> Khí công hỗ trợ điều trị ung thư
Ngoài ra, gia đình bà còn chữa trị thành công nhiều ca bệnh phụ khoa trong đó có bệnh sa dạ con sau khi sinh nở. Trước đây, chủ yếu phụ nữ nông thôn bị căn bệnh này do sinh đẻ xong không được kiêng cữ lâu, phải gánh gồng sớm; nhưng nay không hiếm phụ nữ ở thành thị vướng bệnh bởi các chị nôn nóng lấy lại vóc dáng sau khi sinh nên tập những bài thể dục quá nặng so với điều kiện cơ thể cho phép.
Bà Đặng Thị Lân, 65 tuổi, người xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam bị bệnh sa dạ con đã nhiều năm nay. 50 tuổi bà bị sa dạ con thể nhẹ, dạ con hơi sa xuống khiến bàng quang bị chèn ép làm bà cứ đi tiểu liên tục. Phần phụ cũng hơi nặng nề, cứ như thể bị sưng lên và trĩu xuống. Bà Lân nghĩ bà đã già rồi, lại sinh tới 6 đứa con làm gì mà chả vậy. Nhưng không ngờ càng theo thời gian, cơ thể lão hóa, bệnh bà lại càng bị nặng. Năm 55 tuổi, dạ con sa nặng hơn, đẩy phần âm đạo thập thò ra hẳn cửa mình, chạm vào quần đau rát, khiến bà vô cùng khó chịu. Thêm 5-7 năm nữa, phần phụ của bà giống hệt như bộ phận sinh dục của… con bò đực, khiến bà phải đóng khố cả ngày vì dịch tiết ra nhiều và phải hạn chế tối đa việc di chuyển. Hầu như mọi hoạt động của bà đều nhờ cậy con cháu. Đã không giúp được con cháu thì thôi, nay lại phải có người phục dịch, khiến bà khổ tâm vô cùng.
Mấy đứa con thương mẹ, cũng đi hỏi khắp nơi cách chữa. Mới đầu, hầu như ai cũng chỉ họ đến bệnh viện hỏi thủ tục, xin phẫu thuật. Nhưng khi nghe chi phí lên tới mấy chục triệu đồng bao gồm cả tiền ăn ở, đi lại…, bà lắc đầu thà chịu khổ còn hơn là khiến các con phải tốn kém. Cơ may run rủi thế nào, bà được một người họ hàng xa mách đến nhà bà lang Hậu. Hơn một tuần chăm chỉ uống thuốc, đắp thuốc, bà thấy tình hình tiến triển rõ rệt. Hết tuần thứ hai, bà đã thấy dạ con di chuyển lên trên một cách rõ rệt. “Có lúc tôi còn cảm thấy dạ con di chuyển lên trên đánh nhóc một cái” bà nói.
Sau một tháng điều trị liên tục (nhà bà Hậu có chỗ ở cho bệnh nhân ở xa), bệnh bà Lân khỏi hẳn. Bà chia sẻ: “Các cụ nói bị bệnh gì cũng khổ, nhưng tôi thấy bị cái bệnh như của tôi còn khổ hơn nhiều lần. Lúc chưa chữa khỏi, nhiều lúc nằm trên giường nhìn con cháu phục dịch, tôi chỉ mong mình được chết quách đi cho nhẹ đời mình, nhẹ đời con cháu. Con cháu thì nó vẫn bảo: mẹ đừng nghĩ ngợi gì, bởi vì chúng con mẹ mới phải vất vả sớm khuya, mới thành ra bệnh. Thế mới bớt nghĩ quẩn. Nhưng đúng là qua nhà bà Hậu, chữa được bệnh này, tôi thấy mình như chết rồi được sống lại. Ai mà chả mong được sống khỏe mạnh xem con cháu lớn khôn, trưởng thành”
Trẻ hơn bà Lân, chị Trần Thị Lê, 35 tuổi, người thôn Trần Xá, xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam lại biết đến khả năng chữa sa dạ con của gia đình bà Hậu sau khi chữa thành công bệnh hiếm muộn ở đây. Trong cuốn sổ ghi cảm tưởng và tâm sự của bệnh nhân sau khi đã chữa khỏi bệnh ở gia đình bà Hậu, chị Lê viết:
“Con tên là Trần Thị Lê, quê Nguyên Lý- Lý Nhân- Hà Nam. Con lấy chồng được hai năm (nhưng chưa có con - PV). Đi siêu âm bệnh viên bảo con bị hẹp vòi trứng, được người mách nên con được gặp chị Tài (con dâu bà Hậu)… Chữa 7 ngày về, con đã mang thai và sinh được một con trai. Sau 7 năm không có thai lần thứ hai, con lại vào (gia đình) chữa 15 ngày. Về con đã có thai và sinh được một cháu gái. Sau 5 năm con lại bị bệnh thấp (sa) dạ con, con lại vào gặp chị Tài, chị đã điều trị cho con 15 ngày, nay bệnh con đã khỏi. Con viết lời cảm ơn đến gia đình lương y Nguyễn Thị Hậu và con dâu Nguyễn Thị Tài đã mang hạnh phúc đến cho những gia đình hiếm muộn như chúng con”.
Không phải lo việc đồng áng hay gánh gồng, nhưng chị Nguyễn Thị Thu Hằng ở nhà E2, khu Tập thể Thanh Xuân Bắc, Quận Thanh Xuân, Tp Hà Nội lại bị sa dạ con do tập những bài thể dục quá nặng sau khi sinh để nhanh lấy lại vóc dáng. Mới đầu thấy khó chịu ở bộ phận sinh dục, chị cứ nghĩ mình mới sinh xong, lại sinh thường nên cơ thể chưa hồi được như cũ. Nhưng khi con được gần 3 tháng tuổi, chị vẫn thấy tình trạng ở bộ phận sinh dục không được cải thiện, thậm chí còn nặng nề hơn. Nhờ bà ngoại trông con, một mình bắt taxi đến phòng khám sản khoa, chị mới tá hỏa biết mình bị sa dạ con, trong khi bác sĩ bảo bệnh của chị hiện chỉ có cách chữa duy nhất là phẫu thuật.
Nghĩ mình mới sinh con được 3 tháng, bây giờ mà đi phẫu thuật, lại phải kiêng cữ, thuốc thang thì ai chăm con, lấy đâu ra sữa cho con bú, chị bèn cầu cứu khắp bạn bè, anh em xa gần xem có ai biết nơi nào chữa được căn bệnh hiểm ngặt này mà không cần phẫu thuật, thì mách nước cho chị với.
Gần hết sáu tháng thai sản, vẫn không có thông tin gì, lòng chị Hằng như lửa đốt. Chị bèn đưa thông tin than thở lên blog cá nhân kèm hình ảnh của cậu con kháu khỉnh. Có người bạn học từ hồi cấp 3, thấy hình em bé mới vào ngó xem, đọc được than thở của chị, liền mách chị tìm đến gia đình bà Hậu. Bởi chính người bạn học ấy, sau 4 năm hiếm muộn, nhờ chữa trị ở nhà bà Hậu cũng vừa sinh em bé được gần 10 tháng.
Như bắt được vàng, chị Hằng tức tốc tìm xuống gia đình bà Hậu. Sau nửa tháng chữa trị tích cực, chị về nhà với tâm trạng vô cùng thoải mái vì bệnh đã khỏi. Chị tâm sự: “Gia đình bà Hậu như ngưới cứu tinh em ấy. Không gặp được gia đình bà không biết em sẽ khổ đến đâu. Vì gặp được bà thì con em chỉ phải xa mẹ và ăn sữa ngoài hai tuần. Nếu không gặp được bà, thì có khi con em còn phải cai luôn sữa mẹ, em thì nơm nớp lo biến chứng nếu phẫu thuật, lại còn tốn kém nữa chứ”
Bà Hậu cho biết, gia đình bà chia bệnh sa dạ con thành ba cấp độ. Độ một là dạ con của người phụ nữ sa nhẹ xuống, chèn ép bàng quang khiến họ phải đi tiểu nhiều, và cảm thấy nặng nề ở phần phụ. Độ 2 là dạ con sa xuống nặng hơn, đẩy âm đạo nhô ra cửa mình. Độ ba nặng nhất là dạ con đẩy âm đạo nhô hẳn ra ngoài, khiến phần phụ của người phụ nữ như bộ phận sinh dục của con bò đực. Trường hợp của bà Lân là bị cả ba cấp độ trên, từ nhẹ tới nặng.
Nguyên nhân gây ra bệnh đã được nhắc đến ở trên; còn cách chữa trị thì gia đình bà cho bệnh nhân vừa uống thuốc vừa đặt thuốc (thuốc gia truyền). Nếu bệnh nặng, bệnh nhân cần chữa trị liên tục trong vòng một tháng mới khỏi. Bệnh nhẹ thì trong 2-3 tuần sẽ khỏi.
Cũng giống như bài thuốc và cách thức chữa bệnh hiếm muộn, bài thuốc và cách thức chữa bệnh sa dạ con là bài thuốc gia truyền hơn 300 năm nay của gia đình bà, do cụ tổ là cụ Trần Văn Lập (còn gọi là cụ Đồ Diệu) sáng tạo ra.
Trước đây, người đến nhà bà chữa bệnh sa dạ con chủ yếu là những người phụ nữ có tuổi ở nông thôn, trước kia sinh đẻ xong không được kiêng cữ, phải gánh gồng sớm nên bị sa dạ con thể nhẹ. Về già cơ thể lão hóa khiến bệnh nặng thêm. Thời gian gần đây, người đến chữa trị bệnh này có khá nhiều chị em trẻ tuổi, sinh đẻ xong không kiêng cữ, tập thể dục quá sức nên sinh ra bệnh.“Các cô ai mà chẳng thích có vóc dáng thon gọn, nhưng nhiều người tập thế dục nặng quá, nên mới ra nông nỗi thế. Các cô ấy không biết là các cụ coi phụ nữ mỗi lần sinh con như vượt biển, cơ thể thay đổi nhiều, hao sức, mệt mỏi lắm nên phải biết cách giữ gìn mới được. Thậm chí với các trường hợp chữa khỏi bệnh rồi, tôi cũng phải căn dặn họ kiêng làm việc nặng, nếu không bệnh này dễ tái phát lắm”, bà Hậu tâm sự.
Bà Nguyễn Thị Hậu là truyền nhân đời thứ 6 của dòng họ Trần chuyên nghề chữa bệnh vô sinh, phụ khoa tại làng An Thái, xã An Mỹ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Các bài thuốc gia truyền và cách thức chữa bệnh gia truyền của dòng họ do cụ Trần Văn Lập (còn gọi là cụ Đồ Diệu) và vợ là cụ Nguyễn Thị Lê sáng tạo ra. Ngoài bài thuốc và cách thức chữa bệnh độc đáo, đến nay đã giúp cho hàng nghìn người hiếm muộn có cơ hội làm cha mẹ, dòng họ Trần còn có cách truyền nghề đặc biệt là chỉ truyền nghề cho các con dâu trong nhà. Hiện nay, ba con dâu của bà Hậu đều đang theo nghề của gia đình, trong đó con dâu cả là chị Nguyễn Thị Tài hiện trực tiếp cùng bà Hậu khám chữa bệnh tại gia đình. Nhờ các thành tích khám chữa bệnh cho người dân, lương y Nguyễn Thị Hậu và con dâu Nguyễn Thị Tài đã nhận được nhiều bằng khen của Sở y tế Hà Nam, Hội Đông y Việt Nam… Riêng lương y Nguyễn Thị Hậu đã hai lần được Bộ Y tế trao tặng Huy chương Vì sức khỏe nhân dân.
Tình Xuyên – Việt Hà
Tri Thức Trẻ
+ Địa chỉ gia đình lương y Nguyễn Thị Hậu:
Số nhà 198, thôn An Thái, xã An Mỹ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
ĐT: 0351. 386 17 37