Tại sao Trung Quốc 'hoảng hồn' trước tàu sân bay Mỹ?

TPO -Khi cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan nổ ra, tổng thống Mỹ khi đó là Bill Clinton ra lệnh cho tàu sân bay G. Washington áp sát đại lục, Trung Quốc đã phải xuống thang vì biết rõ điều đó nghĩa là gì...

Tại sao Trung Quốc 'hoảng hồn' trước tàu sân bay Mỹ?

TPO -Khi cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan nổ ra, tổng thống Mỹ khi đó là Bill Clinton ra lệnh cho tàu sân bay G. Washington áp sát đại lục, Trung Quốc đã phải xuống thang vì biết rõ điều đó nghĩa là gì...

Điều đó phần nào lý giải tại sao mấy chục năm nay Trung Quốc đeo đuổi giấc mơ sở hữu tàu sân bay, và cuối cùng đã hiện thực hóa tham vọng đó bằng con tàu 'seconde hand' Liêu Ninh mua từ Ukraina. Mặt khác, sự tức giận cũng như nỗi sỉ nhục phải ngậm bồ hòn làm ngọt năm nào đã thúc đẩy Trung Quốc phát triển bằng được 'sát thủ' tàu sân bay là tên lửa DF-21 mà mục tiêu của nó chính là các cụm tàu sân bay xung kích của Mỹ.

Trên các phương tiện thông tin đại chúng nước ngoài đã lan truyền một thông lệ của chính phủ Mỹ, trong mọi trường hợp, khi lợi ích của nước Mỹ bị đe dọa trên bất cứ châu lục nào trên thế giới, câu hỏi đầu tiên được đưa ra trong Nhà Trắng là: “Gần khu vực đó có tàu sân bay nào đang hoạt động không?".

'Pháo đài thép' trên biển

Và họ sẽ thở phào nhẹ nhõm khi có câu trả lời: “Có, có một tàu sân bay đang hoạt động trong vùng nước quốc tế gần đó…Ơn chúa!” Là những sân bay trong vùng biển quốc tế, các tàu sân bay trong khoảng thời gian ban đầu của xung đột, có thể duy trì trong vòng từ năm đến mười ngày xung đột khu vực 100 – 200 lần cất cánh mỗi ngày, cho đến khi khu vực chiến sự được lực lượng không quân Mỹ tiếp quản. Trong biên chế hiện nay của Mỹ có khoảng 12 tàu sân bay đa nhiệm – mười chiếc trong số đó là tàu sân bay năng lượng nguyên tử, hai tàu sân bay năng lượng thông thường. Gần đây nhất, tàu sân bay AVMA "Ronald Reagan (CVN 76) thay thế tàu sân bay năng lượng thông thường AVM "Constellation ".

Trong điều kiện thời bình cũng như thời chiến, các tàu sân bay được xác định là kỳ hạm trong biên chế của Cụm không quân hải quân chủ lực (CVBG).

Trong biên chế của CVBG, ngoài tàu sân bay còn có trong biên chế là: 1 -2 tàu tuần dương tên lửa, 2-4 tàu khu trục tên lửa, 2 - 6 tàu hộ vệ tên lửa hoặc hơn nữa tùy theo mức độ căng thẳng của nhiệm vụ, 2 tàu hậu cần kỹ thuật tốc độ cao, các tàu quét thủy lôi, tàu phụ trợ khác và từ 1 -3 tàu ngầm nguyên tử đa nhiệm.

Các chiến hạm tên lửa được bố trí trong đội hình tác chiến với khoảng cách đến 75 km(40 hải lý) so với tàu sân bay. Các chiến hạm trinh sát điện tử hoạt động trên khoảng cách 130 km (70 hải lý). Các tàu tuần dương và khu trục hạm tên lửa có nhiệm vụ bảo vệ tàu sân bay trước các đòn tấn công của tàu ngầm, tàu nổi và không quân của đối phương.

Hệ thống phòng không của cụm không quân hải quân chủ lực CVBG do các chiến hạm tên lửa đảm nhiệm, được trang bị hệ thống tên lửa phòng không RIM-66C Standart SM-2 MR, RIM-67B Standart SM-2 ER

RIM-161 Standart (SM-3) là hệ thống tên lửa trên các chiến hạm đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung, là thành phần của hệ thống Aegis phòng thủ tên lửa.

Hệ thống tên lửa chống tàu, tên lửa hải đối đất là các tổ hợp tên lửa hành trình Tomahawk được lắp đặt trên các tàu tuần dương, tàu khu trục và tàu ngầm nguyên tử đa nhiệm lớp Los Angeles.

Cụm không quân hải quân chủ lực trong hình thái chiến lược chiến dịch là lực lượng cơ động viễn chinh nhằm mục đích can thiệp quân sự và ứng phó những tình huống khẩn cấp, khi lợi ích của nước Mỹ có nguy cơ bị đe dọa, trong điều kiện thời bình thường được coi là công cụ răn đe cấp chiến lược với những khu vực đang phát triển. Trong điều kiện thời chiến, cụm CVBG có thể thực hiện 2 hình thái sử dụng vũ trang chiến lược chiến dịch như: Tiến công các mục tiêu trên đất liền bằng máy bay và tên lửa hành trình Tomahawk và yểm trợ hỏa lực cho lực lượng đồng minh theo yêu cầu, đồng thời thực hiện các nhiêm vụ tác chiến trên biển lớn và tấn công các mục tiêu ven biển.

  Mỹ có 12 cụm tàu sân bay xung kích hoạt động trên khắp các đại dương

Trong điều kiện chiến tranh, CVBG phải tác chiến chống lại các nguy cơ bị tấn công ngoài biển khơi, các lực lượng đối thủ tiềm năng của CVBG trong chiến tranh sẽ là các lực lượng không quân đối phương, các cụm chiến hạm nổi và tàu ngầm. Trên thực tế, các nước có khả năng tấn công các CVBG không nhiều, chỉ có lực lượng hải quân Nga và lực lượng hải quân Trung Quốc là có khả năng tiến công trực tiếp các cụm CVBG của Mỹ.

Các lực lượng quân sự của các nước khác không phải đồng minh Mỹ chỉ có khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh phi đối xứng để công kích với các đòn đánh nhỏ lẻ nhằm vào cụm binh lực hùng hậu đã nêu.

Tàu sân bay lớp Nimizt.
Tuần dương tên lửa lớp Ticonderoga.
Tàu khu trục tên lửa "Arleigh Burke".
 

Tiềm lực tác chiến tiến công của CVBG được xác định bởi năng lực tác chiến của lực lượng không quân hải quân trên boong tàu sân bay và vũ khí trang bị có trong biên chế. Vào đầu thế kỷ 21, máy bay chiến đấu tiến công chủ yếu trên tàu sân bay của Hải quân Mỹ được xác định là máy bay tiêm kích cường kích F/A-18 «Hornet" và máy bay tiêm kích đa nhiệm nâng cấp F/A-18E «Super Hornet".

Tầm xa tác chiến độc lập là 750 km (đến 2.000 km khi tác chiến trong đội hình phi đoàn với nhiệm vụ phòng không và giới hạn vũ khí tiêm kích tối thiểu trên cánh) với tải trọng vũ khí các loại trên 9 giá treo. Với số lượng vũ khí lớn, máy bay tiêm kích đa nhiệm cấp F/A-18E«Super Hornet" là máy bay không quân hải quân có năng lực tác chiến cao nhất trong tất cả các hình thái chiến thuật, có thể tác chiến không đối không tấn công các mục tiêu các phương tiện bay, cường kính tên lửa và ném bom công kích các mục tiêu trên mặt đất và trên biển trong vùng tác chiến của CVBG.

Tàu ngầm hạt nhân tấn công đa nhiệm Los Angeles của hải quân Mỹ.

Số lượng vũ khí trang bị, được biên chế cho 48 máy bay tiêm kích đa nhiệm trên boong có khả năng cùng một thời điểm tấn công lên đến 436 đơn vị vũ khí. Khi tác chiến tiến công các hạm tàu, CVBG có thể sử dụng tên lửa chống tàu ASM "Harpoon" và tên lửa chống radar HARM, mỗi đợt tấn công có thể phóng cùng một lúc 96 tên lửa (2 tên lửa trên một máy bay), số lượng vũ khí này đủ khả năng chế áp hỏa lực phòng không của bất cứ một chiến hạm mặt nước nào trên thế giới. Hệ thống trang thiết bị vũ khí tác chiến điện tử trên máy bay tác chiến điện tử EA-18G có thể tấn công chế áp các hệ thống phòng không mạnh nhất trên mặt đất và có khả năng tấn công tất cả các mục tiêu được bảo vệ bằng hệ thống phòng không dày đặc trên khu vực ven biển.

Tiêm kích đa nhiệm F/A-18E«Super Hornet.".
Máy bay tác chiến điện tử EA-18G.
Máy bay trinh sát và điều hành tác chiến E-2C «Hawkeye"..
 

Hệ thống phòng ngự đa tầng, đa lớp

Hiểm họa đe dọa cụm không quân hải quân chủ lực là các máy bay cường kích và lực lượng tàu ngầm của kẻ thù tiềm năng. Những nguy cơ từ các chiến hạm nổi của đối phương được xác định là rất nhỏ, do các cụm chiến hạm nổi của địch sẽ bị các đòn tấn công ngăn chặn của lực lượng không quân trên tàu sân bay từ tầm xa, trước khi các chiến hạm đối phương có thể tiếp cận tuyến tấn công tàu sân bay bằng hỏa lực của pháo binh – tên lửa. Hiện nay, một nguy cơ nữa có thể đe dọa tàu sân bay, đó là các tên lửa đạn đạo phóng từ bờ biển của đối phương với số lượng lớn.

Hệ thống phòng không CVBG được xây dựng thành đội hình các thê đội. Thê đội phòng ngự 1 (đến 2000 hải lý) lực lượng không quân của đối phương bị phát hiện bới các đài radar cảnh báo sớm trên biển, trên đất liền và trong không trung trên các phương tiện bay trang bị các đài radar trinh sát, theo dõi và điều hành tác chiến. Lực lượng phòng không trên tàu sân bay bao gồm 4 – 8 máy bay F/A-18, trong trường hợp báo động phòng không sẽ cất cánh và tiến công đánh chặn đối phương bằng các tên lửa không đối không tầm trung (AIM-7 "Sparrow", AIM-120 AMRAAM), đồng thời sẽ tăng cường lực lượng máy bay đánh chặn bằng các máy phóng máy bay trên tàu sân bay, các biên đội 2 máy bay sẽ cùng được cất cánh liên tục với giãn cách là 15s.

Thê đội thứ hai là máy bay tác chiến điện tử EA-18G, nhóm máy bay này sẽ tiến hành các hoạt động trinh sát điện tử, chế áp điện tử hệ thống vũ khí đối phương, gây khó khăn cho hoạt động dẫn đường máy bay và tên lửa chống hạm của đối phương trong vùng hoạt động của CVBG.

Thế đội phòng không thứ 3 phòng ngự chống máy bay và tên lửa đối phương là hệ thống các tên lửa phòng không của CVBG, liên tục theo dõi các mục tiêu và trong điều kiện cần thiết sẽ phóng tên lửa tiêu diệt mục tiêu, các tổ hợp tên lửa phòng không được điều khiển bằng một hệ thống duy nhất AEGIS. Các model cuối cùng của hệ thông AEGIS có khả năng theo dõi nhiều mục tiêu các loại cùng một lúc và thực hiện phóng đạn, điều khiển tên lửa các các chiến hạm khác nhau cùng một lúc theo đài radar trên máy bay trinh sát, dẫn đường và điều hành tác chiến đang thường trực.

Thê đội phòng không cuối cùng, gần nhất với các chiến hạm thuộc CVBG, nhằm ngăn chặn các tên lửa chống tàu và các máy bay cường kích đơn lẻ vượt qua được 3 thê đội phòng không, được thực hiện trực tiếp bởi hỏa lực súng phòng không tự động tốc độ cao, được lắp đặt trên các ụ pháo phòng không tự động.

Hiệu quả phòng không của hệ thống phòng không CVBG được đánh giá rất cao, trong điều kiện điều hành tác chiến thành thục và sáng tạo, sử dụng hệ thống này có thể đánh chặn hầu hết các đòn tấn công ồ ạt bằng máy bay, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình, khả năng tiêu diệt được chiến hạm của CVBG là rất thấp và có tổn thất rất lớn từ các phương tiện mang của đối phương.

Uy lực chống ngầm 'khủng'

Hệ thống phòng ngự chống ngầm của CVBG, theo điều lệnh tác chiến của Hải quân Mỹ là hệ thống phòng ngự một khu vực, một vùng nước mà trong khu vực đó các CVBG đang hoạt động. Khái niệm phòng ngự chống ngầm khu vực không những chỉ bao hàm khu vực CVBG cơ động hoặc tuyến hải trình mà cụm không quân hải quân chủ lực đang hành quân, mà còn phong tỏa các vịnh và các eo biển, từ đó tàu ngầm đối phương có thể lọt vào vùng biển lớn đang cơ động. Hệ thống chống ngầm CVBG bao hàm các lớp phòng ngự trinh sát, tình báo chống ngầm, chống ngầm tầm xa, tầm trung và tầm gần.

Một trong những nhân tố quan trọng của hệ thống phòng thủ chống ngầm trên toàn thế giới là hệ thống quan sát, theo dõi ngầm dưới biển IUSS (Integrated Undersea Surveillace System). Hạ tầng cơ bản của hệ thống theo dõi dưới biển IUSS là các hệ thống thứ cấp thủy siêu âm thụ động và các khí tài, trong số này có hệ thống các khí tài theo dõi tàu ngầm SOSUS (Sound Surveillace Undersea System).

Sơ đồ hệ thống trinh sát tàu ngầm SOSUS.
 

Khởi thủy ban đầu, người Mỹ và khối NATO xây dựng hệ thống chuỗi các đài thu thủy siêu âm với các thiết bị đầu thu thụ động dọc ven biển Đại Tây Dương của Mỹ, sau đó là Thái Bình Dương, trên những căn cứ quân sự ven biển và hải đảo, tạo thành mạng nhện BGAS, kiểm soát hoàn toàn vùng nước đại dương của thế giới. Như vậy ở vùng bán cầu phía Bắc đã kiểm soát hơn 3/4 vùng nước đại dương. Tất cả các hệ thống chuỗi mạng nhện BGAC được thiết lập gồm 22 hệ thống.

Mỗi một đài theo dõi có ba thành phần chủ yếu: Các an ten thu sóng thủy siêu âm thụ động, bộ cáp quang dẫn truyền tín hiệu và thiết bị xử lý thông tin kỹ thuật số. Cấu trúc thiết kế an ten là một đường cáp dài được gắn các micro thủy âm, đặt trực tiếp lên đáy biển, ở những vùng nước nông có thể đặt vào đường hào đáy biển tránh tác động của các phương tiện kỹ thuật hoặc động vật biển.

Kết quả thu được từ BGAS được truyển tải theo thời gian thực bằng đường cáp quang, radio và liên lạc vệ tính đến các trung tâm chỉ huy và các trung tâm điều hành lực lượng chống ngầm ở các khu vực. Những thông tin về khả năng xuất hiện tàu ngầm được sử dụng để định vị hướng bay cho máy bay chống ngầm, tàu ngầm nguyên tử đa nhiệm và các chiến hạm nổi, các phương tiện chống ngầm sẽ phát hiện và đeo bám mục tiêu, sẵn sàng tiêu diệt bằng các loại vũ khí theo trang bị.

(còn tiếp)

Trịnh Thái Bằng
Nguồn: Thư viện quân sự Liên bang Nga

Theo Đăng lại