Mới đây dư luận xôn xao trước việc Bộ Xây dựng ký thông báo gửi 12 cựu quan chức yêu cầu trả lại nhà công vụ của Chính phủ tại chung cư CT1-CT2, khu đô thị Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Điều đáng nói, thông báo đòi nhà đã được Bộ Xây dựng gửi tới 12 cựu quan chức này từ 2-3 lần nhưng họ vẫn chưa trả lại nhà công vụ.
Danh sách 12 cựu quan chức mà Bộ Xây dựng "đòi nhà", chủ yếu mang hàm thứ trưởng và tương đương đã bị nêu đích danh gồm: bà N.H.L, nguyên Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; ông Đ. V. C. nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; ông P.V.V. nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; ông TVL, nguyên Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam;
Ông N.V.N. nguyên Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam; bà N.T.TH.H. nguyên Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam; ông L.V.Đ. nguyên Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; bà B.T.TH. nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam;
Ông Đ.Q.H. nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; ông H. V. A. nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; ông H.S.TH. nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp; ông Đ.N.D. nguyên Tổng biên tập Báo điện tử Đảng cộng sản.
Theo lãnh đạo Bộ Xây dựng, sau khi báo chí thông tin 12 cựu cán bộ “chây ì” trả nhà công vụ theo quy định, đến nay các cựu cán bộ nêu trên đã gọi điện liên hệ trả lại nhà. Trong số các quan chức này, có vị cho rằng, không “chây ì” trả nhà công vụ vì chờ đề án bán hoá giá căn hộ này.
“Chây ì” nhà công vụ chẳng khác gì chiếm đoạt “Vào cuối nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13, tôi đã phát biểu về hiện tượng tham nhũng mới xuất hiện, đó là tham nhũng nhà công vụ, biệt thự công. Danh sách 12 vị như báo chí đề cập từng ở các vị trí cao cấp hàm thứ trưởng, tổng cục trưởng, nhưng đến khi về hưu vẫn giữ nhà công vụ, chưa trả lại cho Nhà nước. Việc này không thể được, cần có biện pháp để họ trả lại. Nhà công vụ, biệt thự công, hay ô tô công đều là tài sản nhà nước được giao cho các cán bộ thuộc diện được ở, sử dụng trong thời gian làm công vụ, được cấp theo hạn định. Cán bộ được giao sau khi thôi công tác phải trả lại cho Nhà nước, chứ không thể coi đó là nhà riêng và việc chây ì không trả chẳng khác gì chiếm đoạt tài sản nhà nước. Danh dự con người mới quan trọng, liêm sỉ của cán bộ càng quan trọng. Ai còn danh dự họ sẽ vui vẻ và sẵn sàng trả lại ngay khi rời nhiệm sở. Đó mới là người có lòng tự trọng.” |
Ông Lê Như Tiến, đại biểu Quốc hội khóa 13 |
“Chây ì” nhà công vụ chẳng khác gì chiếm đoạt
“Vào cuối nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13, tôi đã phát biểu về hiện tượng tham nhũng mới xuất hiện, đó là tham nhũng nhà công vụ, biệt thự công. Danh sách 12 vị như báo chí đề cập từng ở các vị trí cao cấp hàm thứ trưởng, tổng cục trưởng, nhưng đến khi về hưu vẫn giữ nhà công vụ, chưa trả lại cho Nhà nước. Việc này không thể được, cần có biện pháp để họ trả lại. Nhà công vụ, biệt thự công, hay ô tô công đều là tài sản nhà nước được giao cho các cán bộ thuộc diện được ở, sử dụng trong thời gian làm công vụ, được cấp theo hạn định. Cán bộ được giao sau khi thôi công tác phải trả lại cho Nhà nước, chứ không thể coi đó là nhà riêng và việc chây ì không trả chẳng khác gì chiếm đoạt tài sản nhà nước. Danh dự con người mới quan trọng, liêm sỉ của cán bộ càng quan trọng. Ai còn danh dự họ sẽ vui vẻ và sẵn sàng trả lại ngay khi rời nhiệm sở. Đó mới là người có lòng tự trọng.”
“Chây ì” nhà công vụ chẳng khác gì chiếm đoạt
“Vào cuối nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13, tôi đã phát biểu về hiện tượng tham nhũng mới xuất hiện, đó là tham nhũng nhà công vụ, biệt thự công. Danh sách 12 vị như báo chí đề cập từng ở các vị trí cao cấp hàm thứ trưởng, tổng cục trưởng, nhưng đến khi về hưu vẫn giữ nhà công vụ, chưa trả lại cho Nhà nước. Việc này không thể được, cần có biện pháp để họ trả lại. Nhà công vụ, biệt thự công, hay ô tô công đều là tài sản nhà nước được giao cho các cán bộ thuộc diện được ở, sử dụng trong thời gian làm công vụ, được cấp theo hạn định. Cán bộ được giao sau khi thôi công tác phải trả lại cho Nhà nước, chứ không thể coi đó là nhà riêng và việc chây ì không trả chẳng khác gì chiếm đoạt tài sản nhà nước. Danh dự con người mới quan trọng, liêm sỉ của cán bộ càng quan trọng. Ai còn danh dự họ sẽ vui vẻ và sẵn sàng trả lại ngay khi rời nhiệm sở. Đó mới là người có lòng tự trọng.”
Câu chuyện trả nhà công vụ đã gây ồn ào dư luận nhiều năm qua. Gần đây là trường hợp nguyên Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường xin chưa trả nhà công vụ do khó khăn về nhà ở. Theo đó, ngày 22/3/2017, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng ký văn bản thông báo gửi ông Hà Hùng Cường – Nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc trả lại nhà ở công vụ tại căn hộ số 1203, tầng 12, tháp B, nhà chung cư CT1 - CT2 (khu đô thị mới Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) cho đơn vị quản lý theo quy định.
Sau đó, nguyên Bộ trưởng Hà Hùng Cường đã có đơn gửi Bộ Xây dựng mong muốn gia hạn thời gian thuê thêm một năm (đến ngày 30/6/2018) hoặc được mua lại căn hộ nhà ở công vụ nhưng không được chấp thuận. Đến ngày 19/6/2017, ông Hà Hùng Cường đã làm thủ tục trả nhà công vụ.
Năm 2014, chuyện nhà đất của gia đình nguyên Tổng Thanh Chính phủ Trần Văn Truyền khiến dư luận lúc bấy giờ xôn xao về vấn đề tài sản quan chức.
Theo đó, ngày 21/11/2014, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có thông cáo báo chí về kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm về thực hiện chính sách nhà, đất đối với ông Trần Văn Truyền.
Ngoài việc kiểm tra 5 trường hợp, nhà, đất cụ thể (trong đó có 1 căn nhà và 1 thửa đất bị yêu cầu thu hồi), Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng đã kết luận về nhà công vụ cấp cho ông Truyền tại số 61, đường Trần Quang Diệu, quận Đống Đa, Hà Nội.
Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, năm 2004, ông Trần Văn Truyền được Cục Quản trị A, Ban Tài chính quản trị Trung ương hợp đồng với Văn phòng Chính phủ cho thuê nhà công vụ phòng số 607, B1, Khu nhà A, 61 Trần Quang Diệu, quận Đống Đa, với diện tích 95m2.
Tháng 10/2011, ông Trần Văn Truyền nghỉ hưu theo chế độ. Đầu năm 2014, khi có thông tin, dư luận về thực hiện chế độ nhà công vụ và Ủy ban Kiểm tra Trung ương nắm tình hình thì ông Truyền mới đề nghị trả lại nhà. Đến tháng 5/2014, Bộ Xây dựng đã tiếp nhận lại căn hộ trên.
Như vậy, sau khi đã về nghỉ hưu gần 3 năm ở tỉnh Bến Tre, ông Trần Văn Truyền mới trả lại nhà công vụ ở Hà Nội cho Nhà nước.
Một trường hợp tốn không ít giấy mực của báo chí trước đây, đó là việc cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội - Hoàng Văn Nghiên sau 8 năm mới trả lại căn biệt thự được TP Hà Nội cho thuê với “giá bèo”.
Theo đó, vào năm 2002, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội - Hoàng Văn Nghiên được thành phố cho thuê căn biệt thư rộng hơn 400m2 ở 12 Nguyễn Chế Nghĩa (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) trong thời gian 3 năm sau đó được gia hạn thuê đến ngày 20/7/2007 với giá thuê chỉ có chưa đến 500.000 đồng/tháng.
Sau khi hết hạn hợp đồng, UBND TP Hà Nội có chỉ đạo các cơ quan của thành phố bố trí nhà ở để thu hồi biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa, tuy nhiên phải sau 8 năm "ồn ào” (cuối năm 2014), ông Hoàng Văn Nghiên mới chính thức trả lại cho thành phố Hà Nội.
Thống kê Bộ Xây dựng cho biết, tổng quỹ nhà công vụ hiện nay là 315.280m2 sàn, bao gồm 49 biệt thự, 6.377 căn hộ và nhà ở một tầng. Trong đó, quỹ nhà của các cơ quan trung ương quản lý là 198.091m2, nhà ở công vụ của các địa phương là 117.189m2.
Quỹ nhà ở của các cơ quan trung ương bao gồm 42 biệt thự, 4.890 căn hộ và nhà ở một tầng, trong đó có 100 căn được mua mới từ quỹ nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ. Số lượng nhà ở công vụ của các cơ quan trung ương tập trung nhiều nhất vào Bộ Quốc phòng (khoảng 83.000m2) và Bộ Công an (khoảng 67.000m2).
Cụ thể, khi đã rời chức Chủ tịch UBND TP, ông Hoàng Văn Nghiên có đơn xin hoá giá căn biệt thự theo Nghị định 61/CP và đã được một số cơ quan chức năng của thành phố đồng tình. Tuy nhiên, sau đó, việc hoá giá không thành do căn biệt thự này không thuộc diện được hóa giá. Mọi việc buộc phải dừng lại. Và sau đó, do nhiều nguyên nhân, ông Nghiên vẫn không trả lại nhà cho thành phố.
Phải đến tháng 3/2013, Sở Xây dựng TP Hà Nội nỗ lực tìm địa điểm mới là căn nhà tại Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy) để ông Nghiên an cư và trả lại biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa để thành phố dùng vào việc khác. Ngày 20/5/2013, ông Nghiên có thư chấp thuận với phương án này. Tuy nhiên, đến tháng 7/2013, ông Nghiên bất ngờ đổi ý, đề nghị tìm nhà ở vị trí mới. Điều này khiến cho công việc tìm nhà cho ông Nghiên kéo dài hơn một năm nữa (từ giữa năm 2013 đến cuối năm 2014).
Mãi đến ngày 5/12/2014, ông Nghiên có thư gửi Sở Xây dựng, UBND TP Hà Nội xin trả lại biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa sau nhiều năm thuê với “giá bèo”; lý do ông đưa ra là “vụ việc xảy ra đã kéo dài” và “ít nhiều ảnh hưởng đến công việc chung của thành phố”.