Nhấn F5 để cập nhật nội dung mới nhất
31/12/2020 18:30
Trên trang facebook của chính phủ Samoa, Thủ tướng Tuilaepa Aiono Sailele Malielegaoi đã chúc mừng các công dân của mình với một thông điệp tràn đầy hy vọng vào năm mới.
Quốc đảo Nam Thái Bình Dương cũng tổ chức ăn mừng bằng một màn bắn pháo hoa hoành tráng tại thủ đô Apia.
31/12/2020 18:31
31/12/2020 18:37
31/12/2020 18:37
31/12/2020 19:09
31/12/2020 20:01
31/12/2020 20:07
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có bài phát biểu mừng năm mới hôm nay, 31/12, trong đó, ông điểm lại những thành tựu của Trung Quốc trong năm 2020 và gửi lời chúc mừng năm mới 2021.
Theo Chủ tịch Tập Cận Bình, người dân Trung Quốc đã tiến hành một chiến dịch đồ sộ chống lại COVID-19, với tình yêu, sự gan dạ và kiên trì.
Ông tôn vinh các nhân viên y tế tuyến đầu, các nhà khoa học, tình nguyện viên và tất cả những người đã đóng góp, hy sinh trong cuộc chiến chống lại COVID-19.
Chủ tịch Trung Quốc cho biết nhiều người đã hoàn thành sứ mệnh của mình, đã bảo vệ nhân loại bằng tình yêu thương chân thành, đồng thời nhấn mạnh rằng mỗi người trong số họ đều là những anh hùng thầm lặng.
Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc trong năm 2020 dự kiến sẽ vượt 100 nghìn tỷ nhân dân tệ.
“Chúng ta đã vượt qua đại dịch COVID-19, cân bằng giữa công tác phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế, nên đạt được những thành tựu đáng kể.”
“Chúng tôi sẽ tiếp tục phấn đấu, dũng cảm tiến về phía trước, và tạo ra những vinh quang lớn hơn! Lúc này, những chiếc đèn lồng đã được thắp sáng, và các thành viên trong gia đình đang quây quần sum họp. Năm mới sắp đến. Chúc cho đất nước ta trở nên huy hoàng, thịnh vượng, nhân dân ta được yên ổn. Chúc các bạn một năm thuận hòa, suôn sẻ, vạn sự như ý, hạnh phúc ngập tràn!”, ông Tập Cận Bình kết thúc bài phát biểu.
31/12/2020 20:26
Gạt bỏ những phiền muộn và khó khăn chồng chất của năm 2020, người dân thế giới đã bắt đầu đón mừng Năm mới 2021 trong không khí hân hoan với nhiều hy vọng rằng tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 sẽ sớm chấm dứt và nhịp sống sôi động sẽ trở lại bình thường.
31/12/2020 20:36
Tổng thống Putin gửi lời chúc Năm mới và Tết cổ truyền của Việt Nam
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 30/12 đã gửi lời chúc mừng đến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhân dịp năm mới và Tết cổ truyền sắp đến của Việt Nam.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, trang web chính thức của Điện Kremlin cho biết: “Nhà lãnh đạo Nga đã gửi lời chúc mừng nhân dịp Năm mới 2021 đang tới và dịp Tết cổ truyền đến Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.”
Trong thông điệp của mình, Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì sự phát triển năng động của mối quan hệ Nga – Việt trong nhiều lĩnh vực, bất chấp những khó khăn, phức tạp liên quan đến đại dịch COVID-19.
Cũng theo trang Kremlin.ru, người đứng đầu Nhà nước Nga đã bày tỏ tin tưởng rằng thông qua những nỗ lực chung của Nga và Việt Nam, hai nước sẽ đảm bảo việc tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, đáp ứng đầy đủ lợi ích của người dân hai nước anh em, góp phần vào việc củng cố hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Cùng ngày, Tổng thống Putin cũng đã gửi lời chúc Năm mới đến lãnh đạo và nguyên lãnh đạo của nhiều quốc gia trên thế giới, lãnh đạo các tổ chức quốc tế.31/12/2020 20:38
Tại Australia, các thành phố phía Đông gồm Melbourne, Sydney và Canberra sẽ là những nơi đón 2021 đầu tiên ở nước này. Đây cũng là nơi được trông đợi hàng năm với màn pháo hoa ngoạn mục, song năm nay mọi việc đã phải thay đổi.
Sự kiện bắn pháo hoa mừng năm mới tại thành phố Sydney đã phải thu nhỏ quy mô đáng kể để hạn chế đám đông tụ tập.
31/12/2020 20:38
Các nước châu Á đón Năm mới trước Việt Nam lần lượt là Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Timor Leste... Việt Nam sẽ đón mừng Năm mới cùng lúc với Thái Lan, Indonesia, Campuchia. Do vị trí địa lý, vùng đất đón năm mới muộn nhất trên thế giới sẽ là đảo Baker và Howland – hai hòn đảo hẻo lánh ngoài khơi nước Mỹ.
31/12/2020 20:41
31/12/2020 20:43
Vượt qua năm 2020 nhờ lòng dũng cảm, sự cảm thông
Phát biểu chúc mừng năm mới 2021, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh người dân Nga đã vượt qua những khó khăn trong năm 2020 nhờ lòng dũng cảm, sự cảm thông, biết chia sẻ.
“Bất chấp khó khăn, chúng ta đã tổ chức thành công lễ kỉ niệm 75 năm Chiến thắng vĩ đại với sự trân trọng và biết ơn.”
“Loại virus corona mới đã làm thay đổi, đảo lộn chế độ sinh hoạt, làm việc, học tập của chúng ta, buộc chúng ta phải xem xét, sửa đổi nhiều kế hoạch. Trong cuộc sống, những thử thách là điều không thể tránh khỏi. Nó thôi thúc chúng ta lắng nghe tiếng nói của lương tâm, gạt bỏ những thứ phù phiếm và tập trung vào những vấn đề quan trọng nhất.”
31/12/2020 20:43
31/12/2020 20:45
31/12/2020 21:03
Thủ tướng Australia Scott Morrison khẳng định người dân Australia sẽ cùng nhau bước vào năm 2021 “mạnh mẽ hơn, an toàn hơn,” sau khi đã chứng tỏ “sự gan dạ và khéo léo” trong việc đương đầu với đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, thách thức lớn nhất đối với Australia kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.
31/12/2020 21:06
Thủ tướng Morrison khẳng định trong năm 2021, “một loại vaccine an toàn và hiệu quả sẽ được cung cấp cho tất cả người dân Australia và sẽ là bước quan trọng trong quá trình phục hồi của đất nước.”
31/12/2020 21:09
31/12/2020 21:17
Theo DW, người dân Sydney (Úc) năm nay hầu như đều phải xem pháo hoa trên truyền hình, ngoại trừ những người có giấy phép vào khu vực cầu cảng, ví dụ những người đã đặt chỗ tại một nhà hàng.
Một số nhà hàng trên bến cảng đã bán “suất” xem pháo hoa với giá lên tới gần 1.300 đô la Mỹ/chỗ ngồi.
Trong những năm trước, khoảng một triệu người đã đổ xô đến bến cảng Sydney để xem buổi trình diễn pháo hoa, tuy nhiên, thành phố này đã ghi nhận số ca COVID-19 gia tăng trở lại trong những tuần gần đây.
Thành phố lớn thứ hai của Australia là Melbourne đã hủy bắn pháo hoa trong năm nay.
31/12/2020 21:29
Giáo hoàng Francis bị đau thần kinh tọa nên sẽ không chủ trì các thánh lễ đêm giao thừa và ngày đầu năm mới tại Vatican, mà giao nhiệm vụ này cho Hồng y Giovanni Battista Re và Hồng y Pietro Parolin. Giáo hoàng vẫn sẽ chủ trì buổi cầu nguyện Angelus ngày 1/1 theo kế hoạch.
31/12/2020 21:41
Theo lịch, Triều Tiên sẽ đón năm mới vào lúc 22h30' ngày 31/12 (giờ Việt Nam). Kênh truyền hình KCTV của nước này hiện đang phát trực tiếp chương trình nghệ thuật mừng năm mới tại quảng trường Kim Nhật Thành.
Khác với nhiều quốc gia khác, người dân Triều Tiên vẫn có thể quây quần đón giao thừa cùng nhau vì nước này vẫn chưa ghi nhận ca mắc COVID-19 nào, theo thống kê chính thức.
31/12/2020 21:53
Tiễn năm cũ 2020, chào đón năm mới 2021
Tính đến đêm trước năm mới, đã có hơn 1,7 triệu người chết và 82 triệu người mắc COVID-19 trên toàn cầu, nhưng thế giới đang đặt hy vọng vào vắc-xin để khống chế đại dịch. Tết năm nay không giống bất kỳ năm nào trong ký ức của nhiều người.
“Tôi nghĩ thật không quá khi nói rằng chưa bao giờ trong 15 năm qua chúng ta lại thấy năm cũ nặng nề như vậy. Bất chấp tất cả lo lắng và hoài nghi, chúng ta chưa bao giờ nhìn sang năm mới với nhiều hy vọng như vậy”, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói trong bài phát biểu trước năm mới.
Nữ thủ tướng 66 tuổi cho biết và sẽ sớm tiêm vắc-xin.
Đức năm nay cấm bán pháo hoa để không khuyến khích tập trung đông người. Giới chức thủ đô Berlin cho biết cảnh sát sẽ phạt nghiêm những người vi phạm
31/12/2020 21:53
31/12/2020 22:01
31/12/2020 22:09
Seoul hủy lễ đánh chuông đón năm mới
Chính quyền Thủ đô Seoul của Hàn Quốc lần đầu tiên hủy lễ đánh chuông vào đêm giao thừa thường niên tại khu Jongno.
Đây là lần đầu tiên buổi lễ này bị hủy kể từ năm 1953. Những buổi lễ như vậy thường thu hút khoảng 100.000 người và được phát trực tiếp trên truyền hình.
31/12/2020 22:24
31/12/2020 22:33
Nhật Bản đón năm mới 2021 khi số ca mắc COVID-19 mới đạt mức cao kỉ lục
Các sự kiện ở Tokyo đã bị hủy bỏ. Chính quyền địa phương kêu gọi người dân “coi trọng mạng sống hơn là niềm vui”, đồng thời cảnh báo tình hình ở Tokyo rất nghiêm trọng, và thậm chí còn có thể tệ hơn trong những ngày tới.
Quan chức hụ trách ứng phó với COVID-19 của Nhật Bản Nishimura Yasutoshi cho biết chính phủ có thể “xem xét ban bố tình trạng khẩn cấp nếu virus tiếp tục lây lan hơn nữa”.
31/12/2020 22:34
31/12/2020 22:48
31/12/2020 22:58
Do màn trình diễn pháo hoa mừng năm mới bị hủy vì đại dịch, người dân Singapore đã tập trung tại Vịnh Marina để xem lễ hội ánh sáng.
31/12/2020 23:26
31/12/2020 23:27
31/12/2020 23:50
Thủ đô Bắc Kinh đón năm mới 2021 trong tiết trời -15 độ C
Nhiệt độ ở Bắc Kinh vào đêm giao thừa xuống tới -15 độ C, khiến nhiều người không muốn ra ngoài đón năm mới. Tuy vậy một buổi biểu diễn ca nhạc nhằm tôn vinh các chiến sĩ tuyến đầu chống dịch COVID-19 vẫn được chính quyền Thủ đô Bắc Kinh tổ chức.
31/12/2020 23:51
31/12/2020 23:54
01/01/2021 00:20
Việt Nam đón năm mới 2021 với những màn pháo hoa rực rỡ khắp ba miền
Tại thủ đô Hà Nội, hàng nghìn người đổ tới khu vực Hồ Gươm đón giao thừa.
Trong khi đó ở TPHCM, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, hàng ngàn người xem chương trình đếm ngược đón năm mới.
Tại thành phố Đà Nẵng, người dân đổ đến các địa điểm có hoạt động đón năm mới như cầu Rồng, Công viên châu Á, Quảng trường 2/9, nơi diễn ra đại nhạc hội đón năm mới.
Tiếng chuông chào đón năm mới ở đảo Tonga, đảo Christmas và Tây Samoa vang lên lúc 17h ngày 31/12 (giờ Việt Nam).
Sau đó một giờ, lễ mừng năm mới sẽ diễn ra tại New Zealand.
Ngược lại, vùng đất đón năm mới muộn nhất trên thế giới là đảo Baker và Howland – hai hòn đảo hẻo lánh ngoài khơi nước Mỹ.
Nơi đây sẽ đón chào ngày đầu tiên của năm 2021 vào lúc 19h ngày 1/1 (giờ Việt Nam).
Trước đó một giờ, người dân đảo Samoa thuộc Mỹ (Đông Samoa) cũng sẽ ăn mừng năm mới.
Nhà nước độc lập Samoa và Samoa thuộc Mỹ là hai quốc gia ở Nam Thái Bình Dương. Dù chỉ nằm cách nhau 150 km, nhưng Đông Samoa là khu vực đầu tiên trên thế giới đón năm mới, trong khi Tây Samoa phải đợi thêm 25 tiếng mới sang thời khắc giao thừa. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng thú vị này là do đường đổi ngày quốc tế (IDL) nằm ngăn giữa Đông và Tây Samoa.
Việt Nam và láng giềng Thái Lan đứng thứ 9 trong danh sách các quốc gia đón năm mới sớm nhất thế giới.
Các quốc gia châu Âu và châu Mỹ hầu hết đều chào tạm biệt 2020 sau Việt Nam.
Thứ tự đón năm mới của các quốc gia trên thế giới (theo giờ Việt Nam):
17h ngày 31/12: Đảo Tonga, đảo Christmas của Cộng hòa Kiribati và quốc đảo Samoa (Tây Samoa)
18h: New Zealand
20h - 22h15: Úc
22h: Nhật Bản và Hàn Quốc
22h30’: Triều Tiên
23h: Trung Quốc, Philippines, Singapore
0h ngày 1/1: Phần lớn Indonesia, Việt Nam, Lào, Campuchia...
0h30’: Myanmar và Quần đảo Cocos
1h: Bangladesh
1h15’: Nepal
1h30’: Ấn Độ và Sri Lanka
2h: Pakistan
2h30’: Afghanistan
3h: Azerbaijan
3h30’: Iran
4h: Moscow/Nga
5h: Hy Lạp
6h: Đức
7h: Vương quốc Anh
9h – 10h: Brazil
10h: Argentina, Paraguay
10h30’ – 15h: Mỹ, Canada
16h: Alaska
17h: Hawaii
18h: Đảo Samoa thuộc Mỹ (Đông Samoa)
19h: Đảo Baker, đảo Howland
Năm nay, do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, lễ đón giao thừa trên khắp thế giới sẽ rất khác vì các thành phố lớn đều đang áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ.
Hầu hết các màn trình diễn pháo hoa và lễ kỉ niệm lớn trên thế giới đã bị hủy bỏ, và thay thế bằng các sự kiện trực tuyến, các chương trình truyền hình.
Tại Sydney (Úc), chương trình pháo hoa lúc 21h dành cho các gia đình có con nhỏ đã bị hủy bỏ. Thay vì màn trình diễn pháo hoa hoành tráng, năm nay, chính quyền thành phố sẽ chỉ tổ chức bắn pháo hoa 7 phút trên cầu cảng Sydney lúc nửa đêm.
Khu vực quanh cầu cảng Sydney vắng tanh trong ngày cuối cùng của năm 2020. Ảnh: AP
Chính phủ Úc quyết định rút ngắn thời gian bắn pháo hoa, đồng thời yêu cầu người dân không tụ tập. Ảnh: Getty
Cảnh tượng vắng vẻ hiếm thấy dưới chân cầu cảng Sydney. Người dân Sydney thường tập trung từ rất sớm ở khu vực này để xem bắn pháo hoa. Ảnh: Getty
Cùng địa điểm nói trên, nhưng đây là hình ảnh của năm 2019. Ảnh: EPA
Tại London (Anh), chương trình bắn pháo hoa mang tính biểu tượng trên sông Thames sẽ không được tổ chức, vì phần lớn các địa phương ở Anh hiện đang bị áp lệnh phong tỏa nghiêm ngặt. Thay vào đó, công chúng Anh có thể đón năm mới với chương trình phát sóng đặc biệt trên BBC.
Tại New York (Mỹ), quả cầu đếm ngược ở Quảng trường Thời đại vẫn sẽ được “thả” xuống, nhưng sự kiện này sẽ không có khán giả.
Chương trình sẽ được phát sóng trên một số đài, nên dù không được trải nghiệm cảm giác chờ đợi hàng giờ trong giá rét, người dân Mỹ vẫn được đếm ngược đến nửa đêm qua truyền hình.
Người Nhật Bản đeo khẩu trang đi dạo phố trong ngày cuối cùng của năm 2020. Ảnh: AP