> Mỹ bác yêu sách nhà nước hạt nhân của Triều Tiên
> Triều Tiên: Từ hoàng kim đến...khổ nạn
Tác giả của bài báo này viết: “Chúng ta thường nghĩ đến Bình Nhưỡng, Triều Tiên là nơi bí ẩn và cô lập. Thế nhưng, trong những năm đầu của thế kỷ 20, sau khi triều đại Chosun sụp đổ (1910) và trước khi bán đảo Triều Tiên bị chia cắt, Bình Nhưỡng là thành phố mở cửa và phát triển”.
Cùng xem lại những hình ảnh về cuộc sống ở Triều Tiên cách đây 100 năm :
Cổng Taedong hay còn gọi là Đại Đồng Môn, tọa lạc bên bờ sông Taedong, phía đông của Bình Nhưỡng.
Cuộc sống thời ngày của người dân Bình Nhưỡng, Triều Tiên. Những người đàn ông đều mặc trang phục giống nhau .
Lúc bầy giờ, Bình Nhưỡng có khoảng 200.000 người dân và quá trình công nghiệp hóa bắt đầu "nảy mầm". Sau khi chiến tranh Triều Tiên chấm dứt năm 1953, Bình Nhưỡng xây dựng lại các công trình kiến trúc lớn, cũng như nhiều nhà máy. Trong ảnh là một góc của thủ đô Bình Nhưỡng lúc bấy giờ .
Hai người đàn ông Bình Nhương đang ngồi trên chỗ gọi là “hòn đá neo” ở một cánh đồng. Người Bình Nhưỡng còn có quan niệm rằng, hai hòn đá này neo đậu trong thành phố sau khi con thuyền bơi qua sông Taedong và Potong và chúng đước xem là cột buồm của “thành phố đảo trôi nổi”.
Hình ảnh người đàn ông Bình Nhưỡng bắt cá ở vùng nước đóng băng. Cá là món ăn phổ biến của người Bình Nhưỡng, đặc biệt vào mùa giá rét.
Hai người đàn ông Bình Nhưỡng cùng ăn cơm với nhau.
Hình ảnh hai học sinh Triều Tiên vui đùa trước sân trường. Lúc bấy giờ, ngôn ngữ Triều Tiên bị cấm dùng trong hệ thống trường học, đồng thời người dân phải dùng tiếng Nhật thay thế.
Đàn ông Triều Tiên lúc bấy giờ chỉ mặc đồ truyền thống khi đi ra ngoài .
Tấm bưu thiếp chụp lại lầu Chongryu bên sông Taedong. Bức thiếp có đề tiếng Anh và tiếng Nhật.
Hoạt động mua bán diễn ra thường ngày ở Bình Nhưỡng.
Em bé Triều Tiên thường để tóc dài và tết đuôi sam trong bộ trang phục truyền thống .
Cô gái Triều Tiên ngồi bên khung cửi dệt vải .
Người lao động Triều Tiên nghỉ ngơi trên cánh đồng.
Nguyễn Thủy
Theo Foreign Policy
Theo Dịch