Phóng sự ảnh: Thăm di tích lịch sử văn hóa phi vật thể cấp quốc gia Đình Gia Lộc

Đình Gia Lộc là kiến trúc cổ, tọa lạc tại thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Bộ VHTT công nhận là di tích lịch sử văn hóa phi vật thể cấp quốc gia (Quyết định số 3211/QĐ-BT ngày 12/12/1994).

Đình Gia Lộc nằm trên tổng diện tích 7.200m2, kiến trúc kiểu chữ Tam gồm ba lớp nhà xây, mỗi lớp ba gian hai chái.

Đình Gia Lộc có mặt bằng cấu trúc hình chữ nhật rộng 545.60m2, với 36 cột gỗ, từ 30-40cm, tròn vo và bóng lộng cùng với 36 cột áp tường 30 x 30cm, chống đỡ toàn bộ vì kèo, xiên, trích… tạo thế vững chắc cho đình, cùng với các đồ tế tự là những công trình chạm khắc có tính nghệ thuật cao.

Sau 9 năm (1809), làng Bình Tịnh được phong hiệu, có ông Đặng Văn Trước và một số nhân sĩ, đến làng Bình Tịnh xin nhượng lại một phần đất để khai hoang, lập làng với tên gọi là Phước Lộc Thôn, con rạch và chợ cũ Trảng Bàng cũng ra đời từ đây.

Năm 1836, Phước Lộc Thôn đổi thành Gia Lộc Thôn cho đến ngày nay.

Sau khi ông Đặng Văn Trước mất, người dân trong vùng lập nên ngôi đình với tên gọi Đình Gia Lộc, lễ hội Kỳ yên tổ chức vào các ngày 14-15-16, tháng 3 âm lịch hàng năm.

Lễ hội Kỳ Yên Đình Gia Lộc là lễ hội truyền thống được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia (Quyết định số: 5079/QĐ-BVHTTDL ngày 27/12/212 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch).

Đình Gia Lộc là nhân chứng của một thời gian lao khổ ải của ông cha ta, mà cụ thể điển hình là ông cả Đặng Văn Trước, cùng với các vị Tiền triều – Hậu hiền nối tiếp nhau xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp.