Dùng điện thoại
Nhiều người có thói quen ngồi rất lâu, thậm chí lên đến hàng giờ để xem điện thoại khi đi vệ sinh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế cảnh báo, ngồi trên bồn cầu quá lâu sẽ khiến cho tuần hoàn máu ở tĩnh mạch khoang chậu bị cản trở, mạch máu giãn nở, dễ sinh mụn nhọt, thậm chí là mất đi tính nhạy cảm của trực tràng đối với việc kích thích đại tiện. Điều này dẫn đến tình trạng táo bón và nghiêm trọng hơn còn dẫn đến ung thư đường ruột.
Bên cạnh đó, những rủi ro có thể xảy đến với thiết bị như rơi vào bồn cầu và nhiễm nhiều vi khuẩn độc hại. Nên nhớ, toilet là nơi ẩm ướt và không phù hợp khi dùng điện thoại một chút nào vì bên trong nó là rất nhiều linh kiện được làm từ kim loại.
Đọc sách báo
Tương tự như việc dùng điện thoại, thói quen vừa đi vệ sinh vừa đọc sách báo cũng cực kỳ có hại. Bởi khi xem sách báo, ý thức đại tiện bị ức chế hoặc phớt lờ đi, làm mất tính mẫn cảm, làm giảm kích thích áp lực của đại tràng đối với phân. Hậu quả là phân lưu lại trong ruột quá lâu, bị hút mất quá nhiều nước, dẫn đến táo bón.
Đồng thời, việc ngồi lâu trên bồn cầu sẽ gây ứ máu trong khoang chậu và khúc cong của tĩnh mạch trĩ, dần dần dẫn đến bệnh trĩ. Đồng thời gây chèn ép vào thần kinh và mạch máu mặt sau đùi, dẫn đến tê cả chi dưới, thiếu máu chi dưới và hồi lưu máu tĩnh mạch kém đi. Thêm vào đó, bồn cầu không có chỗ tựa nên ngồi lâu sẽ ảnh hưởng đến cột sống, dễ dẫn đến cong, vẹo.
Bên cạnh đó, dù nhà vệ sinh có sạch sẽ đến mấy thì không khí ở đó cũng không trong lành; nếu ngồi lâu, cơ thể bạn dễ bị nhiễm khuẩn. Đặc biệt các chị em phụ nữ khi ngồi lâu là cơ hội cho nhiều vi khuẩn xâm nhập gây nên các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
Ngồi trên toilet quá lâu
Nhiều người bị mắc phải thói quen xấu là thường xuyên ngồi lâu trong toilet nhất là buổi sáng. Có thể bạn bị táo hoặc gặp khó khăn trong việc đi vệ sinh hoặc đơn giản chỉ là vì bạn thích ngồi lâu để làm những việc cá nhân khác. Tuy nhiên, chắc chắn bạn không biết rằng đấy lại là một thói quen tai hại mà bạn nên tránh.
Bởi việc ngồi trên toilet quá lâu như vậy có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ, sưng tĩnh mạch ở hậu môn dẫn đến chảy máu hậu môn.
Dùng nước xịt thơm khử mùi
Khi đi vệ sinh bạn cần lưu ý tuyệt đối không nên sử dụng nước xịt thơm khử mùi vì dung dịch này cũng tương đối có hại cho cơ thể, nếu như sử dụng nhiều có thể dẫn tới tình trạng bị ung thư.
Đối với trường hợp nếu bạn khử mùi nhà vệ sinh có thể đặt chanh, cam, hoặc các lát vỏ bưởi ở trên thành bồn chứa nước để khử mùi nhà vệ sinh tốt hơn.
Vệ sinh bằng giấy thô ráp
Sử dụng các loại giấy vệ sinh thô ráp có thể khiến cho bộ phận vệ sinh gây ra các tổn thương, đặc biệt là ở những vị trí nhạy cảm. Những tổn thương này có thể gây ra viêm nhiễm.
Chính vì vậy, bạn có thể lựa chọn những loại giấy vệ sinh có chất liệu an toàn, mềm mại cho da. Bên cạnh đó, bạn có thể vệ sinh bằng nước sạch để làm sạch tốt hơn và hỗ trọ ngăn chặn các vấn đề sức khỏe do giấy vệ sinh gây ra.
Dùng nhiều sức khi đi đại tiện
Thói quen dùng nhiều sức khi đi đại tiện thường xảy ra với những người bị táo bón hoặc nạp vào cơ thể những loại thực phẩm khó có thể bài tiết. Khi đi đại tiện, dùng quá sức để "rặn" mạnh có thể khiến hậu môn tổn thương, dẫn đến chảy máu, thậm chí gây nhiễm trùng nghiêm trọng. Không dừng lại ở đó, đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ nếu như duy trì thói quen này.
Ngoài ra, dùng quá nhiều sức khi đi đại tiện còn làm tăng nguy cơ đột tử. Lúc này, cơ ở thành bụng và cơ hoành co thắt dữ dội, khiến áp lực ở bụng tăng cao, huyết áp dồn lên não, cơ tim tiêu hao nhiều oxy gây đau tim, nghiêm trọng hơn có thể mất nhịp tim và dẫn đến đột tử.
Tiểu tiện sau khi nhịn quá lâu
Nếu như bạn đi tiểu sau khi "nhịn" quá lâu sẽ khiến thần kinh dễ bị hưng phấn, nước tiểu trong bàng quang bị thải ra nhanh, làm cho huyết áp giảm xuống, nhịp tim chậm lại, dẫn đến hiện tượng choáng váng đầu óc.
Hút thuốc lá
Nhiều người tranh thủ hút thuốc khi đi vệ sinh để không ảnh hưởng bên ngoài. Nhưng bạn có biết rằng thói quen này càng làm tăng mức độ nguy hại cho sức khỏe.
Thuốc lá vốn bị coi là tác nhân cực kì độc hại cho sức khỏe của cả người hút và người hít phải phải khói thuốc. Trong thuốc lá có những hóa chất khi hít phải về lâu dài có thể dẫn đến ung thư.
Kết hợp hút thuốc trong quá trình đi vệ sinh càng làm cho mức độ nguy hại sức khỏe tăng lên bởi trong không gian nhỏ nếu khói thuốc lá được xả ra thì chính chúng ta hít vào cơ thể, làm gia tăng các bệnh về phổi đặc biệt ung thư phổi.
Lau quá nhiều sau khi đại tiện
Bạn không nên lau quá mạnh, quá nhiều bởi điều này có thể dễ dàng làm tổn thương da cục bộ và làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn. Nhiều bạn nữ sẽ lau từ sau ra trước sau khi đại tiện, điều này thực sự không chính xác.
Vị trí đại tiện nằm phía sau, nếu lau từ sau ra trước rất dễ đưa vi khuẩn ở nơi đại tiện ra trước và gây nhiễm trùng. Vì vậy, phương pháp chính xác là nên lau từ trước ra sau.
Đứng dậy luôn sau khi đi vệ sinh
Nhiều người sau khi đi vệ sinh thường có thói quen đứng dậy luôn, đây cũng là một thói quen có hại với sức khỏe, đặc biệt với những người có tiền sử bệnh huyết áp và tim mạch, khi đi vệ sinh việc bạn đứng lên luôn khiến cho bạn dễ bị ngã quỵ do choáng váng, nhất là với người cao tuổi, vì thế với những người có tiền sử hai căn bệnh này thì sau khi đi đại tiện xong tốt nhất nên từ từ đứng lên để tránh trường hợp bị thiếu máu dẫn tới choáng váng, chóng mặt và bị ngã quỵ
Vứt giấy vệ sinh đã sử dụng vào giỏ đựng giấy
Thực tế, cách đúng nhất là vứt giấy vệ sinh đã qua sử dụng vào bồn cầu và xả sạch. Trong quá trình sản xuất giấy vệ sinh, nhà sản xuất đều sử dụng nguyên liệu có thể hòa tan trong nước nên không phải lo giấy vệ sinh bị nghẹt bồn cầu.
Giấy vệ sinh khi sử dụng hết sẽ trở nên bẩn, nếu vứt vào giỏ đựng giấy sẽ sinh ra vi khuẩn, sinh ra mùi hôi, gây ô nhiễm môi trường phòng vệ sinh và có hại cho sức khỏe.
Tất nhiên, nếu bạn có thể dọn sạch giấy vụn mỗi ngày và xử lý giấy vệ sinh bỏ đi vào ngày hôm đó, nó sẽ tương đối hợp vệ sinh hơn và không tạo ra quá nhiều vi khuẩn.
Không đóng nắp bồn cầu khi xả nước
Sau khi đi vệ sinh xong bạn nên hình thành thói quen đóng nắp bồn cầu khi xả nước, nếu thường xuyên không đậy nắp bồn cầu khi xả nước nó sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn .
Vì việc xả nước có thể tạo ra các xoáy nước làm chất bẩn và vi khuẩn trong bồn cầu bị đẩy lên cao, bay lơ lửng trong không khí và “hạ cánh” ở bất kỳ đâu, nếu chúng rơi vào các vật dụng như bàn chải, bàn chải lưỡi , khăn mặt , khăn tắm , cốc đánh răng … hoặc bị chúng ta hít trực tiếp vào cơ thể thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe đường hô hấp, sức khỏe của miệng và da, và cơ thể nói chung.
Rửa tay sau khi đi vệ sinh
Bàn tay tiếp xúc nhiều nhất với các vật dụng hàng ngày. Có đến 40.000 vi khuẩn trên 1cm2 da. Con số này còn cao hơn nhiều ở bàn tay, đặc biệt là ở lòng bàn tay, kẽ tay, móng tay...
Nếu bạn chạm tay vào một bề mặt có vi khuẩn hoặc virus và sau đó bạn bắt tay với ai đó, bạn đã làm tăng nguy cơ lây lan mầm bệnh cho người khác. Nếu bạn chạm tay vào miệng, mũi và mắt của chính mình, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Môi trường nhà vệ sinh chứa rất nhiều vi khuẩn, vi rút, nấm mốc, giun sán…
Khi đi vệ sinh không thực hiện rửa tay đúng cách thì dẽ dẫn đến lây lan các bệnh như: Bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus, bệnh tay-chân-miệng, bệnh viêm gan A, nhiễm ký sinh trùng Giardia, nhiễm vi khuẩn Shigella, ngộ độc thực phẩm, viêm kết mạc,….