Tỷ lệ mắc các cơn đau tim tăng khi nhiệt độ không khí và áp suất trong không khí thấp, vận tốc gió cao, thời gian chiếu sáng ngắn hơn và đặc biệt liên quan đến nhiệt độ không khí. Nhà nghiên cứu David Erlinge, giáo sư tim mạch tại Đại học Lund ở Thụy Điển cho biết “đây là nghiên cứu lớn nhất về liên hệ giữa thời tiết và các cơn đau tim. Bạn có thể tự bảo vệ bản thân khi biết được tác nhân gây ra đau tim”.
Thời tiết lạnh làm tăng nguy cơ đau tim. Ảnh minh họa.
Tỷ lệ đau tim cao hơn khi nhiệt độ không khí dưới mức đóng băng và giảm đáng kể khi nhiệt độ tăng lên 3 – 4 độ. Đồng thời là tác nhân gây ra các kiểu đau tim khác nhau và phổ biến nhất là tắc nghẽn động mạch vành cung cấp máu cho tim. Erlinge cho rằng khi trời lạnh và gió, đau tim xảy ra khi mạch máu co thắt và hẹp lại để trữ năng lượng và nhiệt độ, gây ra sức ép hoạt động của tim. Ngoài ra đau tim cũng có thể do những thay đổi hành vi như thói quen ăn uống, tập thể dục hoặc xuất phát từ nguy cơ nhiễm trùng hô hấp như là cảm cúm mùa lạnh.
Erlinge đã cho biết thêm “thời tiết lạnh và gió làm tăng căng thẳng cùng với đau tim”. Erlinge cùng với nhóm nghiên cứu còn căn cứ vào dữ liệu ô nhiễm không khí liên quan đến thay đổi cấu trúc tim và cho biết “chúng tôi xem xét dữ liệu từng ngày về ô nhiễm không khí tại ba thành phố lớn của Thụy Điển trong suốt 16 năm và kết luận rằng nó không làm thay đổi kết quả nghiên cứu về mối liên hệ giữa thời tiết và nguy cơ đau tim”.
Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở những nước phát triển. Ảnh minh họa.
Chris Gale, giáo sư về y học tim mạch tại Đại học Leeds cho biết “có hơn 100.000 cơn đau tim mỗi năm ở Anh. Mọi nỗ lực để giảm bớt gánh nặng về sức khỏe này đều cần thiết. Chúng ta nên chuẩn bị sẵn sàng về mặt sức khỏe và tinh thần, đảm bảo cơ thể được ấm áp. Nếu khí hậu thay đổi, thời tiết xấu dần và thay đổi bất ngờ thì sức khỏe tim mạch có thể bị ảnh hưởng.” Các nghiễn cứu trước đã báo cáo tỷ lệ tử vong do bệnh tim tăng vào mùa đông và nghiên cứu gần đây chỉ ra tỷ lệ các cơn đau tim có liên hệ với nhiệt độ lạnh và tuyết. Trong báo cáo mới đây, Jama Cardiology cảnh báo liệu rằng khi ở trong nhà và mặc quần áo ấm để tránh tiếp xúc khí lạnh có thể làm giảm nguy cơ hay không cần được nghiên cứu thêm.
Erlinge đã cho biết thêm “thời tiết lạnh và gió làm tăng căng thẳng cùng với đau tim”. Erlinge cùng với nhóm nghiên cứu còn căn cứ vào dữ liệu ô nhiễm không khí liên quan đến thay đổi cấu trúc tim và cho biết “chúng tôi xem xét dữ liệu từng ngày về ô nhiễm không khí tại ba thành phố lớn của Thụy Điển trong suốt 16 năm và kết luận rằng nó không làm thay đổi kết quả nghiên cứu về mối liên hệ giữa thời tiết và nguy cơ đau tim”.
Theo The Guardian