Vì sao phụ nữ hay bị thoái hóa khớp gối

TP - Từ tuổi ngoài 30, lượng xương của phụ nữ đã dần dần thoái hóa (mỗi năm giảm 0,25-1%).

> Vì sao bệnh khớp lại hay đau tăng lên vào mùa đông?
> Nhà thuốc Tâm Bình - 22 Ông Ích Khiêm

Đến thời điểm trước và sau khi mãn kinh, lượng estrogen giảm mạnh, nên tốc độ thoái hóa xương khá nhanh, mỗi năm giảm 1-5% với biểu hiện chủ yếu là xốp xương.

Thêm vào đó, quá trình lão hóa đã làm giảm công năng của tế bào xương, sự hấp thụ calci và sự tổng hợp vitamin D kém đi... ảnh hưởng xấu đến cấu trúc của xương, sụn mỏng đi, mất tính đàn hồi... nên gây ra các triệu chứng đau nhức, khớp xương ở tay chân hay bị tê mỏi, sưng tấy...

Ngoài ra phụ nữ dễ bị tổn thương khớp gối hơn nam giới do dây chằng trước của khớp gối yếu hơn, thêm nữa do đặc thù làm việc nhà, người phụ nữ thường ngồi xổm, ngồi xuống đứng lên nhiều lần trong ngày, khi sụn yếu, với áp lực như vậy sẽ dễ bị tổn thương. Nếu không chữa trị kịp thời, các triệu chứng này sẽ dần phát triển thành bệnh thoái hóa khớp gối.

Ngăn chặn thoái hóa khớp gối như thế nào

Về ăn uống: Người bị bệnh thoái hóa khớp gối cần bổ sung một số acid béo hệ Omega-3 có nhiều trong các loại cá như cá thu, cá hồi, cá ngừ…, các thực phẩm giàu vitamin như A,C,D,E có thể giúp phòng tránh được các bệnh về xương khớp và làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh này.

Về luyện tập: Nên tập các bài tập liên quan đến vận động gân cơ không chịu lực như đạp xe đạp tại chỗ, thái cực quyền, đi bộ… Trước khi tập nên khởi động kỹ để khi huyết được lưu thông, không nên tập quá sức và tránh những môn thể thao có khả năng gây tổn thương khớp gối. Tự xoa bóp khớp gối đều đặn mỗi ngày hai lần cũng có thể làm giảm đau.

Ngoài ra người bệnh nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược để hỗ trợ và điều trị thoái hóa khớp như Viên khớp Tâm Bình của Công ty Dược phẩm Tâm Bình vì sản phẩm này đem lại hiệu quả cao cho người bệnh.

Đẩy lùi thoái hóa khớp gối hiệu quả

Bà Lê Thị Vân Hải, 74 tuổi ở Nguyễn Khuyến, Hà Đông, Hà Nội bị thoái hóa khớp gối đã hơn 10 năm, thường xuyên đau 2 đầu gối, đau lan ra cả khu vực từ khớp hông trở xuống. Đoạn đường ngắn từ nhà ra chợ nhưng những lúc đau bà phải dừng lại nghỉ đến 2-3 lần. Năm 2011 là thời gian bị đau nặng nhất, chân cứng lại như bị gãy, đứng lên ngồi xuống rất khó khăn và phải chống, vịn mới nhúc nhắc đi lại được vài bước.

Còn bà Nguyễn Thị Hợp 65 tuổi ở khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội tuy mới chỉ bị thoái hóa khớp gối khoảng 1 năm trở lại đây nhưng cũng gặp khó khăn mỗi lần đứng lên ngồi xuống, càng ngồi lâu thì khi đứng lên càng khó, phải có ghế tựa chống vào mới đứng lên được nên mỗi lần đau thì việc đi vệ sinh cũng trở thành nỗi ám ảnh.

Sau khi đã điều trị tại các bệnh viện lớn, uống nhiều loại thuốc Tây y lẫn đông y mà tình trạng đau khớp gối, đi lại khó khăn vẫn diễn ra thường xuyên khiến bà Hải và bà Hợp rất khổ sở. Tình cờ được một người quen giới thiệu, bà Hải biết đến Viên khớp Tâm Bình đã được nhiều người bệnh sử dụng và có hiệu quả tốt nên năm 2012 bà bắt đầu mua về dùng thử.

Sau khi uống hơn 10 hộp, thì thấy các cơn đau thưa dần, mức độ đau cũng đã giảm. Biết bệnh của mình đã nhiều năm và nặng nên bà kiên trì uống tiếp. Uống được hơn 20 hộp thì bà đi lại được bình thường, khớp hông và cả khớp gối không còn đau nhức. Cả mùa rét năm đó bà cũng không thấy bị đau lại, đêm ngủ ngon nên sức khỏe được cải thiện rõ rệt.

Thấy bà Hải đỡ bệnh, đi thể dục không thấy kêu ca như trước, bà Hợp hỏi thăm thì được chia sẻ về Viên khớp Tâm Bình. Bà Hợp mua 10 hộp hết 850.000 đồng về dùng thử. Hết 3 tháng uống đều đặn, cũng thấy êm dần, gối đỡ đau nhức hơn trước rất nhiều.

Đến nay bệnh đã được 70-80%. Mặc dù mỗi khi thay đổi thời tiết bà Hải vẫn còn thấy hơi đau nhưng như vậy là đã cải thiện rất nhiều so với trước đây. Cả 2 bà đều đang tiếp tục sử dụng Viên khớp Tâm Bình và hy vọng bệnh thoái hóa khớp gối của mình sẽ bị đẩy lùi, tìm lại được sự dẻo dai, mạnh khỏe như trước.

Theo Báo giấy