấn đề nguy cơ xâm hại lợi ích quốc gia và chủ quyền lãnh thổ từ phía Trung Quốc để nghiên cứu giải pháp đối phó không chỉ ở cấp độ các chuyên gia, mà trên cấp độ của các nhà lãnh đạo, đồng thời một số giải pháp được đưa vào áp dụng trong các chính sách thực tế, thì điều đó có thể không những không làm tăng và còn làm giảm thiểu các nguy cơ xung đột. Bắc Kinh sẽ hiểu rõ “trò chơi không đáng tiền những cây nến” và sẽ tìm kiếm các hướng khác để phát triển các ảnh hưởng của mình. Điều này chỉ có thể xảy ra, nếu cái giá mà người Trung Quốc phải trả cho một cuộc xung đột vũ trang trở thành quá đắt, không thể biện minh được dưới bất cứ hình thức nào, kể cả tình hình xung đột và thảm họa trong nội bộ Trung Quốc.
Để ngăn chặn khả năng “nổi giận” của Trung Quốc, một điều rõ ràng rằng, cần phải tăng cường tiềm lực quốc phòng. Trước mắt, đó là tiềm lực của lực lượng hạt nhân chiến lược và lực lượng phòng không. Cũng cần sẵn sàng rút khỏi Hiệp ước loại bỏ vũ khí hạt nhân tầm trung và tầm gần (Trung Quốc không bị ràng buộc bởi điều đó) đồng thời phát triển mạnh mẽ lực lượng không quân, vốn đang là thế mạnh của Liên bang Nga. Thực tế chiến trường cho thấy, đối với pháo phản lực tầm xa Trung Quốc, vũ khí đối trọng tốt nhất và cũng là duy nhất là tổ hợp tên lửa “ Iskander”, cần xây dựng một tuyến phòng thủ Iskanders theo biên giới Nga – Trung, trong chiều sâu phòng thủ của đất nước.
Tất nhiên, vũ khí hạt nhân chiến lược sẽ là nhân tố cuối cùng ngăn chặn nguy cơ từ phía Trung Quốc, nhưng không phải là nhân tố đầu tiên và cũng không phải là duy nhất. Vấn đề quan trọng hàng đầu, có thể lấy kinh nghiệm từ phía Mỹ, đó là xây dựng các Liên minh hợp tác hữu nghị, đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh đất nước, có thể hỗ trợ bảo vệ lẫn nhau trong điều kiện nguy cơ chiến tranh và xung đột vũ trang mở rộng.
Kinh nghiệm bài học năm 1979 ở Việt Nam cho thấy, trước nguy cơ phải chiến đấu trên hai mặt trận, Trung Quốc, dù có lợi thế về chính trị, đường biên và quân số, cũng không thể kéo dài cuộc xung đột biên giới. Những đồng minh quan trọng của nước Nga hiện nay bao gồm có Kazakhstan (Hiệp ước đồng minh đảm bảo an ninh lãnh thổ là tiền đề), Mông Cổ (không có tiềm lực về quân sự, nhưng có tầm quan trọng chiến lược của vùng lãnh thổ), Ấn Độ - là đồng minh - đồng phát triển vũ khí trang bị, phương tiện chiến đấu, có tiềm lực quân sự đủ mạnh và đã từng có những xung đột biên giới với Trung Quốc. Việt Nam – đồng minh lâu đời, đã trải qua nhiều thử thách từ thời kỳ Xô Viết, có vị trí chiến lược quan trọng trên Biển Đông, vùng biển sống còn của Trung Quốc.
Im lặng trước an nguy của đất nước trong giai đoạn ngày nay đồng nghĩa với việc càng làm sâu sắc thêm những vấn đề đang phát triển và sẽ càng khó khăn hơn nữa trong việc ngăn chặn một sự kiện sẽ sảy ra. Hình thái cán cân lực lượng đang ngày càng trở lên nguy hiểm đối với lợi ích chính đáng, an nguy của Liên bang Nga và không thể chấp nhận được. Nhiều kịch bản nặng nề đã xảy ra và sẽ xảy ra tính từ những năm 1960-x đến nay. Việc im lặng và nhượng bộ sẽ chẳng khác nào tự sát.
Bắc Kinh đầu tư hàng tỷ USD phát triển vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh chỉ nhằm mục đích lấy lại Đài Loan. Và sau khi Đài Loan thống nhất với đại lục mà không cần chiến tranh (và điều đó, dù rất chậm cũng đang xảy ra), liệu Trung Quốc có mang toàn bộ xe tăng, tên lửa, máy bay, pháo dàn của mình dìm xuống biển Đông - Hoa Đông và chung sống hòa bình với các nước khác?
Trịnh Thái Bằng (Theo Bình luận Quân sự - Nga)