“Thừa” cử nhân, “thiếu” lao động thực lực.
Nhiều tân cử nhân CNTT hiện nay ra trường tốt nghiệp loại khá, giỏi, nhưng vẫn “chật vật” trong việc tìm kiếm việc làm do chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Theo báo cáo thị trường CNTT Việt Nam của TopDev, chỉ có 35% trong tổng số 57.000 sinh viên CNTT bước vào thị trường lao động đáp ứng được những kỹ năng và chuyên môn mà doanh nghiệp cần, 65% còn lại cần được bố trí đào tạo thêm tại doanh nghiệp trong 3-6 tháng để làm quen với công việc và môi trường làm việc.
Bên cạnh đó, có tới 61,5% số chuyên gia nhân sự tham gia khảo sát nói rằng, khó khăn lớn nhất khi phụ trách tuyển dụng trong lĩnh vực CNTT là tìm kiếm ứng viên có năng lực; tiếp theo là hiểu yêu cầu tuyển dụng các vị trí của ngành, …Sự chênh lệch về trình độ của sinh viên ra trường và nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp rất lớn, khiến cho doanh nghiệp “đỏ mắt” tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng. Đó là lý do khan hiếm nhân lực IT thời gian qua cũng như trong tương lai.
Kỹ năng chuyên môn còn yếu kém do sinh viên ít có cơ hội thực hành thực tế
Theo chuyên gia, có 2 nguyên nhân chính gây ra tình trạng này:
Thứ nhất, sinh viên CNTT thường thiếu chủ động cập nhật, nâng cấp kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực chiến do không được cọ xát nhiều với các dự án thực tế và định hướng của doanh nghiệp, trong khi ngành CNTT phát triển rất nhanh. Điều này khiến sinh viên mới ra trường lúng túng khi nhập vào môi trường làm việc thực tế dễ bị "vỡ mộng", không thể hòa nhập vào công việc thực tế tại doanh nghiệp.
Thứ hai, chương trình giảng dạy trong các trường đào tạo CNTT thường không cập nhật theo nhu cầu của doanh nghiệp. Bởi việc đào tạo CNTT hiện nay thường tập trung vào mặt hàn lâm và chỉ định hướng về mặt công nghệ cho sinh viên.
Xu hướng học thêm để nâng cao tính cạnh tranh, tăng cơ hội việc làm
Nhận thức rằng học tại trường là chưa đủ, xu hướng học thêm tại các đơn vị đào tạo CNTT ngày càng được các bạn trẻ theo đuổi ngành IT lựa chọn. Bởi ngành này phát triển nhanh chóng từng ngày, đòi hỏi sinh viên cần cập nhật những công nghệ phổ biến và kỹ năng chuyên môn doanh nghiệp yêu cầu. Từ đó có thể đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường lao động.
Bên cạnh đó, nhờ chương trình giảng dạy tại các trung tâm đào tạo CNTT, sinh viên được làm các đồ án thực tế dưới sự hướng dẫn trực tiếp bởi các giảng viên là chuyên gia CNTT dày dặn kinh nghiệm. Việc này không chỉ giúp các bạn trẻ được cọ xát với thực tiễn, tích lũy kinh nghiệm thực chiến từ khi chưa tốt nghiệp mà còn rèn luyện, nâng cao kỹ năng mềm quan trọng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, …
Vừa nắm vững chuyên môn - kỹ năng mềm, đa dạng và luôn làm mới mình là những cảm nhận chân thật nhất của bạn Trần Quốc Bảo - cựu sinh viên Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech tốt nghiệp năm 2022, hiện đang công tác tại một doanh nghiệp IT lớn với vai trò Software Developer, chia sẻ: "Ngoài việc trang bị đầy đủ những kiến thức chuyên môn mà doanh nghiệp cần cho sinh viên, các buổi workshop/talkshow giúp em rất nhiều trong việc cập nhật kiến thức mới với nhiều chủ đề thiết thực vô cùng hữu ích để phát triển các kỹ năng nghề nghiệp."
Từng là một sinh viên theo chương trình học song song tại Aptech, anh Nguyễn Thanh Dương, đã và đang công tác tại nhiều công ty như Maison, Vascara, Datamart với các vai trò cố vấn, CEO, CTO, … chia sẻ với sinh viên CNTT trong một sự kiện: “Aptech là nơi định hình và cung cấp những nền tảng đầu tiên để các bạn vạch rõ hướng đi về ngành nghề của mình. Với những nền tảng đó, các bạn sẽ ứng dụng được vào công việc. Đối với ngành CNTT luôn thay đổi theo từng ngày, để thành công, các bạn cần phải nâng cấp bản thân, chủ động tìm tòi chính là yếu tố quan trọng nhất".
Ngành CNTT đổi mới không ngừng, sinh viên phải tự chủ động trang bị cho mình kỹ năng, kiến thức thật vững vàng để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Từ đó, mở rộng cơ hội việc làm và thăng tiến trong tương lai.