Dự luật rộng hơn về "dân chủ hóa thể thao" bao gồm cách điều hành các liên đoàn thể thao lớn. Thế nhưng, nó bao gồm một điều khoản, trước đây được đính kèm như một sửa đổi của thượng viện do phe bảo thủ chiếm ưu thế, quy định rằng việc mặc các biểu tượng tôn giáo sẽ bị cấm trong sự kiện và cuộc thi do các liên đoàn thể thao tổ chức.
Tuy nhiên, động thái này đã bị phản đối bởi chính phủ của Tổng thống Emmanuel Macron và các đồng minh, những người chiếm đa số trong quốc hội, cơ quan có cuộc bỏ phiếu cuối cùng.
Việc đeo khăn che mặt nơi công cộng theo phong tục của người Hồi giáo là một vấn đề gây tranh cãi kéo dài ở Pháp, quốc gia vốn là quê hương của cộng đồng Hồi giáo lớn nhất châu Âu.
Bản sắc và vị trí của Hồi giáo trong xã hội Pháp là những vấn đề nóng hổi trước cuộc bầu cử tổng thống vào tháng Tư năm nay, với hai ứng cử viên cực hữu có chương trình dân tộc chủ nghĩa và có gần 35% cử tri ủng hộ họ.
Chính phủ của ông Macron đã nhanh chóng từ chối sửa đổi các dự thảo về việc cấm trùm khăn hijab nơi công cộng. Do đảng của ông và các đồng minh của đảng này chiếm đa số trong hạ viện, nên việc sửa đổi có khả năng bị loại bỏ khỏi dự luật rộng hơn.
"Kẻ thù của chúng ta là chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, chứ không phải Hồi giáo", Marlene Schiappa, Bộ trưởng Quốc tịch của Pháp, cho biết ngày 15/2.
Pháp sẽ tổ chức Thế vận hội mùa Hè vào năm 2024 và những người chỉ trích luật này đã đặt câu hỏi rằng, nó sẽ tác động như thế nào đến nghi thức tại Thế vận hội, những người tham gia sẽ bao gồm các nước Hồi giáo bảo thủ, nếu dự luật này được thông qua.
Thượng nghị sĩ cánh hữu Stéphane Piednoir cho biết Hiến chương Olympic quy định tính trung lập về chính trị và tôn giáo.
Ông cho biết dự luật được thiết kế để cho phép "tất cả phụ nữ tham gia vào các cuộc thi thể thao mà không có bất kỳ sự phân biệt nào, không có bất kỳ dấu hiệu phân biệt đối xử nào, không có bất kỳ biểu tượng nào liên quan đến khăn trùm mặt mà chúng ta biết là một công cụ chính trị".