1. "Xì hơi" quá nhiều
Thông thường người khỏe mạnh "xì hơi" từ 2-22 lần mỗi ngày. Hơi được tạo thành do vi khuẩn đường ruột lên men đường và chất xơ trong thực phẩm, nếu lượng hơi này quá nhiều hoặc được sản xuất quá nhanh, bạn có thể đã ăn nhiều đường và chất xơ dễ lên men.
Các loại thực phẩm chứa đường tự nhiên như sữa, trái cây, mật ong, sirô ngô...; hoặc thực phẩm chứa chất xơ đặc biệt như úa mì, lúa mạch đen, hành, tỏi, đậu, và rễ rau diếp... nằm trong nhóm dễ gây xì hơi.
2. Chướng bụng
Khi hơi được tạo ra quá nhanh, ruột của bạn có thể bị phồng to lên nhanh chóng làm cho nhiều người bắt đầu có cảm giác chướng bụng.
Nếu khí ga bị "khóa" trong bụng không thể thoát ra, chướng bụng có thể gây vấn đề lớn, rõ nhất là bụng bạn to lên trông thấy sau khi ăn. Chứng chướng bụng này có thể đi từ nhẹ đến nặng. Nếu bị chướng bụng nặng và quá thường xuyên, bạn nên khám bác sĩ.
3. Đi vệ sinh bất thường
Chúng ta không chỉ ăn một loại thực phẩm, một lượng thức ăn giống nhau vào đúng một thời gian mỗi ngày, do đó ruột bạn cũng không hoạt động đều đặn giống một chiếc đồng hồ.
Thường thì việc đi vệ sinh không đều không phải là điều đáng lo, nhưng nếu có thay đổi đáng kể lớn về chu trình hoạt động của ruột, bạn nên chú ý.
4. Đau bụng
Một vài người bị đau bụng khá bất thường và đau do mắc phải hội chứng ruột kích thích. Dù ăn như người bên cạnh, họ vẫn có thể bị đau, chướng bụng, tiêu chảy hoặc táo bón.
Nguyên nhân dẫn tới đau bụng không hẳn là do tiêu hóa, nó còn có thể báo hiệu nhiều tình trạng nghiêm trọng khác. Nếu đau bụng nặng, bất thường, bạn nên nhanh chóng đi khám.
5. Đi vệ sinh cấp
Mỗi khi đi vệ sinh, bạn chỉ lo sợ không thể đến nhà vệ sinh kịp thời. Vấn đề khó chịu này có thể gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, cần đi khám để biết nguyên nhân.
Khi vấn đề về tiêu hóa đi kèm với những dấu hiệu bất thường khác như tiêu ra máu, sốt, giảm cân không lý do, bạn cũng cần đi khám sớm.