Không ăn thực phẩm sẫm màu
Do “đặc thù” của sốt xuất huyết là rất dễ xảy ra tình trạng xuất huyết (chảy máu) nên bạn cần tránh, không để bệnh nhân ăn hoặc uống bất kỳ loại thực phẩm nào có màu đỏ, nâu, đen trong suốt giai đoạn theo dõi bệnh.
Mục đích là để không bị nhầm lẫn, có thể nhận biết dễ dàng bệnh nhân có bị chảy máu dạ dày trong quá trình nôn ói hay không.
Những thực phẩm có màu sẫm như nước xá xị, nước trái cây sẫm màu, nước coca, canh củ dền, dưa hấu… khi uống vào, nếu bệnh nhân bị nôn ói hoặc có xảy ra tình trạng xuất huyết dạ dày sẽ khó xác định được.
Trứng và những thực phẩm chứa nhiều protein
Trong trứng gà có rất nhiều protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn. Những người bị sốt, nhất là trẻ em ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao và rất lâu khỏi. Vì vậy, khi bị SXH, người bệnh không nên ăn trứng gà và những thực phẩm chứa nhiều protein mà thay vào đó nên uống nhiều nước, rau quả tươi.
Đồ uống ngọt
Khi bị SXH, người bệnh không nên uống nước soda ... Không sử dụng mật ong và các loại đường tự nhiên khác. Việc tiêu thụ đường sẽ khiến cho các tế bào máu trắng diệt khuẩn chậm chạp hơn và vì thế bệnh càng trở nên nặng, lâu khỏi. Ngoài ra, người bệnh cần giảm lượng caffeine, tránh uống rượu và ngừng hút thuốc vào thời điểm này.
Khi bị SXH, sức đề kháng của cơ thể bệnh nhân bị giảm và năng lượng bị hao hụt nhiều. Những đồ ăn cay, nóng như gừng, ớt, mù tạt... sẽ làm tăng nhiệt trong cơ thể. Điều này không chỉ khiến cho bệnh thêm nặng mà còn ảnh hưởng đến sự hồi phục của bệnh nhân bị sốt. Ảnh minh hoạ: Internet
Trà
Uống nhiều trà và uống trà quá đậm đặc sẽ làm cho não ở trạng thái bị kích thích, làm tăng huyết áp, dẫn đến làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể người bệnh. Nếu bệnh nhân mắc SXH mà uống trà sẽ làm giảm tác dụng hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt. Ngoài ra, trong trà có một số chất sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên, không tốt cho người bệnh.
Đồ cay, nóng
Khi bị SXH, sức đề kháng của cơ thể bệnh nhân bị giảm và năng lượng bị hao hụt nhiều. Những đồ ăn cay, nóng như gừng, ớt, mù tạt... sẽ làm tăng nhiệt trong cơ thể. Điều này không chỉ khiến cho bệnh thêm nặng mà còn ảnh hưởng đến sự hồi phục của bệnh nhân bị sốt.
Tích cực bù nước
Đặc điểm của bệnh sốt xuất huyết là bệnh nhân sốt cao, mệt mỏi nên ăn uống sẽ kém đi. Do vậy, trong chế độ ăn uống cho người sốt xuất huyết quan trọng nhất là bù nước, điện giải như uống oresol.
Ăn thức ăn dạng lỏng
Nên cho bệnh nhân ăn những thức ăn lỏng và mềm như: ăn cháo, soup vừa giàu dinh dưỡng lại dễ hấp thu, có thể uống thêm sữa. Không nên ăn cơm, đồ cứng khó nuốt.
Đặc biệt với trẻ em bị sốt xuất huyết, sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất, nếu trẻ còn bú mẹ thì nên tiếp tục cho con bú. Khi cho trẻ ăn uống nên chia nhỏ bữa ăn và nước uống ra, không nên cho ăn dồn dập.
Tích cực bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, giàu kẽm (thịt bò, gà…) tăng sức đề kháng chống lại bệnh sốt xuất huyết.
Cam quýt có đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu và vitamin. Chúng chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa, hàm lượng chất xơ cao giúp điều trị chứng khó tiêu. Đây là trái cây không thể thiếu cho bệnh nhân sốt xuất huyết.
Đu đủ
Đu đủ được coi là một loại thuốc. Các nghiên cứu cho thấy hạt đu đủ độc hại đối với muỗi Aedes - muỗi gây bệnh sốt xuất huyết.
Các nghiên cứu khác kết luận rằng đu đủ giúp cơ thể sản sinh tiểu cầu nhanh hơn ở bệnh nhân sốt xuất huyết. Cách dùng: Nghiền nát vài lá đu đủ, nấu nước uống mỗi ngày hai lần để chống sốt xuất huyết.
Quả lựu có hàm lượng flavonoid polyphenolic, có thể giúp chống lại vi trùng. Vitamin C và các chất chống oxy hóa trong quả lựu tăng cường hệ thống miễn dịch để chống lại virus.
Những chất dinh dưỡng này cũng hữu ích để nâng cao lượng tiểu cầu trong máu.