Nước Mỹ từ góc nhìn 360 độ

TPO - Những hình ảnh tuyệt đẹp này chắc chắn sẽ cho bạn thấy một viễn cảnh mới của nước Mỹ.
Nhiếp ảnh gia Randy Scott Slavin “bắt được’ hình ảnh tuyệt đẹp của tòa nhà Empire State ở New York.

Nhiếp ảnh gia Randy Scott Slavin đã dành vài tháng để thực hiện một bộ ảnh về những hình ảnh mang tính biểu tượng của nước Mỹ.

Chàng trai 34 tuổi đến từ nước Mỹ này đã sử dụng một phần mềm máy tính để ghép hơn 100 bức ảnh chụp khung cảnh đó tại những thời điểm khác nhau thành một bức ảnh mới độc đáo, lạ mắt. Những bức ảnh được chụp bởi ống kính siêu rộng_ống kính “mắt cá” (fisheye lens).

Công viên Battery Park ở New York..

Trong loạt ảnh sử dụng kĩ thuật “đảo phối cảnh” (Alternative Perspectives), nhiếp ảnh gia, nhà sản xuất phim Randy Scott Slavin đã sáng tạo ra những bức ảnh siêu thực về thế giới xung quanh. Hiện ra trước mắt là những cảnh quan quen thuộc nhưng tất cả lại tập trung tại một điểm trông rất lạ mắt.

Randy đã phải chụp hằng trăm bức ảnh khác nhau của một địa điểm, nhưng ở góc chụp khác nhau và rồi sử dụng một phần mềm để ghép chúng lại. Để thực hiện kiểu chụp hình “đảo phối cảnh” (Alternate Perspective), Slavin chụp từng địa điểm đơn rồi ghép chúng lại nhằm tạo ra một bối cảnh 360 độ trên tấm hình phẳng có tỉ lệ tương đương với ảnh thật.

Hình ảnh của Big Sur, California.

Ảnh của Randy Scott Slavin đi theo hướng siêu thực, nhưng bản chất của chúng lại là dựa trên thực tế. Các tác phẩm của anh đều lột tả một cách sinh động từ vẻ đẹp của đất trời cho đến cảnh quan của thành phố. Randy Scott chụp ảnh dưới một góc nhìn 360 độ – một kiểu phối cảnh gần với sức nhìn của mắt hơn là ảnh 2D thông thường.

“Máy ảnh là một công cụ tuyệt vời để ghi lại những khoảnh khắc nhưng chính nó lại hạn chế những gì ta trông thấy. Vì mắt năng động và bao quát hơn, nên ảnh sau khi chụp cần chỉnh sửa rất nhiều để cho người xem cảm giác như đang nhìn từ mắt thật”, Randy chia sẻ.

Kỹ thuật “đảo phối cảnh” của Randy Scott Slavin, chụp thế giới từ một góc nhìn 360 độ. .

Để có những đường chân trời và cây cối uốn cong một cách trái tự nhiên như trong hình, Slavin sử dụng một công nghệ kỹ thuật số có tên là “mũi khâu” (tạo một hình ảnh đơn liền mạch bằng cách dán vô số các ảnh chụp từ các góc độ khác lại). Vì vậy, cho dù các bức ảnh của Scott cho thấy một thế giới siêu thực với hình cầu cong tròn, chúng trông vẫn rất sát thực tế.

“Tôi yêu tính siêu thực khi nó bắt nguồn từ thực tế”, anh nói, “chứ không thích các kiểu ‘siêu thực suông’. Tôi luôn cố gắng giữ chất ‘chân thực’ trong những bức ảnh siêu thực mình chụp.

Để hoàn thành việc phối cảnh này, Randy phải mất từ một ngày đến một vài tuần.

Randy đã đi du lịch khắp nước Mỹ để tìm ra những cảnh đẹp phục vụ cho công việc của mình, từ California đến Florida.

Ông nói rằng bản chất tĩnh lặng của thiên nhiên là một loại thuốc giải độc cho lối sống có nhịp độ nhanh ở New York.

"Tôi làm công việc này bởi vì nó truyền cảm hứng và thúc đẩy tôi. Tôi có thể hăm hở nhảy ra khỏi giường lúc 4 giờ sáng để đón mặt trời mọc, đi lang thang, trèo lên những đỉnh núi cao nguy hiểm hoặc chịu đựng thời tiết khắc nghiệt để bắt được những khoảnh khắc đẹp. Những nỗ lực luôn luôn có giá trị của nó.

Trong tháng Bảy, Randy sẽ mở cuộc triển lãm ảnh tại Soho, New York.

Phượng Uyên
Theo DailyMail

Theo Dịch