Theo tác giả của nghiên cứu, các vật nuôi trong nhà, ngoài tác dụng cải thiện bầu không khí trong gia đình, còn có thể làm phong phú thêm thế giới vi sinh (microbiome) và tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu hơn một triệu trẻ em sinh ra tại Thụy Điển trong khoảng thời gian từ 2001-2010. Việc phân tích được tiến hành trên khoảng 276.000 trẻ em ở tuổi đi học, trong đó có gần 22.000 em sống với cha mẹ có nuôi chó trong năm đầu tiên khi các em sinh ra, và khoảng 950 em sống với cha mẹ làm nghề chăm sóc vật nuôi trong trang trại. Tính chung, khoảng 11.600 em có triệu chứng hen suyễn khi lên bảy tuổi.
Nghiên cứu đăng trên tạp chí nhi khoa JAMA Pediatrics cũng phát hiện, việc tiếp xúc với chó và các vật nuôi trong năm đầu tiên của cuộc đời cũng có tác dụng giảm bớt nguy cơ mắc bệnh hen suyễn đối với trẻ tuổi mẫu giáo (ba-năm tuổi).
Trẻ mẫu giáo có nguy cơ hen suyễn thấp hơn 10% nếu các bé có tiếp xúc với chó, tỷ lệ này đạt đến 21% nếu các em có điều kiện tiếp xúc với vật nuôi trong trang trại. Nghiên cứu tổng hợp dữ liệu của gần 379.000 trẻ trong tuổi mẫu giáo, trong đó có 53.000 em tiếp xúc với chó và 1.700 tiếp xúc với các vật nuôi khác.
Khoảng 19.000 trẻ mẫu giáo có ít nhất một lần các triệu chứng hen suyễn khi ở giai đoạn đầu được khảo sát và hơn 28.000 trường hợp hen suyễn mới trong quá trình theo dõi sau đó. Tuy nhiên, tiếp xúc với động vật dường như không có tác dụng bảo vệ đối với trẻ em dưới ba tuổi.
Tác giả Tove Fall nói, có thể có một hoặc một số tác nhân là các em “có cơ hội” tiếp xúc với bụi nhà và bụi từ vật nuôi, có nhiều thời gian hoạt động ngoài trời và tích cực vận động cơ thể... giú p trẻ giả m nguy cơ hen suyễn.
Theo tiến sĩ Frank Virant, nhà nghiên cứu dị ứng tại Đại học bang Washington và Bệnh viện Nhi thành phố Seattle (Mỹ khuyến cáo, trừ khi cha hay mẹ bị dị ứng, trẻ tiếp xúc với các con vật càng nhiều càng tốt.