Khi hàng triệu người khắp Bắc, Trung, Nam Mỹ đang mải dán mắt lên bầu trời để quan sát hiện tượng nhật thực vào ngày 14/10 vừa qua, các nhà nghiên cứu NASA đã thực hiện một hành động chưa từng có trong vòng 10 năm qua: phóng tên lửa trực tiếp trong quá trình nhật thực.
Theo NASA, đây là tên lửa phục vụ mục đích khoa học, được phóng lên tại New Mexico để quan sát sự thay đổi của bầu khí quyển phía trên của Trái đất khi nhật thực diễn ra giữa ban ngày.
Vào lúc nhật thực đạt đỉnh, chúng ta sẽ nhìn thấy ánh sáng mặt trời bị mặt trăng che khuất tới 90%. Như chúng ta đã biết, trước lúc nhật thực, ánh sáng ban ngày đột ngột yếu dần và thực sự có những hiệu ứng rất kỳ lạ trên hành tinh, trong đó có sự thay đổi nhanh về nhiệt độ, sắc thái của gió cũng thay đổi và ứng xử của các loài động vật cũng thay đổi.
Điều ít được biết đến nhất là nhật thực đã làm thay đổi điện cực ở tầng khí quyển phía trên (cách Trái đất 50-80km) như thế nào.
Ở đây, bức xạ cực tím của mặt trời tách các electron ra khỏi nguyên tử, tạo thành một biển hạt tích điện rộng lớn suốt cả ngày. Lúc mặt trời lặn, nhiều electron trong số này kết hợp lại thành các nguyên tử trung hòa, cho đến khi tia sáng mặt trời quay trở lại và tách chúng ra một lần nữa.
Trong nhật thực toàn phần năm 2017 ở Bắc Mỹ, các nhà khoa học đã theo dõi phiên bản tăng tốc của quá trình này diễn ra khi mặt trăng chặn hoàn toàn ánh sáng mặt trời trong một vài khoảnh khắc, gây ra "dợn sóng" trong tầng điện ly khi nhiệt độ và mật độ ion giảm nhanh chóng, sau đó tăng trở lại ngay sau đỉnh nhật thực.
Dữ liệu kết hợp trên không và trên mặt đất sẽ cung cấp cho các nhà nghiên cứu APEP cái nhìn chưa từng có về sự thay đổi khí quyển trong nhật thực. Nhóm sẽ thu hồi và tái sử dụng tên lửa này để nghiên cứu nhật thực đi qua Bắc Mỹ vào ngày 8/4 năm 2024.
Nhóm không còn cơ hội nữa để phóng tên lửa vào vùng bóng của mặt trăng cho đến năm 2044, khi nhật thực toàn phần tiếp theo xuất hiện.