1.Tắm quá nhiều lần
Nhu cầu tắm rửa phụ thuộc vào mức độ làm việc và hoạt đông trong ngày của mỗi người. Tuy nhiên theo nghiên cứu khoa học, việc tắm rửa mỗi ngày không có lợi cho cơ thể. Nếu bạn tắm nhiều hơn 1 lần/ ngày và nhiều hơn 10 phút 1 lần dưới nước nóng cùng với xà phòng hoặc tẩy tế bào chết quá nhiều sẽ khiến da bị khô ráp, bào mòn, tăng nguy cơ bị ung thư da.
2. Không tắm sau khi tập thể dục
Nhiều người sau khi vận động, tập thể dục đã không tắm ngay mà còn đi uống nước hoặc gặp gỡ ai đó. Có thể họ cho rằng lý do duy nhất cần tắm rửa sau khi vận động là mùi hôi, và cơ thể họ không hôi đến mức phải tắm ngay. Tuy nhiên, đổ nhiều mồ hôi còn là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, có thể làm kích ứng, mẩn ngứa. Vì thế, hãy tắm rửa ngay khi tập xong nhé.
3.Treo bông tắm trong nhà tắm
Bạn thường vắt bừa bông tắm ở đâu đó sau khi tắm xong, nhưng nếu nó chưa khô hoàn toàn và vẫn còn dính xà phòng thì sai lầm khi tắm này sẽ trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi. Mỗi khi sử dụng bông tắm, tế bào da chết sẽ bị tắc ở các kẽ bông tắm. Những tế bào chết này là nguồn sinh sôi vi khuẩn.
Hãy giặt và vắt sạch bông tắm rồi phơi ở nơi khô ráo, thoáng khí thay vì treo ngày này qua tháng nọ trên tường nhà tắm.
4.Tắm khi quá no hoặc quá đói
Tắm khi no quá hay khi đói quá đều không tốt cho sức khỏe. Bởi tắm khi no dễ mắc bệnh đường ruột, dạ dày còn tắm khi đó dễ dẫn đến hạ huyết áp, chóng mặt, ngất xỉu. Lời khuyên của các chuyên gia là tắm sau ăn cơm 2 tiếng và 1 tiếng trước khi ăn cơm.
5.Tắm vào đêm khuya
Hầu hết ai cũng có thói quen tắm vào buổi tối cho sạch, cho mát, nhất là vào mùa hè với thời tiết nắng nóng thì việc tắm đêm sẽ khiến con người ngủ ngon giấc hơn. Tuy nhiên, thói quen này vô tình gây ra nhiều tác hại cho cơ thể, ngay cả khi người tắm sử dụng nước nóng. Bởi những lúc tắm vào đêm khuya sẽ khiến huyết áp giảm, tĩnh mạch nở ra. Như vậy nếu những người vốn dĩ có huyết áp thấp sẽ có thể xuất hiện tình trạng thiếu máu não, tăng nguy cơ đột quỵ, nguy hiểm đến tính mạng.
6.Tắm sau khi uống rượu bia
Chất kích thích chứa trong rượu bia dễ làm ức chế hoạt động của gan, tiêu hao đường trong cơ thể. Vì vậy nếu tắm sau khi uống rượu bia thì đường huyết chưa được bổ sung kịp thời làm cho huyết quản bị co vào, dẫn đến cảm lạnh. Những trường hợp nguy hiểm có thể gây mỡ mạch máu, tăng huyết áp, đột quỵ. Có thể bạn đang quan tâm: Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp.
7.Kỳ mạnh trên da
Ghét trên da hình thành từ những mảng vụn da chết, bụi bẩn hoặc mồ hôi. Để cơ thể sạch sẽ, tắm rửa hàng ngày rất cần thiết. Tuy nhiên, bạn chỉ nên làm sạch da bằng cách chà nhẹ thay vì duy trì thói quen sạch sẽ trên. Việc dùng sức để lấy ghét có thể làm tổn thương lớp dầu, biểu bì có tác dụng bảo vệ da . Mất đi màng bảo vệ, da sẽ trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị khô và ngứa.
8.Không vệ sinh bàn chân cẩn thận
Trong khi tắm, nhiều người thường quên vệ sinh bàn chân mà cho rằng khi tắm, xà phòng và nước chảy xuống dưới là đã đủ làm sạch chân. Tuy nhiên, nếu không chà xát, vệ sinh kỹ càng bạn sẽ không loại bỏ được bụi bẩn, da chết ở bàn chân, các kẽ ngón chân, dẫn đến nguy cơ nấm móng.
9.Tắm khi cơ thể mệt mỏi
Chúng ta thường nghĩ rằng tắm những lúc mệt mỏi mới lấy lại tinh thần sảng khoái, tỉnh táo, làm việc tốt hơn nhưng điều này cũng phản khoa học. Bởi nó làm giảm khả năng tuần hoàn máu và lưu thông khí huyết. Khi tắm vào những lúc mệt mỏi dễ dẫn đến bị cảm, chóng mặt, thậm chí tử vọng.
10. Tắm quá lâu
Tắm quá lâu sẽ tẩy hết độ ẩm cần thiết của làn da, khiến da khô và ngứa. Bạn chỉ cần tắm 5-10 phút là đủ.
11.Không tắm lại bằng nước lạnh
Bạn chỉ muốn tắm nước ấm rồi ù chạy ngay vào phòng ngủ? Các chuyên da khuyên bạn sau khi tắm sạch sẽ bằng nước ấm, hãy xả lại cả người với nước lạnh trong 30 giây. Cách này giúp giảm stress, tăng cường hệ miễn dịch, tăng đốt mỡ thừa và chống trầm cảm.
12. Lạm dụng xà phòng khi tắm
Để bảo vệ làn da nhạy cảm trước những tác động của hóa chất, chị em phụ nữ không nên quá lạm dụng xà phòng (sữa tắm) khi tắm, không nên tắm bằng xà phòng nhiều lần trong ngày. Với những người có làn da nhạy cảm hay cơ địa chàm, da sẽ trở nên khô, đỏ ngứa, có thể dị ứng da. Khi tắm kết hợp với chà xát mạnh và tẩy tế bào chết nhiều có thể gây tổn thương lớp thượng bì dẫn đến nhiễm trùng da.
Một số lưu ý khác khi tắm
Phụ nữ cần chú ý khi tắm bồn:
Nếu không tắm rửa sạch sẽ, kỳ cọ hết bụi bẩn trước khi vào bồn tắm sẽ khiến bụi bẩn và xà phòng thừa cơ hội xâm nhập sâu hơn vào vùng kín, vi khuẩn từ hậu môn cũng nhân dịp này di cư đến âm đạo, gây mất cân bằng hệ sinh thái vi khuẩn tự nhiên tại âm đạo – là một trong những nguyên nhân chính gây nên viêm nấm âm đạo. Hơn nữa, việc ngồi trong bồn tắm quá lâu còn tạo điều kiện cho nấm lan rộng cả bên trong và bên ngoài khu vực âm đạo.
Đặc biệt, chị em phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt tuyệt đối không ngâm mình trong nước. Khi có kinh, cổ tử cung của người phụ nữ được mở rộng hơn, tắm và ngâm mình trong nước có thể khiến những chất bẩn trong nước xâm nhập vào tử cung, dễ gây viêm nhiễm đường sinh dục.
Bên cạnh đó, một số sản phẩm chuyên dụng cho tắm bồn như sữa tắm tạo bọt và muối tắm là tác nhân dễ khiến tình trạng viêm nấm âm đạo của phụ nữ nặng hơn.
Ngoài những điều trên thì khi tắm cần chú ý đến một số điểm sau:
- Nên tắm bằng nước ấm và tắm nhanh nếu bắt buộc phải tắm khuya.
- Làm khô tóc trước khi đi ngủ
- Không được dội đột ngột nước lên người mà nên thấm đều hai chân, 2 tay sau đó mới dội lên toàn bộ cơ thể.
- Không nên tắm sau khi gội đầu vì mạch máu trên đầu khó lưu thông sẽ gây choàng váng.
- Chọn nhiệt độ nước tắm thích hợp, không quá nóng cũng không quá lạnh, nhiệt độ lý tưởng là 24 – 29 độ.
Nhu cầu tắm rửa là thiết yếu nhưng tắm như thế nào cho hợp lý, khoa học thì mới phát huy được tác dụng. Chúng ta cần nhanh chóng từ bỏ những thói quen gây hại trên để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.