> Xuất hiện sóng thần tại ba tỉnh ở Nhật Bản
> Động đất 7,6 độ richter kèm nguy cơ sóng thần
Một số Việt kiều định cư lâu năm ở Nhật Bản, trong đó có người từng học ở Trường Đại học Tohoku hơn 40 năm trước, cho Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản biết, ở trường đó không có người Việt hoặc người gốc Việt nào đỗ tiến sĩ về Công học, hoặc có lai lịch như Hà Minh Thành tự mô tả.
Một số nhà báo Nhật Bản, trong đó có phóng viên R.Sanda của báo Yomiuri cho rằng, câu chuyện về em bé 9 tuổi nói trên có thể coi là bịa đặt vì không xác minh được xuất xứ. Nhà báo này cất công tìm hiểu danh sách các em bé mất cả cha lẫn mẹ, nhưng không có em nào tên là Soma và được cảnh sát gốc Việt tặng bánh mỳ. Do vậy, mặc dù câu chuyện rất cảm động, nhưng anh không thể sử dụng được.
Đại sứ quán đã nhờ cảnh sát tỉnh Saitama xác minh và được biết là không có một viên cảnh sát gốc Việt hoặc gốc nước ngoài nào ở Saitama, kể cả trên toàn nước Nhật. Ông Takahashi Noboru (Ban Điều tra tội phạm hình sự, Sở Cảnh sát Saitama) khẳng định, một người mới định cư ở Nhật Bản 36 năm mà trở thành cảnh sát Nhật là điều không thể có. “Theo quy định của ngành cảnh sát Nhật, người gốc nước ngoài chỉ được gia nhập lực lượng cảnh sát nếu 3 đời (ông, cha và bản thân) đều có quốc tịch Nhật”, ông nói.
Ông Takahashi nói rằng, Saitama là một trong những địa phương nằm gần khu vực bị động đất, sóng thần và sự cố hạt nhân nên có trách nhiệm đón nhận nhiều người từ khu vực thảm họa đến lánh nạn, nhưng không có ai trong số cán bộ, nhân viên của ông trực tiếp đi cứu hộ ở vùng thảm họa như Hà Minh Thành kể.
VietnamPlus