Đó là lý do tại sao phải tuân thủ các bước an toàn thực phẩm để tránh bị nhiễm bệnh từ thực phẩm chúng ta ăn uống hàng ngày.
Người bị nhiễm khuẩn từ thực phẩm có thể không có triệu chứng hoặc có thể có các triệu chứng từ nhẹ là khó chịu mêt mỏi, buồn nôn đến nặng là mất nước nghiêm trọng và tiêu chảy ra máu.
Dưới đây là những “nhắc nhở” chúng ta hay tùy tiện bỏ qua:
1. Nếu bạn được phục vụ món thịt hoặc sản phẩm trứng chưa nấu chín tại một nhà hàng, hãy yêu cầu một đĩa mới hoặc nấu lại món đó.
2. Hãy chắc chắn rằng bạn không để nước trái cây bị giây rớt nước từ các loại thịt sống, gia cầm, động vật có vỏ, hoặc trứng vì chúng là nguyên nhân làm ô nhiễm thực phẩm khác.
3. Đừng để trứng, thịt, gia cầm, hải sản, hoặc sữa trong thời gian dài ở nhiệt độ phòng. Thức ăn thừa và thực phẩm chuẩn bị trước cho bữa sau phải cất vào tủ lạnh kịp thời.
4. Rửa tay, thớt, dao bằng xà phòng kháng khuẩn và nước nóng sau khi thái thịt sống, gia cầm, hải sản, trứng.Thớt gỗ không được khuyến khích vì chúng có thể khó làm sạch hơn.
5. Tránh uống sữa hoặc các loại thực phẩm làm từ sữa chưa được tiệt trùng.
6. Đừng rã đông thực phẩm ở nhiệt độ phòng. Làm tan thực phẩm trong tủ lạnh và sử dụng chúng ngay lập tức. Không cấp đông lại thực phẩm sau khi đã rã đông hoàn toàn.
7. Nếu bạn bị tiêu chảy hoặc nôn mửa, không chuẩn bị thức ăn cho người khác, đặc biệt là trẻ sơ sinh, người già, và những người có hệ miễn dịch suy yếu vì họ dễ bị nhiễm bệnh từ bạn.
8. Rửa tay bằng xà phòng sau khi xử lý các loài bò sát, rùa, chim, hoặc sau khi tiếp xúc với phân người hoặc vật nuôi.
9. Sữa mẹ là thức ăn an toàn nhất cho trẻ nhỏ. Cho con bú nhiều nhất có thể ngăn ngừa nhiều bệnh tật do thực phẩm và các vấn đề sức khỏe khác.
10. Những người có nguy cơ cao, chẳng hạn như phụ nữ mang thai, những người có hệ miễn dịch suy yếu, trẻ sơ sinh và người cao tuổi cũng nên: Tránh các loại pho mát mềm như Feta, Brie, Camembert và phô mai xanh Mexico. Thay thế bằng pho mát cứng, pho mát kem là các loại phô mai an toàn.