Việt Nam ngắm nghía 'cơn thịnh nộ' Iskander

TPO - Một số nguồn tin quân sự Nga đã thông tin về việc Việt Nam rất quan tâm đến tổ hợp tên lửa đất đối đất Iskander tiên tiến với uy lực cực mạnh, được coi là 'cơn thịnh nộ' trên chiến trường.

Việt Nam ngắm nghía 'cơn thịnh nộ' Iskander

> Pháo cao xạ 37mm trở thành Bảo vật quốc gia

> Tiêm kích Su-35 lần đầu xuất ngoại 

TPO - Một số nguồn tin quân sự Nga đã thông tin về việc Việt Nam rất quan tâm đến tổ hợp tên lửa đất đối đất Iskander tiên tiến với uy lực cực mạnh, được coi là 'cơn thịnh nộ' trên chiến trường.

Tên lửa 9K720 "Iskander" SS-26 «Stone» được thiết kế với mục đích –yêu cầu cấp chiến dịch: Bí mật triển khai và bất ngờ tiến hành các đòn tấn công tên lửa có hiệu quả cao vào các mục tiêu đặc biệt quan trọng có diện tích nhỏ và khu vực co cụm lực lượng của đối phương ở sâu trong hậu phương chiến dịch của đối phương. Các đơn vị, phương tiện hỏa lực (các tổ hợp tên lửa, các trận địa pháo phản lực, các trận địa pháo binh), sân bay dã chiến, nơi tập trung các máy bay chiến đấu cấp chiến dịch, chiến thuật và máy bay trực thăng, sở chỉ huy của địch và các trung tâm thông tin liên lạc, điều hành tác chiến, các cơ sở hạ tầng dân sự quan trọng (các công trình hạ tầng, nhà máy, kho tàng, bến cảng…).

  Tổ hợp tên lửa Iskander khai hỏa

Tổ hợp tên lửa có độ chính xác cao Iskander 9K720 là kết quả của nỗ lực vì công việc chung của một tập thể các viện nghiên cứu, phòng thiết kế và các nhà máy dưới sự chỉ đạo của Trung tâm Thiết kế kỹ thuật (KBM Kolomna), được biết đến là qua các thiết kế, thử nghiệm và chế tạo các tổ hợp tên lửa “Totrka” "Oka". Phương tiện mang và cũng là bệ phóng đạn được thiết kế bởi Trung tâm nghiên cứu thiết kế và thử nghiệm CKB "Titan" (Volgograd), hệ thống dẫn đường – Hệ thống điều khiển và dẫn đường, chỉ thị mục tiêu được phát triển bởi Viện nghiên cứu Tự động hóa - Thủy lực (Moscow).

Tổ hợp tên lửa chiến dịch - chiến thuật (PTRC), "Iskander" đã được chế tạo trong điều kiện Hiệp ước loại trừ các loại tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tầm trung và tầm gần vào năm 1987 (INF) và không sử dụng vũ khí hạt nhân trên chiến trường đối với hai bên tham chiến. Trong khuôn khổ các điều ước này, Liên bang Xô Viết đã phát triển các tổ hợp tên lửa chiến trường với các yêu cầu cơ bản mới, chẳng hạn như: Không sử dụng các đầu đạn hạt nhân và chỉ sử dụng các đầu đạn có chất nổ thông thường, yêu cầu độ chính xác cao của tên lửa. có thể kiểm soát ở tất cả (phần lớn) các giai đoạn trong quỹ đạo của tên lửa, khả năng có thể đặt các đầu đạn theo đặc thù mục tiêu lên tên lửa để tiêu diệt mục tiêu có hiệu quả cao nhất (đạn nổ phá, đạn catset, đầu đạn nhiệt áp hoặc đầu đạn xuyên bê tông), đạt cấp độ cao của quý trình tự động hóa trao đổi thông tin và điểu hành tác chiến.

Tổ hợp tên lửa phải có thể sử dụng dữ liệu từ các hệ thống dẫn đường vệ tinh toàn cầu (GLONASS, NAVSTAR), có khả năng tiêu diệt các mục tiêu chuyển động và các mục tiêu cố định có cấp độ bảo vệ cao nhất, có khả năng đốt cháy và phá hủy mục tiêu với hiệu suất cao của vụ cháy nổ (sử dụng thuốc nổ nhiệt áp), có khả năng đột phá hiệu quả những hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa cao cấp và hiện đại của đối phương.

  Tổ hợp tên lửa Iskander có uy lực và sức hủy diệt rất lớn

Tổ hợp tên lửa chiến thuật (PTRC) Iskander cơ động có độ chính xác cao được thiết kế để tiêu diệt các cụm binh lực đối phương với đầu đạn thông thường, mục tiêu có diện tích nhỏ và khu vực mục tiêu tập trung nằm sâu trong bố trí đội hình tác chiến cấp chiến dịch – chiến thuật của đối phương, các mục tiêu có thể:

Các phương tiện hỏa lực (các tổ hợp tên lửa các cấp, các trận địa triển khai các tổ hợp pháo phản lực tên lửa, pháo binh tầm xa); Hệ thống các trận địa tên lửa, pháo binh chống tên lửa đạn đạo và phòng không; Sân bay và các cụm máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng trên mặt đất;
Sở chỉ huy các bộ tư lệnh, các đơn vị và các đài, trạm trung tâm thông tin liên lạc, trinh sát tình báo điện tử (các tổ hợp radar, các đài quan sát…);
Các công trình quan trọng của cơ sở hạ tầng dân sự;
Các mục tiêu cơ động lớn (tầu vận tải đường bộ, đường biển), các mục tiêu có diện tích nhỏ (hầm phòng thủ, các khu hầm ngầm quân sự, các đài, trạm…) và khu vực tập trung mục tiêu quan trọng khác trong lãnh thổ đối phương.

Trang thiết bị biên chế trong tổ hợp gồm có:

 

Tên lửa 9М723;

Xe phóng đạn tự hành (SPU) 9P78;

Xe vận chuyển và nạp đạn (TRV) 9T250;

Xe chỉ huy và điều khiển hỏa lực (CSV) 9S522;

Xe thu thập và xử lý thông tin (PIP) 9S920;

Xe kiểm chuẩn và bảo trì bảo dưỡng tổ hợp tên lửa (MRTO);

Xe hậu cần;

Xe chở cơ sở vật chất vũ khí, khí tài và trang thiết bị đào tạo.

Tên lửa "Iskander" – là tên lửa sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu rắn, một tầng phóng với đầu đạn không tách rời khi đang trong quỹ đạo bay. Tên lửa được điều khiển trên toàn bộ đường bay với các cánh điều khiển và luồng khí phụt phản lực. Quỹ đạo đường bay "Iskander" không phải là đạn đạo, là quỹ đạo điều khiển học. Tên lửa luôn luôn thay đổi tọa độ quỹ đạo bay. Tên lửa đặc biệt cơ động liên tục trên giai đoạn tăng tốc và giai đoạn cuối tiếp cận mục tiêu – với tải trọng từ 20g đến 30g.

Quỹ đạo bay của tên lửa hầu hết diễn ra trên độ cao là 50 km so với bề mặt trái đất, tên lửa có bề mặt phản xạ hiệu dụng rất nhỏ, giảm thiểu tối đa khả năng phát hiện bằng radar của đối phương và đánh chặn trên quỹ đạo bay đến mục tiêu. Hiệu quả của khả năng "vô hình" của tên lửa đạt được thực hiện nhờ sự kết hợp các giải pháp thiết kế tên lửa với rất ít các góc cạnh làm giảm tối thiểu độ độ phản xạ sóng radio đồng thời được sơn phủ bằng lớp sơn phủ đặc biệt hấp thụ sóng radar và tạo thành nhiệt năng (công nghệ stealth).

 

Đầu tự dẫn quang học của tên lửa

Trong giai đoạn cuối, khi tiếp cận gần mục tiêu tên lửa được điều khiển bằng phương pháp đạo hàng quán tính, sau đó là phương pháp khóa mục tiêu tự động bằng phương pháp so sánh tương quan ảnh mục tiêu bằng bộ phận tự dẫn quang học trên đầu đạn. Nguyên lý làm việc của hệ thống tự dẫn quang học là, bộ phận quang học sẽ chụp ảnh địa hình khu vực mục tiêu,máy tính trên đầu đạn sẽ so sánh ảnh địa hình khu vực mục tiêu với các hình ảnh mẫu tiêu chuẩn được đưa vào bộ nhớ máy tính trước khi phóng đạn. Từ đó máy tính xác định vị trí mục tiêu và điều chỉnh đường đạn. Đầu dẫn quang học có độ cảm biến ánh sáng tự nhiên rất cao, có khả năng chống nhiễu điện từ của các phương tiện, trang thiết bị tác chiến điện tử, cho phép có thể đánh trúng mục tiêu ngay cả ban đêm không trăng và không có các nguồn chiếu sáng mục tiêu tự nhiên khác với sai số ± 2 m.

 

Tên lửa được lắp đặt các loại đầu đạn khác nhau (có 10 loại đầu đạn):

Đầu đạn cassette với các đạn thứ cấp nổ phá mảnh phi tiếp xúc;

Đầu đạn cassette với các đầu đạn thứ cấp nổ lõm và phá mảnh;

Đầu đạn cassette có lắp các bộ phận tự tìm mục tiêu;

Đầu đạn сassette có thiết bị kích nổ từ xa;

Đầu đạn nổ phá mảnh thông thường;

Đầu đạn nổ phá và gây cháy (đạn tecmit hoặc đầu đạn nhiệt áp);

Đầu đạn xuyên phá bê tông.

Các đầu đạn cassette được bung đạn trên tầm cao từ 0,9 đến 1,4 km, các đầu đạn thứ cấp sẽ văng ra theo lực đẩy quán tính và mở các cánh ổn định hoặc dù điều khiển đạn. Các đầu đạn thứ cấp được lắp đặt các thiết bị radar tìm kiếm mục tiêu, kích nổ đầu đạn thứ cấp được thực hiện trên độ cao từ 6 đến 10 m trên mục tiêu. Đây là loại đạn nhằm tiêu diệt các mục tiêu như xe tăng, xe thiết giáp tập trung, tấn công từ trên tháp pháo.

  Xe tổ hợp tên lửa Iskander

Hệ thống bệ phóng tên lửa tự động hoàn toàn và được lắp đặt trên xe cơ giới bánh hơi khung gầm 8 x 8 với khả năng cơ động tăng cường (MAZ-7930). Hệ thống được sử dụng để bảo vệ và vận tải tên lửa, công tác chuẩn bị phóng đạn và phóng đạn trong vùng phóng đạn có góc mở ±90° theo hướng tiến của mũi xe phóng đạn. Trang thiết bị điện tử đảm bảo xác định tọa độ vị trí đứng, trao đổi thông tin với tất cả các đầu xe điều hành tác chiến và trinh sát dẫn đường điều khiển, thực hiện nhiệm vụ trực chiến, chuẩn bị phóng đạn khi đạn đang ở tư thế nằm trên mặt phẳng ngang, đưa đạn về vị trí phóng đạn thẳng đứng và phóng tên lửa, lưu trữ tên lửa và kiểm tra tên lửa.

Thời gian của bệ phóng mang tên lửa nằm ở tư thế phóng đạn nhỏ nhất là khoảng 20 phút. Để tiến hành phóng đạn không có yêu cầu đặc biệt về công tác chuẩn bị kỹ thuật hoặc xác định tọa độ vị trí phòng đạn. Phóng đạn có thể tiến hành bất cứ lúc nào (từ hành tiến), có nghĩa là xe phóng đạn có thể rẽ vào khu vực nào đó từ đường hành quân (ngoại trừ vùng đất nền yếu như cát, bùn lầy…) và hệ thống trang thiết bị thân xe tự động xác định vị trí, các chiến sĩ trên xe, không dời khỏi cabin tiến hành các hoạt động chuẩn bị phóng tên lửa và phóng. Sau khi đã phóng tên lửa, xe bệ phóng sẽ quay trở về khu vực nạp đạn tên lửa, có thể là bất kỳ ở đâu, nạp tên lửa vào bệ phóng và sẵn sàng lên đường, phóng tên lửa lần tiếp theo từ bất kỳ vị trí nào trên đường cơ động.

 

Xe kỹ thuật vận chuyển và nạp đạn cũng được bố trí trên khung gầm thân xe МАZ-79306 và được lắp đặt thêm cẩu mũi tên. Tải trọng của xe kỹ thuật vận tải là 40000kg, kíp lái 2 người.

  Xe kỹ thuật và vận chuyển đạn cho tổ hợp Iskander

Hệ thống điều khiển tự động dựa trên cơ sở thiết kế một tổ hợp trang thiết bị điều hành thống nhất cho tất cả các cấp chỉ huy và được lắp đặt trên khung gầm của dòng xe KAMAZ . Thiết lập cấp độ chỉ huy, kiểm soát, truyền thông và điều hành tác chiến (lữ đoàn, tiểu đoàn, khẩu đội) được thực hiện bởi phân cấp phần mềm ứng dụng. Để đảm bảo việc trao đổi thông tin trong tình huống phóng đạn, trong xe điều khiển lắp đặt thêm thiết bị điều hành tác chiến và đường truyền thông tin. Trao đổi thông tin có thể được thực hiện trên hai loại kênh (mã hóa và không mã hóa thông tin).

"Iskander" được tích hợp với các hệ thống tác chiến khác nhau như hệ thống trinh sát và điều hành tác chiến. Thông tin về mục tiêu được truyền theo các kênh thông tin vệ tinh, kênh của máy bay trinh sát và kênh thông tin của máy bay không người lái trên không (kiểu máy bay không người lái "Reis-D") về trạm thu thập và xử lý thông tin, thiết lập phần tử bắn (PIP). Hệ thống căn cứ vào nhiệm vụ sẽ tính toán quỹ đạo bay cho các tên lửa đang được chuẩn bị và cung cấp thông tin tham chiếu mục tiêu (không ảnh, tọa độ ..) cho các tên lửa với đầu tự dẫn quang ảnh (OGSN), sau đó thông tin được truyền phát bằng sóng radio đến xe chỉ huy, tham mưu tác chiến (CSV) của tiểu đoàn và khẩu đội, từ đó truyền đến - xe bệ phóng tên lửa. Lệnh phóng tên lửa có thể được hình thành từ xe chỉ huy điều hành tác chiến tiểu đoàn, hoặc có thế đến từ cấp chỉ huy và điều hành tác chiến của lực lượng pháo binh cấp cao hơn.

Xe kỹ thuật chuẩn chỉnh và bảo trì bảo dưỡng (MRTO) được đặt trên khung gầm của dòng xe "KAMAZ" và được sử dụng để kiểm tra, điều chỉnh thiết bị trong tên lửa khi tên lửa đang nằm trên các xe vận tải và nạp đạn TLV (cũng như trong các thùng chứa container), kiểm tra các trang thiết bị, bộ phận và chi tiết trong cơ số các phụ tùng thay thế, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ tên lửa bởi các thành viên trên xe MRTO. Khối lượng thân xe - 13500 kg, thời gian triển khai - 20 phút, thời gian trang thiết bị thân xe kiểm tra hết quy trình kiểm tra các bộ phận thiết bị tên lửa -. 18 phút, Kíp chuyên viên bảo trì, sửa chữa - 2 người.

Xe hậu cần và đảm bảo sinh hoạt đời sống của khẩu đội được sử dụng để các kíp trắc thủ (có thể đến 8 người) ăn nghỉ cùng một lúc.

Tên lửa Iskander – E (phiên bản dành cho xuất khẩu)

Thông số kỹ thuật chung

Tầm bắn, km:


Gần nhất

50

Tầm bắn xa nhất, max

280

Độ chính xác (КVО), m:


Không lắp hệ thống tự dẫn

30-70

Lắp hệ thống tự dẫn

5-7

Số lượng tên lửa, quả:


Trên xe bệ phóng đạn

2

Trên xe vận tải

2

Thời gian cần thiết phóng đạn, phút:


Đang ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu

Không lớn hơn 4

Từ hành tiến

Không lớn hơn 16

Dải nhiệt độ hoạt động, °С

±50

Khả năng phóng đạn trên độ cao so với mặt nước biển, m

Đến 3000



Tên lửa

Loại

Sử dụng nhiên liệu rắn, một tầng phóng

Khối lượng tên lửa khi phóng, kg

3800

Khối lượng đầu đạn, kg

480

Chiều dài, mm

7200

Đường kính lớn nhất, mm

950



Xe tự hành phóng tên lửa

Khối lượng tổng thể, tấn

42

Khối lượng tải trọng hiệu dụng, tấn

19

Tốc độ tối đa, km/h:


Trên đường nhựa

70

Trên đường đất

40

Dự trữ hành trình, km

1000

Kíp xe, người

3



Xe chỉ huy điều hành tác chiến

Số lượng vị trí công tác tự động điều hành tác chiến, chỗ.

4

Tầm xa hoạt động của thiết bị thông tin, km:


Tại chỗ

350

Cơ động

50

Thời gian các trắc thủ tính toán thực hiện nhiệm vụ, s

Đến 10

Thời gian truyền đạt mệnh lệnh chiến đấu, s

15

Số lượng các kênh truyền thông

16

Tốc độ truyền (nhận) thông tin, KB/s

16

Thời gian triển khai trang thiết bị(thu hồi trang thiết bị (triển khai anten/thu hồi anten), phút

до 30

Thời gian hoạt động liên tục, giờ

48



Trạm thu thập và xử lý thông tin mục tiêu

Vị trí công tác tự động hóa số liệu, chỗ.

2

Thời gian xác định tọa độ mục tiêu, phút

0,5 đến 2

Thời gian chuyển tải thông tin chỉ thị mụ tiêu. phút

1

Thời gian hoạt động liên tục, giờ

16

Iskander-M – phiên bản cho các lực lượng vũ trang liên bang Nga, 2 bệ phóng tên lửa trên xe bệ phòng, tầm bắn tính từ các quy định cho "Iskander-E" - 280 km, đến 500 km. Không có quy định cụ thể loại đầu đạn (khối lượng đầu đạn)để đạt được tầm bắn đó.

Iskander-K — phiên bản cái tiến có sử dụng tên lửa hành trình, có tầm bắn là 500 km, đầu đạn nặng 480 kg. Tên lửa hành trình R- 500 có thể bay đến 2000 km

Iskander-E — phiên bản xuất khẩu, có tầm bắn đến 280 km, khối lượng đầu đạn 480 kg, đáp ứng những yêu cầu về kiểm soát công nghệ chế tạo tên lửa, chống copy.

"Iskander" là loại vũ khí chiến thuật có thể ảnh hưởng đến tình hình quân sự - chính trị ở một số khu vực trên thế giới, nếu các cụm tên lửa được triển khai gần các quốc gia không có lãnh thổ kéo dài (có chiều dài hơn tầm bắn). Vì vậy, vấn đề triển khai "Iskander" tại một số khu vực trên nước Nga, cũng như là sản phẩm xuất khẩu nó vẫn là đối tượng tham vấn chính trị giữa các nước khi có kế hoạch mua bán loại vũ khí này hoặc triển khai đâu đó gần biên giới nước khác, nó đồng nghĩa với đe dọa an ninh địa - chính trị tại khu vực đó.

Trịnh Thái Bằng

Theo Đăng lại