Khách sạn – ngành công nghiệp không khói “lung lay” trước bão “Covid-19”
Theo số liệu từ website thống kê theo thời gian thực hàng đầu thế giới worldometers.info, tính đến thời điểm tháng 5/2021, số lượng người nhiễm Corona virus lên đến xấp xỉ 160 triệu ca trên toàn cầu. Theo Ngân hàng đầu tư Mỹ JPMorgan Chase, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu đã giảm 15,6% trong 6 tháng đầu năm 2020, mức giảm này lớn gấp 4 lần so với năm 2008. Với trường hợp của Việt Nam, mức tăng GDP 2,91% đã giúp nước ta nằm ở nhóm nước tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới trong năm 2020, tuy nhiên, đây cũng là mức tăng trưởng thấp nhất của Việt Nam trong thập kỷ 2011-2020.
Trong đó, nhóm ngành khách sạn – du lịch – nghỉ dưỡng được đánh giá đang phải gánh chịu những tác động nặng nề nhất của dịch bệnh. Theo Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), lượng khách quốc tế đến khu vực Châu Á – Thái Bình Dương thời điểm tháng 1/2021 giảm tới 96% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả kinh doanh ngành khách sạn toàn cầu được Hotstats công bố đầu năm 2021 cũng chỉ ra số liệu GOPPAR (Tổng lợi nhuận hoạt động/tổng số phòng có sẵn) của khu vực này giảm tới 88,1% so với thời điểm tháng 1/2020.
Ngoài nguyên nhân tạm ngừng khai thác đường bay quốc tế, thì việc hạn chế di chuyển nội địa do e ngại dịch bệnh cũng gây ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp kinh doanh ngành khách sạn/nghỉ dưỡng này.
Covid-19 đã đặt ra thách thức sống còn cho ngành du lịch – khách sạn, cần phải nhanh chóng tìm lối đi mới, thay đổi bản chất kinh doanh truyền thống của ngành này, hạn chế tối đa việc tiếp xúc bằng việc áp dụng công nghệ đồng thời tối ưu chi phí cho khách hàng bằng cách tập trung vào những giá trị lõi và loại bỏ những dịch vụ không cần thiết.
Thế kỷ 21 vốn được mệnh danh là “thế giới phẳng”, nơi không tồn tại những giới hạn, nơi con người có thể đi đến bất cứ đâu, gặp gỡ bất cứ ai. Nhưng, Covid-19 đã xuất hiện và tạo nên những ranh giới. Đó là sự hạn chế tiếp xúc giữa người với người, sự cấm nhập cảnh giữa các quốc gia. Và đó cũng là khi mà những khách sạn/khu nghỉ dưỡng truyền thống với hình ảnh đứng xếp hàng đăng ký nhận phòng ở quầy lễ tân, những nhân viên hành lý (bell-man) bê đồ của hàng trăm, hàng nghìn khách hàng, những quầy buffet đông nghẹt vào mỗi bữa sáng….trở thành nỗi lo ngại của nhiều khách hàng. Các doanh nghiêp vẫn cần phát triển kinh tế, con người vẫn có những nhu cầu đi lại bắt buộc và lúc này yêu cầu bức thiết đặt ra cho ngành dịch vụ khách sạn đó là “hạn chế tối đa tiếp xúc – đảm bảo an toàn lưu trú trong đại dịch Covid-19”.
Sự hình thành và phát triển của mô hình khách sạn “không điểm chạm – không tiếp xúc”
Làn sóng công nghệ hóa, số hóa hiện đang trở nên nóng hơn bao giờ hết trong những năm trở lại đây, đặc biệt là từ sau khi đại dịch xuất hiện. Những khách sạn lớn tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ trên thế giới có thể kể đến như Starwood, Hilton, IHG, Ritz-Carlton,… Các khách sạn này đã triển khai các ứng dụng trên điện thoại (app) giúp khách hàng đặt phòng, nhận và trả phòng, khóa phòng ngay trên app. Ngoài ra, nhiều dịch vụ khác như bài tập thiền, dịch vụ đặt món,… cũng được đưa vào app.
Tại Việt Nam, mô hình khách sạn “không điểm chạm” cũng đã lần đầu tiên xuất hiện với chuỗi khách sạn thuận ích lần đầu tiên có mặt tại thị trường Việt Nam, mang thương hiệu SOJO Hotels. Chuỗi khách sạn này sử dụng giải pháp TNTech Smart Hotel Solution giải pháp khách sạn thuận ích đầu tiên tại Việt Nam được phát triển bởi Công ty Cổ phần TNTech là một thành viên của Tập đoàn TNG Holdings Vietnam - một tập đoàn đa ngành hoạt động trong các lĩnh vực: quản lý bất động sản, chuyên cung cấp các dịch vụ: công nghệ, quản trị nguồn nhân lực, quản lý khu dân cư, tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại, khu công nghiệp, dịch vụ an ninh, vệ sinh.
Với ứng dụng thông minh, người dùng khi đến SOJO Hotels sẽ được trải nghiệm từ đặt, nhận và trả phòng khách sạn, mở cửa, gửi đồ… hoàn toàn tự động. Người dùng có thể hạn chế được việc chạm tay vào các thiết bị trong phòng và khu vực công cộng. SOJO Hotels cũng ứng dụng công nghệ để thấu hiểu khách hàng bằng việc ưu tiên áp dụng hệ thống phân tích dữ liệu hành vi trong các lần lưu trú, từ đó đưa ra các gợi ý phục vụ phù hợp nhất cho người dùng như nhiệt độ phòng, ánh sáng đèn… Điều này được đánh giá là điểm nhấn đặc biệt của SOJO khi đặt khách hàng vào vị trí trung tâm, thay đổi hoàn toàn các dịch vụ truyền thống vốn có của ngành khách sạn. SOJO loại bỏ những không gian thừa hoặc dịch vụ ít người sử dụng trên toàn hệ thống khách sạn của mình và thay vào đó là những thiết kế tinh giản, tối ưu hướng đến khách hàng như nâng cấp các tính năng giải trí trong phòng, tập trung vào chất lượng và độ rộng của giường nệm, cung cấp dịch vụ ăn uống 24/7 (JO247) với “menu đa dạng Á, Âu”.
Hiện tại SOJO Hotels đã mở chuỗi 4 khách sạn tại: Nam Định, Thái Bình, Bắc Giang và Hà Nội. Với phong cách thiết kế hiện đại, trẻ trung, mỗi phòng sở hữu view rộng lớn, công nghệ thông minh và những dịch vụ thấu hiểu nhu cầu khách hàng, SOJO Hotels được xem như chuỗi khách sạn tiên phong thích ứng với nhu cầu được đảm bảo “lưu trú an toàn” nhưng vẫn “tối ưu các trải nghiệm” của khách hàng trong giai đoạn dịch bệnh vẫn còn đang có những diễn biến phức tạp.
Vào tháng 4/2021 vừa qua, giải pháp TNTech Smart Hotel Solution cũng đã nhận được giải thưởng Sao Khuê do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức, nhằm vinh danh những doanh nghiệp đi đầu trong “chuyển đổi số” tại Việt Nam. TNTech - đơn vị phát triển giải pháp sở hữu đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm về chiến lược công nghệ thông tin, phát triển phần mềm, vận hành hệ thống ứng dụng công nghệ, AI, Bigdata. TNTech hiện là đối tác chiến lược của các công ty công nghệ hàng đầu thế giới như Oracle, IBM, Microsoft, Facebook, Logitech...