> Cộng đồng mạng thương tiếc Đại tướng
> Cụ già 83 khóc nức nở phía ngoài Nhà Tang lễ
Đại tá Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch HĐND huyện Trường Sa (Khánh Hòa) cho biết như vậy.
Tại xã đảo Song Tử Tây, trừ những người làm nhiệm vụ trực canh gác, từ hơn 6 giờ sáng, hầu như toàn bộ sĩ quan, chiến sĩ, cán bộ UBND xã, giáo viên và nhân dân trên đảo cùng cán bộ, nhân viên Đội Dịch vụ Hậu cần nghề cá đảo Song Tử Tây, trạm đèn biển, trạm khí tượng thủy văn… đã tập trung tại hội trường, nơi lập bàn thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Trung tá Nguyễn Văn Dũng, Phó Chính trị viên trưởng đảo Song Tử Tây cho biết, 13 ngư dân trên tàu BĐ-96950-TS ở xã Hoài Hương (Hoài Nhơn, Bình Định) đang chờ sửa máy tàu ở âu tàu của đảo cũng lên viếng Đại tướng.
Sau lễ truy điệu ở hội trường, mọi người cùng tới chùa Song Tử Tây, dâng hương trước bài vị Đại tướng.
Cũng như ở đảo Song Tử Tây, từ mờ sáng hôm nay, mọi người trên đảo Trường Sa (thị trấn Trường Sa) đã tập trung về hội trường của đảo. Bên bàn thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp có vòng hoa kết bằng lá dừa, do chính tay quân dân trên đảo làm.
“Vĩnh biệt Đại tướng, chúng tôi hứa cùng nhau đoàn kết, xây dựng và bảo vệ đảo Trường Sa ngày càng đẹp hơn, vững vàng hơn”, Trung tá Lương Xuân Giáp, Phó Chính trị viên trưởng đảo Trường Sa nói.
Tại xã đảo Sinh Tồn, bàn thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp được lập ngay ở trụ sở UBND xã. Tình cảm của mỗi người dân, người lính trên đảo dành cho Đại tướng được thể hiện bằng sự chăm chút cho mỗi nhành lá dừa kết thành vòng hoa thật đẹp, mỗi món đồ mang tới góp chung vào bàn thờ của đảo…
Ở đảo Trường Sa Đông, Tốc Tan, Cô Lin, Sơn Ca…, bàn thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp đều được lập xong từ chiều ngày 11/10.
Các đảo đều bố trí ti vi có màn hình lớn nhất ở phòng thờ, để mọi người cùng theo dõi trực tiếp lễ truy điệu Đại tướng ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh , Quảng Bình và mọi miền đất nước.