Năm 2006, Liên minh Thiên văn quốc tế (IAU) đã đưa ra định nghĩa thế nào là một hành tinh. Theo định nghĩ này thì một thiên thể được coi là một hành tinh khi nó có quỹ đạo rõ ràng và có lực hấp dẫn lớn nhất trong quỹ đạo của nó so với các thiên thể khác hay không.
Trong một nghiên cứu mới đây, Philip Metzger cho biết vẫn chưa có tài liệu nghiên cứu nào chứng minh các tiêu chuẩn để phân loại hành tinh đang được sử dụng hiện nay là đúng. Ông đã xem xét các tài liệu khoa học từ 200 năm qua và chỉ ra rằng tiêu chí phân loại hành tinh dựa vào quỹ đạo của chúng là không hoàn toàn chính xác.
Ông cho rằng các vệ tinh như là vệ tinh Titan của sao Thổ hay vệ tinh Europa của sao Mộc thường được gọi là các hành tinh bởi các nhà khoa học kể từ thời của Galileo.
Sao Diêm Vương nên được xét lại là một hành tinh.
Metzger cho rằng “định nghĩa mà IAU căn cứ để phân loại hành tinh dựa trên khái niệm mà không ai sử dụng trong nghiên cứu. Tiêu chí đó đã loại một hành tinh thú vị và phức tập thứ hai trong hệ mặt trời của chúng ta. Đây là một định nghĩa cẩu thả, họ đã không chỉ ra thật sự có một quỹ đạo rõ ràng hay cắt quỹ đạo là như thế nào. Nếu chỉ dựa trên lí thuyết vậy thì sẽ không có bất kì hành tinh nào, bởi vì không có bất kì hành tinh nào tự cắt chính quỹ đạo của mình.”
Các nhà khoa học cho biết rằng sự phân chia thực sự giữa các tiểu hành tinh và các thiên thể khác diễn ra vào đầu những năm 1950 khi một bài báo về cách chúng được hình thành được xuất bản bởi Gerard Kuiper.
Nếu dựa trên tiêu chuẩn của IAU, sao Diêm Vương bị loại ra khỏi danh sách hành tinh của hệ Mặt Trời.
Tuy nhiên, theo Metzger, lí do này không còn được coi là yếu tố để xác định một thiên thể có phải là một hành tinh hay không.
Kirby Runyon, thuộc Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng của Đại học Johns Hopkins ở Laurel, Maryland, cho biết định nghĩa của IAU là sai lầm vì theo như tài liệu cho thấy việc cắt quy đạo không phải là tiêu chuẩn được sử dụng để phân biệt tiểu hành tinh và các hành tinh như định nghĩa mà IAU đưa ra vào năm 2006.
Vậy có bao nhiêu hành tinh trong hệ Mặt Trời?
Runyon cho biết “chúng tôi đã chứng minh rằng đây là một tuyên bố lịch sử sai lầm và thật giả dối nếu áp dụng định nghĩa đó với sao Diêm Vương”. Metzger cho rằng định nghĩa về một hành tinh nên dựa vào các thuộc tính nội tại của nó chứ không phải những yếu tố có thể thay đổi. Ví dụ như động lực học của quỹ đạo liên tục thay đổi vì vậy nó không phải là yếu tốt căn bản quyết định, nó chỉ là trạng thái ở hiện tai.”
Thay vào đó, Metzger đề xuất phân loại hành tinh nên dựa vào lực hấp dẫn đủ lớn của nó để trở thành hình cầu. Ông cho rằng “ đây không phải là một định nghĩa tùy tiện, mà nó là một cột mốc quan trọng trong sự tiến hóa của một hành tinh khi có khởi tạo địa chất xảy ra bên trong nó. Ví dụ như sao Diêm Vương, nó có đại dương ngầm, bầu khí quyển nhiều lớp, các hợp chất hữu cơ, bằng chứng của hồ lâu đời và các vệ tinh.” Ông còn cho rằng “sao Diêm Vương còn có nhiều sức sống hơn cả sao Hỏa và hành tinh duy nhất có địa chất phức tạp hơn nó là Trái Đất.”
Trong một nghiên cứu mới đây, Philip Metzger cho biết vẫn chưa có tài liệu nghiên cứu nào chứng minh các tiêu chuẩn để phân loại hành tinh đang được sử dụng hiện nay là đúng. Ông đã xem xét các tài liệu khoa học từ 200 năm qua và chỉ ra rằng tiêu chí phân loại hành tinh dựa vào quỹ đạo của chúng là không hoàn toàn chính xác.
Ông cho rằng các vệ tinh như là vệ tinh Titan của sao Thổ hay vệ tinh Europa của sao Mộc thường được gọi là các hành tinh bởi các nhà khoa học kể từ thời của Galileo.
Các nhà khoa học cho biết rằng sự phân chia thực sự giữa các tiểu hành tinh và các thiên thể khác diễn ra vào đầu những năm 1950 khi một bài báo về cách chúng được hình thành được xuất bản bởi Gerard Kuiper.
Kirby Runyon, thuộc Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng của Đại học Johns Hopkins ở Laurel, Maryland, cho biết định nghĩa của IAU là sai lầm vì theo như tài liệu cho thấy việc cắt quy đạo không phải là tiêu chuẩn được sử dụng để phân biệt tiểu hành tinh và các hành tinh như định nghĩa mà IAU đưa ra vào năm 2006.
Thay vào đó, Metzger đề xuất phân loại hành tinh nên dựa vào lực hấp dẫn đủ lớn của nó để trở thành hình cầu. Ông cho rằng “ đây không phải là một định nghĩa tùy tiện, mà nó là một cột mốc quan trọng trong sự tiến hóa của một hành tinh khi có khởi tạo địa chất xảy ra bên trong nó. Ví dụ như sao Diêm Vương, nó có đại dương ngầm, bầu khí quyển nhiều lớp, các hợp chất hữu cơ, bằng chứng của hồ lâu đời và các vệ tinh.” Ông còn cho rằng “sao Diêm Vương còn có nhiều sức sống hơn cả sao Hỏa và hành tinh duy nhất có địa chất phức tạp hơn nó là Trái Đất.”
Theo Daily Science