> 7 'bí kíp' để bé yêu ngủ ngon
Tuy nhiên, có những bí mật có thể mẹ chưa từng biết đến. Những thông tin dưới đây sẽ “bật mí” chúng cho mẹ nhé.
1. Bé cần thịt đỏ để phòng bệnh thiếu máu
Theo dữ liệu của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh ở Atlanta, nguy cơ bé mắc bệnh thiếu máu rất lớn: 9% trẻ mới biết đi trong độ tuổi từ 1 đến 2 thiếu sắt, con số này giảm xuống còn 3% với các bé trong độ tuổi từ 3 đến 5 và dừng ở mức 2% ở độ tuổi từ 6 đến 11. Khi còn nhỏ, bé nên được ăn lượng thịt đỏ phù hợp để bổ sung sắt. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách khác để bé có thể bổ sung chất này như ăn ngũ cốc, bánh mỳ, trái cây sấy khô, mật làm từ đường, trứng, cá..
2. Bé không thể khỏe mạnh nếu thiếu chất xơ
Rất nhiều bé không thích ăn rau bởi chúng có vẻ nhàm chán và không có mùi vị hoặc hương thơm hấp dẫn như thịt. Tuy nhiên, rau cung cấp một lượng chất xơ và vitamin rất lớn, tiêu biểu phải kể đến bông cải xanh, rau chân vịt… Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hàng ngày mẹ nên cung cấp cho bé năm chén trái cây, rau củ quả để bổ sung đầy đủ lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể.
Nếu bé không thích ăn cà rốt, mẹ có thể cho bé ăn dưa đỏ chứa vitamin A và Caroten. Dâu tây và cam có thể thay thế rau chân vịt trong việc cung cấp axit Folic. Thay vì ăn khoai tây, bé có thể ăn chuối để bổ sung vitamin K; các loại cam quýt cung cấp vitamin C cho cơ thể.
3. Các sản phẩm từ sữa không làm bé cảm nặng hơn?
Rất nhiều người cho rằng bé bị cảm lạnh nếu sử dụng sữa sẽ làm chất nhầy trong mũi và cổ họng nhiều hơn. Theo nghiên cứu của các giáo sư tại Trung tâm Dinh dưỡng Nhi khoa ở Houston, đó hoàn toàn không phải sự thật. Bé vẫn nên được ăn sữa bình thường, tuy nhiên, ngoài sữa, mẹ nên bổ sung thêm nhiều chất lỏng khác cho bé như nước lọc, nước trái cây, hoa quả hoặc súp gà. Khi bé bị cảm lạnh, mẹ phải giữ không để cơ thể bé mất nước.
4. Chất béo giúp da của bé đẹp hơn
Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi cần khoảng 40% lượng calo từ chất béo hàng ngày bởi trong thời gian này, não bé đang hoạt động rất mạnh. Vì vậy, nhu cầu về axit béo và chất béo rất cần thiết.
Đó chính là lý do các chuyên gia khuyên bé dưới hai tuổi nên uống sữa đều đặn. Bé lớn hơn cần chất béo trong cả chế độ ăn hàng ngày. Chất béo sẽ góp phần giúp làn da khỏe mạnh, tăng trưởng, sản xuất hooc môn giới tính, tăng hấp thu vitamin.
5. Đường làm bé ít hiếu động hơn
Nghiên cứu của giáo sư nhi khoa tại Trường Y Mount Sinai ở New york cho biết, “ Ăn nhiều đường làm bé trở nên ít hiếu động hơn”. Ba mẹ hay lầm tưởng rằng, bé ăn đồ ngọt như sô cô la, bánh kem, nước ngọt có ga sẽ tràn đầy năng lượng và trở nên năng động hơn. Điều này thật sự sai lầm bởi trong những đồ ăn này có chứa caffein. Đây chính là thủ phạm ức chế sự hoạt động của bé.
6. Nước ép hoa quả là nước giải khát lành mạnh
Nước ép trái cây chứa nhiều dinh dưỡng. Chúng dễ uống và khiến bé rất thích thú. Tuy nhiên, mẹ không nên cho bé uống nhiều bởi chúng làm bé giảm sự thèm ăn. Ngoài ra, uống nhiều nước hoa quả khiến bé dễ bị sâu răng, đau dạ dày vì axit trong đó. Đối với bé mới biết đi, lượng nước ép phù hợp thường là 110 đến 160ml/ ngày, bé lớn hơn không nên uống quá 330ml/ngày.
7. Bánh mỳ trắng không có chất dinh dưỡng
Bánh mỳ chứa chất xơ có thể ngừa táo bón, bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng. Vì vậy, mẹ không nên cho bé ăn nhiều bánh mỳ trắng.
Hoài Thu
Đơn vị tư vấn chuyên môn:
Website: www.methongthai.vn
Email: tuvan@methongthai.vn
Số điện thoại: 04.628.151.22/ 0943.48.49.50
Địa chỉ: Phòng 2203 nhà 24T2 đường Hoàng Đạo Thúy, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, Hà Nội