Nữ sinh viên bị hãm hiếp, đâm chết tại nhà

Gã thợ hồ phát hiện cô sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội ở một mình nên tìm cách đột nhập vào nhà hiếp và giết chết cô gái tội nghiệp bằng 49 vết dao. Tại hiện trường, cơ quan công an thu được một số dấu vân tay tình nghi của hung thủ...

Gã thợ hồ phát hiện cô sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội ở một mình nên tìm cách đột nhập vào nhà hiếp và giết chết cô gái tội nghiệp bằng 49 vết dao. Tại hiện trường, cơ quan công an thu được một số dấu vân tay tình nghi của hung thủ...

Trại giam Hỏa Lò, nơi tên Hùng chạy trốn tội ác nhưng không thành.

Khoảng 20h, ngày 18-12-1977, CA Hà Nội nhận được tin báo tại phố Phạm Đình Hồ, Hà Nội xảy ra vụ án mạng nghiêm trọng. Nạn nhân là chị Nguyễn Thị Bích Thuận, lúc đó là sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

Cơ quan CSĐT CA Hà Nội phối hợp với lực lượng tăng cường của Bộ Nội vụ đã vào cuộc, khám nghiệm hiện trường và đưa ra kết luận: "Chị Thuận bị hiếp và bị giết chết do 49 vết dao găm đâm vào người ở thời điểm từ 8h đến 10h ngày 18-12-1977. Tài sản bị mất trong vụ án gồm 12 loại quần áo tốt cùng một số phụ tùng xe máy".

Tại hiện trường vụ việc, CQ CA còn thu được 12 dấu vân tay, trong đó có một dấu vân tay trên quai ấm trà và một dấu vân tay khá rõ trên đầu máy khâu của gia đình.

Bộ Nội vụ được giao nhiệm vụ trực tiếp điều tra và thành lập ban chuyên án.

Những thông tin manh mối về vụ án rất phức tạp và khó khăn trong việc xác định nghi can. Người bị hại không có những quan hệ bất minh, hiện đang là sinh viên.

Nhưng, với những biện pháp nghiệp vụ, cùng nhiều trinh sát giỏi được tung để truy tìm đối tượng, cho đến ngày 5-1-1978 (chỉ sau khi vụ việc xảy ra được 18 ngày), CQ CA đã phát hiện được bà Đào Thị Hải vẫn hay sử dụng một chiếc áo len có bộ khuy Ấn Độ rất bắt mắt.

Trong khi đó, tài sản mà kẻ giết chị Thuận đã lấy đi đa phần là những bộ quần áo có giá trị đắt tiền được người thân mua tặng.

Ngay khi phát hiện được một chiếc áo trùng với những tang vật bị đánh cắp mà phía người thân của bị hại cung cấp, CQCA đã triệu tập bà Đào Thị Hải về trụ sở. Tại CQCA, bà Hải trình báo về nguồn gốc chiếc áo trên do con gái bà là chị Bình tặng cho bà.

CQCA tiếp tục điều tra và xác minh. Tại nhà chị Bình, CQCA đã thu giữ được 12 chiếc quần, áo không rõ nguồn gốc xuất xứ. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, CQCA đã khẳng định 12 tang vật trên đúng là của bị hại Nguyễn Thị Bích Thuận.

Trước những bộ đồ đắt tiền không chứng minh được nguồn gốc, Bình đã khai nhận những món đồ đắt tiền trên đều do Phạm Đăng Hùng, là người yêu của Bình mang về tặng cho và hiện tại Hùng đang bị tạm giam tại Hỏa Lò trong một vụ án khác.

Tiếp đó, CQCA đã tiến hành đấu tranh khai thác, đối tượng Hùng vẫn một mực khai báo chính y đã thực hiện nhiều vụ trộm cắp vặt chứ không thừa nhận có liên quan đến việc ra tay sát hại chị Thuận. Nhưng, khi cán bộ điều tra đưa ra những chứng cứ có được mà CQCA thu giữ được tại nhà Bình thì Hùng đã phải nhận tội.

Bản thân Hùng vốn là tội phạm hình sự bị phạt tù mới được tha trước đó 8 tháng. Sau khi mãn hạn tù, Hùng lân la nhiều nơi tìm kiếm việc, rồi được vào làm thợ hồ cho một Cty xây dựng đóng trên địa bàn Hà Nội.

Sáng ngày 18-12-1977, khi đang làm thợ gần khu vực nhà chị Bích Thuận, tên Hùng đã phát hiện thấy trong nhà có một mình chị Thuận nên Hùng đã nảy sinh ý định bẩn thỉu, tìm cách đột nhập vào nhà chị Thuận.

Sau khi vào được nhà chị Thuận, tên Hùng đã khống chế chị rồi thực hiện hành vi đồi bại của mình, mặc những lời van xin từ phía bị hại. Kẻ thủ ác còn dùng dao đâm liên tiếp chị Thuận... Ngay sau đó, tên Hùng đã lục soát, lấy đi nhiều tài sản có giá trị trong nhà chị Thuận rồi bỏ trốn.

Khi vụ án đang trong quá trình điều tra của CQCA, tên Hùng lại tiếp tục hành động phạm pháp tại số nhà 40 Hoàng Hoa Thám, nhưng đã bị quần chúng nhân dân kịp thời phát hiện và CQCA bắt giữ tạm giam tại Hỏa Lò.

Với thủ đoạn trộm cắp tại số nhà 40 Hoàng Hoa Thám, tên Hùng có ý định chạy tội do chính y đã gây ra tại nhà số 7 Phạm Đình Hồ. Nhưng, với quyết tâm cao độ, sự thông minh, sáng tạo của những cán bộ điều tra dày dạn kinh nghiệm, Ban chuyên án đã phá vỡ mưu đồ trốn tội của hắn. Sau 60 ngày điều tra, cuối cùng CQCA đã phá thành công vụ án, làm rõ thêm tội ác man rợ của tên Hùng, hoàn chỉnh hồ sơ đưa tên Hùng ra xét xử trước pháp luật.

Ngày 1-2-1978, TAND TP Hà Nội đã mở phiên xét xử tuyên phạt Phạm Đăng Hùng án tử hình.

Theo Trần Đại
Pháp luật&Xã hội

Theo Tổng hợp