Vì sao bị đồng tính?

Làm thế nào để nhận diện được những người mắc bệnh đồng tính, đó là một loại “bệnh” hay “tình”, và nếu là bệnh thật thì cách chữa trị, khắc phục như thế nào, còn là tình thì phải làm sao?... Nhân viên y tế thôn bản cần trang bị cho mình cũng như người dân trên địa bàn những kiến thức cơ bản về căn bệnh này để giúp họ có cái nhìn đúng đắn và giúp người bệnh hòa nhập được với xã hội.

Vì sao bị đồng tính?

Làm thế nào để nhận diện được những người mắc bệnh đồng tính, đó là một loại “bệnh” hay “tình”, và nếu là bệnh thật thì cách chữa trị, khắc phục như thế nào, còn là tình thì phải làm sao?... Nhân viên y tế thôn bản cần trang bị cho mình cũng như người dân trên địa bàn những kiến thức cơ bản về căn bệnh này để giúp họ có cái nhìn đúng đắn và giúp người bệnh hòa nhập được với xã hội.

Hãy thông cảm và chia sẻ với người bệnh đồng tính. Ảnh: MH.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mắc phải hiện tượng đồng tính

Cho đến thời điểm này, không thể quy trọn vẹn hiện tượng đồng tính luyến ái cho nguyên nhân sinh học hay nguyên nhân tâm lý. Theo những nghiên cứu mới nhất, nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng, vùng đồ thị trên não của những người thuộc giới thứ 3 có sự khác biệt nhất định so với những người thuộc giới tính thứ nhất hay giới tính thứ 2. Rõ ràng, nguyên nhân sinh học có ảnh hưởng không nhỏ.

Tuy vậy, chính môi trường gia đình, sự chăm sóc và cách giáo dục của bố mẹ và sự tương tác của cuộc sống xung quanh cũng là một yếu tố ảnh hưởng khá rõ đến biểu hiện của hiện tượng này.

Các nhóm đối tượng đồng tính?

Có thể phân nhóm đối tượng này một cách đơn giản như sau:

- Nhóm đối tượng có biểu hiện bẩm sinh từ nhỏ;

- Nhóm đối tượng chuyển hướng vì thực sự tìm được chính mình;

- Nhóm đối tượng tự chấp nhận vào cuộc tự nguyện.

- Nhóm đối tượng chấp nhận đồng thuận bằng sự giả vờ vì một mục tiêu cá nhân vụ lợi nào đó. Đối tượng này thực sự rất đáng phải quan tâm vì những nguy hiểm nhất sẽ xảy ra xoay quanh mối quan hệ phức tạp này.

Đồng tính có phải là bệnh?

Với nhóm đối tượng có biểu hiện bẩm sinh từ nhỏ, có thể phân biệt hai thời kỳ mắc bệnh là thể bào thai (tức là mắc bệnh khi còn ở trong tử cung) và thể mắc bệnh sau khi sinh. Thực tế lâm sàng thường gặp thể bào thai, ít gặp thể sau khi sinh.

Thể nam hóa ở các bé gái: Chiếm tỷ lệ 60% các ca bệnh. Trường hợp thứ nhất, bệnh gây tăng tiết androgen trước khi phát triển hoàn chỉnh cơ quan sinh dục nên dẫn đến phát triển cơ quan sinh dục kiểu giả ái nam ái nữ. Biểu hiện trên cơ thể: âm vật phì đại giống như dương vật, môi lớn, môi bé to, âm đạo, tử cung không phát triển.

Trường hợp thứ hai, tăng tiết androgen sau khi đã biệt hóa các cơ quan sinh dục và các ống sinh dục, ở bé gái bị bệnh lúc này chỉ thấy phì đại âm vật.

Trường hợp thứ ba, tăng tiết androgen sau khi sinh: ở bé gái sơ sinh, cơ quan sinh dục phát triển bình thường, nhưng về sau, cơ quan sinh dục bị biến đổi tùy thuộc vào tình trạng rối loạn chức năng vỏ thượng thận. Vì vậy trên lâm sàng có thể có các triệu chứng: trẻ mọc lông sớm theo kiểu đàn ông, âm vật phì đại, tử cung, tuyến vú không phát triển, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt hoặc vô sinh.

Ở trẻ trai sau khi sinh, rối loạn phát triển sinh dục với các biểu hiện: phát triển sớm các triệu chứng sinh dục thứ phát, dương vật to, tuyến tiền liệt to, nhưng tinh hoàn không phát triển và không có hiện tượng tạo tinh trùng. Trẻ sớm có ham muốn sinh dục, cường dương, trường hợp bệnh xảy ra trong thời kỳ dậy thì, thường có tăng huyết áp.

Nhiều quốc gia trên thế giới đã chính thức loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh tâm thần từ những năm đầu thập niên 80 thế kỷ 20. Theo đó, chỉ nên kết luận đây là một biểu hiện của xu hướng tình dục chứ không nên kết luận là sự biến thái hay suy đồi đạo đức.

Làm gì để xác định giới tính?

- Kiểm tra ngoại hình: Với kỹ thuật hình ảnh như siêu âm và hoạt động thăm khám trực tiếp, bác sĩ tìm hiểu đường sinh dục, tuyến sinh dục để xác định giới tính cho bệnh nhân.

- Tiến hành các xét nghiệm di truyền học: Nhiễm sắc thể đồ (khảo sát bộ nhiễm sắc thể của bệnh nhân với tiêu chuẩn 46XX với nữ, 46XY với nam).

- Xét nghiệm xác định nồng độ trong máu của một loạt các hormone nam và nữ như FSH, LH, oestradiol, progesteron, prolactin, testosteron.

- Khảo sát tâm lý về mặt tính cách, tâm lý xã hội, sở thích, thói quen bằng trò chuyện với bệnh nhân; đồng thời tìm hiểu mong ước của người thân về giới tính bệnh nhân.

Trường hợp nào cần phẫu thuật?

Phẫu thuật chỉ áp dụng với nhóm đối tượng có biểu hiện bẩm sinh từ nhỏ, nếu phát hiện sớm, điều trị đúng thì bệnh nhân vẫn phát triển sinh dục bình thường. Ngược lại, nếu phát hiện muộn thì tuy bệnh nhân có thể phát triển sinh dục bình thường nhưng sẽ bị lùn, rậm lông và có những biến chứng của tăng huyết áp.

Những trường hợp trẻ sinh ra có cơ quan sinh dục ngoài lớn hơn âm vật nhưng nhỏ hơn dương vật, có thể có dính một phần môi lớn/bìu; trẻ phát triển cơ quan sinh dục ngoài kiểu nữ, mặc dù vẫn có tinh hoàn trong ổ bụng; trẻ có tinh hoàn hoạt động nhưng dương vật bé giống như một âm vật và bìu giống như môi lớn… là những trường hợp bắt buộc phải phẫu thuật sớm để tránh xảy ra các biến chứng.

Với những người đồng tính không phải do bẩm sinh, nếu có nhu cầu phẫu thuật chuyển giới, nên thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên khoa có uy tín.

Làm gì để những người đồng tính có thể hòa nhập với cuộc sống hiện tại?

Đồng tính luyến ái ở cả nam và nữ, về bản chất tâm lý, không có tội dù rằng chưa thể hoàn toàn bình thường nếu xét theo hệ quy chiếu chuẩn mực xã hội. Hiện vẫn chưa có một loại thuốc hay liệu pháp tâm lý đặc hiệu nào có thể giúp những con người như họ hòa nhập với cuộc sống.

Chính vì vậy, nhân viên y tế thôn bản hãy tích cực tuyên truyền để mọi người có thể thông cảm và chia sẻ với những người đồng tính. Họ rất cần sự cảm thông và trân trọng của xã hội.

BS. Nguyễn Như
Theo Sức khỏe & đời sống

Theo Tổng hợp