>> Tết này, mua quà gì 'sang' nhất?
Những ngày này, tại buôn Jun (buôn du lịch sinh thái hồ Lăk, thị trấn Liên Sơn, huyện Lăk), hàng chục hộ đồng bào M’Nông, Ê Đê đang hối hả làm men, ủ rượu cần. Chị H’ Dốk cho hay: “Ở đây, trước Tết, nhà nào cũng làm từ 10 đến 20 ghè rượu, vừa để uống ngày Tết vừa để bán cho khách du lịch. Nếu khách có nhu cầu đặt trước thì sẽ làm số lượng lớn hơn. Rượu trong buôn mình làm bằng men rừng nên uống không nhức đầu, nhiều người trên phố cũng xuống đây mua”.
Rượu làm hoàn toàn thủ công. Nhiều nguyên liệu bản địa sẵn có như gạo, nếp hương, sắn, bo bo… trộn với men được làm từ nhiều loại lá, rễ cây rừng để ủ nên mùi thơm dịu nhẹ. Để càng lâu, hương vị càng đậm đà. Tại Buôn Ma Thuột, các cơ sở sản xuất rượu cần số lượng lớn có tên na ná nhau như: Y Miên, Y Pao, Tây Nguyên, Hải Tây Nguyên, Hoàng Nguyên… đều bán đắt hàng trong dịp cận Tết, có ngày mỗi cơ sở xuất ra vài trăm ché, ché nhỏ dăm ba lít, ché lớn vài chục lít.
Ông Đỗ Ngọc Miên, Giám đốc cơ sở sản xuất rượu cần Y Miên (ảnh) ở đường Nguyễn Văn Cừ, TP Buôn Ma Thuột nói: “Cả tháng nay hai vợ chồng tôi thường phải thay nhau trực điện thoại, nhận đơn đặt hàng và đi giao hàng cho khách. Tận trong miền Tây cho đến ngoài Bắc cũng gọi điện đến đặt hàng, nhiều nhất là tỉnh Bình Dương.
Cuối năm, cơ sở chúng tôi bán được hơn 1.000 ché với đủ loại do khách hàng đặt, sản phẩm từ vài chục nghìn đến vài trăm, vài triệu cũng có. Các đại lý ở xa đặt mỗi lần vài trăm ché rượu là chuyện bình thường. Đối với những loại từ 12 lít đến 30 lít, phải đặt trước nhiều ngày thì mới có được”.
Nhiều cơ sở sản xuất rượu cần tại Đắk Lắk đã mở đại lý phân phối ở Đà Lạt, TPHCM…