> Bán đất theo kiểu 'Cuội bán vịt trời'
> Làm ủy quyền giả, bán đất của dân
Bà Tuyến cho biết, năm 1978, Phòng lương thực huyện Thạnh Trị mượn 2.580 m2 đất của gia đình bà để làm sân phơi lúa. Việc mượn đất này có xác nhận của ông Ngô Thanh Quang, Phó phòng lương thực huyện Thạnh Trị hồi đó. Sau khi Phòng lương thực giải thể, phần đất cho mượn được đơn vị này trả lại cho gia đình bà Tuyến sử dụng.
Vẫn có tên trong sổ gốc!
Năm 2002, ông Trần Công Đổm mất. Năm 2004, UBND huyện Thạnh Trị có công văn cho rằng, mảnh đất này trước giải phóng nguyên là đất “địch lấy xây dựng phân khu Thạnh Trị”; sau giải phóng, Phòng lương thực huyện sử dụng, rồi giao cho xã Thạch Trị quản lý.
Từ nhận định đó, UBND huyện Thạnh Trị công nhận đám đất “là của xã Thạnh Trị quản lý, sử dụng”. Bà Tuyến khiếu nại nhưng không được chấp nhận. Kết quả là ngày 9-6-2010, Sở TN&MT tỉnh Sóc Trăng đã cấp sổ đỏ cho UBND xã Thạnh Trị.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của người viết bài này thì trong sổ mục kê ruộng đất lập ngày 4-7-1993 lưu tại UBND xã Thạch Trị, Phòng TN&MT huyện Thạch Trị và Sở TN&MT tỉnh Sóc Trăng, diện tích đất nói trên vẫn đứng tên ông Trần Công Đổm (chồng bà Tuyến).
Sổ lưu tại UBND xã Thạnh Trị tên ông Đổm bị gạch và ghi thêm dòng chữ “cơ quan xã trưởng - chế độ cũ”; còn sổ lưu tại hai cơ quan TN&MT huyện và tỉnh vẫn còn nguyên tên ông Đổm.
Mới đây, trong một văn bản đề ngày 17-1-2013, Sở TN&MT tỉnh Sóc Trăng xác nhận sổ mục kê, sổ đăng ký ruộng đất năm 1993, đám đất đang có tranh chấp do ông Trần Công Đổm đứng tên là chính xác.
Bán đất phải đuổi họ đi...
Trên đám đất tranh chấp, hiện UBND xã Thạnh Trị đã cho dựng tạm một nhà sinh hoạt cộng đồng, và đang rao bán với giá khởi điểm 150.000 đồng/m2. Cũng trên phần đất đó, một con trai và một cháu ruột của bà Tuyến đang cất nhà ở. Hai người này thuộc hộ nghèo, không có đất, xã bán đất là phải đuổi
họ đi.
Trao đổi với tác giả bài viết, cán bộ xã Thạnh Trị và Phòng TN&MT huyện Thạch Trị đều nói: “Việc giải quyết từ trước, chúng tôi về sau không trả lời được đúng hay sai”.
Nhiều người dân ở xã Thạnh Trị bức xúc nói, đất do cha ông người ta để lại, nhân chứng (dân cố cựu ở địa phương) còn đó, vật chứng (sổ mục kê ruộng đất) còn đó, nay đuổi người ta ra đường lấy đất đó để bán thì không hợp cả pháp lý và đạo lý!
Ông Lâm Hoàng Nghiệp, Chủ tịch UBND huyện Thạnh Trị, trả lời Tiền Phong thẳng thắn: “Có hai vấn đề tôi sẽ đề nghị xem xét lại. Thứ nhất, cho rằng cuối năm 1990 đầu năm 1991 đất được giao cho UBND xã Thạnh Trị quản lý sử dụng đến nay, nhưng tại sao trong sổ mục kê năm 1993 lại đứng tên ông Trần Công Đổm. Thứ hai, tại sao đất đứng tên kê khai là ông Đổm mà lại cấp sổ đỏ cho UBND xã?”.