> Tổng thống Yemen ký thỏa thuận chuyển giao quyền lực
Khi tham gia vào làn sóng dân chủ hồi tháng Hai, được phương Tây tung hô bằng tên gọi “Mùa xuân Arập”, người Ai Cập đã kỳ vọng một mùa xuân mới sẽ đến với đất nước sau khi chính thể của ông Mubarak bị lật đổ.Nhưng họ đã phải đối diện với một thực tế phũ phàng: Đất nước vẫn trong tình trạng rối loạn và suy thoái.
Nền kinh tế, vốn đã kiệt quệ sau cơn địa chấn chính trị, tiếp tục rơi xuống vực. Kinh tế Ai Cập được dự đoán sẽ giảm 0,5% trong năm 2011. Dự trữ ngoại tệ từ 36 tỷ USD đầu năm 2011 đã giảm xuống còn 22,1 tỷ USD vào tháng 10 và dự kiến sẽ tiếp tục giảm xuống mức khiến ngân hàng trung ương không thể ngăn chặn được nguy cơ đồng bảng Ai Cập đột ngột mất giá mạnh.
Giá tiêu dùng sẽ tăng với tốc độ phi mã và chắc chắn điều này sẽ châm ngòi tình trạng hỗn loạn mới. Đây là một thảm họa cả về kinh tế lẫn chính trị đối với người dân Ai Cập.
Trong khi kinh tế đất nước đang đứng trên bờ vực, Hội đồng cầm quyền quân sự Ai Cập (SCAF) vẫn quyết tâm bám giữ quyền lực song lại hầu như không có một biện pháp hiệu quả nào để cứu vãn tình hình.
Mâu thuẫn giữa SCAF với các lực lượng chính trị đối lập ngày càng gay gắt. Hậu quả là kịch bản tháng 2 tái diễn, hàng trăm nghìn người xuống đường, đụng độ với cảnh sát và quân đội, hàng nghìn người thương vong.
Một lần nữa, máu lại đổ trên quảng trường Tahrir, nơi từng là trung tâm của “mùa xuân Arập” tại Ai Cập. Phải chăng người dân đã vỡ mộng về một mùa xuân tươi sáng?
Mùa xuân chỉ đến với Ai Cập khi người dân được sống trong bình yên, không còn đói nghèo và thiếu thốn. Thế nhưng, họ vẫn đang phải vật lộn để mưu sinh trong một đất nước chìm sâu trong khủng hoảng chính trị và kinh tế.
Tình hình ở Ai Cập đã chứng tỏ một thực tế khó khăn ở đất nước này, cũng như các quốc gia Arập vừa trải qua chính biến, chỉ mới bắt đầu. Cơn địa chấn chính trị đã không mở ra một kỷ nguyên tươi sáng. Ước mơ về một “mùa xuân Arập” thực sự, một tương lai xán lạn đã trở nên quá xa vời.