11 nước đồng thuận với tên gọi mới 'CPTPP'

TPO - TPP sẽ có tên gọi mới là Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Các thỏa thuận cũng cho phép các nước thành viên tạm hoãn một số nghĩa vụ để các nước thành viên có thể có thời gian chuẩn bị trong bối cảnh mới. 

Tại cuộc họp báo TPP sáng nay, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, trong những ngày qua, bộ trưởng các đoàn đàm phán đã thống nhất được những nội dung cơ bản quan trọng của TPP. Trên cơ sở các cuộc đàm phán 4 vòng đó, các bộ trưởng đã thống nhất tên gọi mới của TPP là Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CP TPP).

Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng ái thiết kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi tại cuộc họp báo về TPP. Ảnh: Hồng Vĩnh

Các bộ trưởng cũng ra tuyên bố chung về việc thống nhất những vấn đề cốt lõi của Hiệp định TPP theo hướng giữ nguyên những nội dung của hiệp định TPP. Thỏa thuận cũng cho phép các nước thành viên tạm hoãn một số nghĩa vụ để một số nước thành viên có thêm thời gian chuẩn bị trong bối cảnh mới.

“Các bộ trưởng cũng thống nhất rằng, Hiệp định CPTPP là hiệp định toàn diện, có tiêu chuẩn cao và cân bằng. Các bộ trưởng cũng tiếp tục giao trưởng đoàn đàm phán xử lý các vấn đề kỹ thuật còn chưa đạt được sự đồng thuận cũng như tiến hành rà soát các điều kiện pháp lý trước khi thực hiện ký kết để áp dụng.

Kết quả đạt được ở Đà Nẵng đã thể hiện nỗ lực rất lớn của 11 bộ trưởng các nước TPP nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm”, ông Trần Tuấn Anh cho hay.

7 điều khoản mới trong hiệp định CPTPP

Bộ trưởng Tái thiết kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi cho biết, các bộ trưởng đã thống nhất các điều khoản tạm hoãn của hiệp định TPP.

"Chúng tôi cũng đã bàn và xây dựng các nguyên tắc của thỏa thuận để báo cáo lại với lãnh đạo nền kinh tế của mình. Chúng tôi đồng thuận thỏa thuận TPP tiến bộ và toàn diện. Khuôn khổ của thỏa thuận. Có thêm 7 điều khoản liên quan đến TPP được bàn luận. Trong đó, điều 7 là để tích hợp các điều khoản của hiệp định TPP. Điều 12 có các điều khoản tạm hoãn thực thi nghĩa vụ của các nước thành viên”, ông Motegi nói.

Được biết, thỏa thuận về hiệp định mới CPTPP sẽ có hiệu lực nếu có ít nhất 6 nước tham gia. Thỏa thuận cũng được làm bằng tiếng Pháp, tiếng Anh, Tây Ban Nha và có hiệu lực như TPP 12. Ngoài ra có thêm một điều khoản chung: TPP sẽ được kích hoạt ngay khi có sự đồng thuận của các quốc gia tham gia.

“Việc tạm hoãn các điều khoản có 20 điều trong đó có 12 điều về sở hữu trí tuệ. Có 4 điều khoản sẽ phải đàm phán lại”, ông Motegi cho biết thêm.

Theo Bộ trưởng Tái thiết kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi, để nói về tương lai của thỏa thuận, vào tháng 1/2017 và tháng 3/2017, các bộ trưởng đã có các cuộc họp đầu tiên về việc này. Các cuộc họp của các bộ trưởng TPP trong 3 lần sau đó đã có bàn đến những điều khoản sẽ được thực hiện.

“Chúng tôi cũng nỗ lực kêu gọi để Mỹ quay lại TPP”, ông Motegi nhấn mạnh và nói: “Chúng tôi đã đạt được đồng thuận trong một thời gian rất ngắn. Trong 8000 trang tài liệu của thỏa thuận TPP, chúng tôi có 20 điều khoản tạm hoãn. Chúng tôi đang duy trì một thỏa thuận tương đương như của TPP 12”.

Theo ông Motegi, các quốc gia có nhiều đề xuất liên quan đến các điều khoản tạm hoãn, nhưng nếu đi quá sâu đến việc này, các điều khoản của hiệp định sẽ đổ vỡ. So với TPP 12, đây là thỏa thuận rất cao, cân bằng và thực chất và cả 11 quốc gia đã đạt được sự đồng thuận cho CPTPP. "Đây là thông điệp mạnh mẽ để Mỹ nhận ra điều này”, Bộ trưởng nói.

Trước câu hỏi các nước TPP nói chung và Việt Nam có gặp khó khăn gì trong bối cảnh không có sự tham gia của Mỹ, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, TPP 12 là hiệp định có chất lượng rất cao và các quốc gia đã đạt được sự cân bằng chung. Khi Mỹ rút khỏi TPP cũng tạo ra khó khăn với các quốc gia trong việc thực hiện các nghĩa vụ cam kết của mình.

Tuy nhiên các trưởng đoàn đàm phán đã có cách tiếp cận rất thực tiễn nhằm làm sao vẫn thực hiện được hiệp định vẫn đảm bảo chất lượng cao như TPP 12. Bốn cuộc đàm phán của các đoàn đàm phán đã giúp chúng tôi đạt được những thỏa thuận rất cơ bản quan trọng, cốt lõi như các quy định của TPP 12 đồng thời đảm bảo được những thỏa thuận với các điểm cân bằng mới. Các trưởng đoàn đàm phán sẽ thực hiện các

“Các đoạn đường khó khăn nhất chúng tôi đã đi qua và đang đến rất gần với điểm cuối để thực hiện một hiệp định mới với tên gọi mới CP TPP có sự tham dự của 11 nước thành viên tham gia”, ông Trần Tuấn Anh nói.

Bộ trưởng Tái thiết kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi cho hay, các đoàn đàm phán đã đạt được 2 mục tiêu quan trọng: Đảm bảo chất lượng của hiệp định và đáp ứng được thời gian. Châu Á- Thái Bình Dương

Mong muốn thiết lập một luật chơi mới rất quan trọng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tôi hy vọng các quốc gia sẽ thống nhất được và hiệp định mới sẽ giải quyết được các thách thức”, ông Motegi nói.

Bộ trưởng Motegi cũng xâc định trọng trách khi đồng chủ trì các cuộc đàm phán với Bộ trưởng Trần Tuấn Anh. So với các cuộc đàm phán trước, lần này rất khác. Nhưng với các nước, luôn có những điều khoản cần điều chỉnh và đây là một nhiệm vụ rất khó khăn. Trong các cuộc đàm phán đa phương thế này, Nhật Bản giữ vai trò chung nhằm giải quyết và nắm được các quan điểm của mỗi bên. “Nhiều khi kết quả thay đổi vào phút cuối cùng. Phút cuối cùng Canada thay đổi thái độ nhưng rốt cuộc chúng tôi đã đạt được thỏa thuận của mình”, ông Motegi nói.

Đổi tên TPP thành CPTPP

Lý giải việc đổi tên TPP thành CPTTP, ông Motegi cho hay, lần này các nước đã đưa ra tên gọi mới là: Hiệp định đối tác toàn diện xuyên Thái Bình Dương. Các nước đã thảo luận rất nhiều về việc thay tên do liên quan đến những vấn đề về thương mại và đầu tư mà bản chất đây là hiệp định cao hơn.

“Còn lý do vì sao Canada thay đổi thái độ, phải hỏi thẳng Canada. Còn cuộc gặp các bộ trưởng trước đó, đại diện các nước đã đồng ý và giơ tay thông qua”, ông Motegi nói và cho hay, cuộc họp ngày hôm qua, các đoàn đã đề nghị Canada có thông tin khẳng định lại.

Không bình luận thêm, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, không chỉ đơn thuần là sự khác biệt so với TPP 12, các bộ trưởng đã thống nhất trong bối cảnh mới, có quốc gia rút khỏi TPP nhưng các quốc gia còn lại vẫn tiếp tục tham gia hiệp định với chất lượng cao.

Về những vấn đề liên quan đến những khó khăn nhất với Việt Nam khi đàm phán TPP 11, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, điểm khó khăn nhất chính là tìm ra điểm cân bằng mới để duy trì một hiệp định chất lượng cao như TPP. Đây cũng là điểm khó khăn cho mỗi quốc gia khi tham gia đàm phán. Việt Nam đã có những nghiên cứu cụ thể cũng như các nhu cầu khác về kinh tế chính trị và xã hội để đảm bảo sự tham gia của Việt Nam vào hiệp định cũng như sớm đưa hiệp định vào sớm thực hiện.

“Chúng tôi có những khó khăn nhất định trong việc duy trì việc trao đổi thẳng thắn giữa các nước tham dự cũng như tìm ra điểm cân bằng mới để thực hiện hiệp định”, ông Trần Tuấn Anh nói.