Những siêu xe ấn tượng chưa từng được xuất xưởng (phần 2)

TPO - Vì thiếu hụt kinh phí sản xuất, chưa đạt yêu cầu về thiết kế và thông số kỹ thuật, những siêu xe dưới đây đã không thể xuất hiện trên thị trường toàn cầu.
Monteverdi Hai (1970)
Chủ sở hữu gara người Thụy Sĩ Peter Monteverdi đã đạt thành công bước đầu với các mẫu xe tốc độ cao và tiếp tục đặt kỳ vọng vào Monteverdi Hai. Đây là siêu xe được coi là đối trọng của Lamborghini Miura và sở hữu động cơ Chrysler Hemi 7.2L 450 mã lực, giúp siêu xe chạm tới tốc độ tối đa 282 km/h và khả năng tăng tốc 0-96 km/h trong 5,5 giây. Đây là kết quả rất ấn tượng lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, Monteverdi đã gặp trục trặc về chi phí và độ phức tạp trong việc sản xuất siêu xe trên. 2 nguyên mẫu được tạo ra và chiếc Hai trưng bày tại Geneva Motor Show ban đầu vẫn còn tồn tại nhưng vẫn chưa từng được sản xuất.
Volkswagen W12 (1997)
 Volkswagen đã xuất hiện bất đồng quan điểm khi đặt vấn đề về việc phát triển dòng siêu xe, khởi đầu là Syncro W12 vào năm 1997. Tiếp theo là Roadster W12 vào năm tiếp theo và sau đó là Nardo W12 vào năm 2001.
Hai mẫu xe đầu tiên sở hữu động cơ W12 5.6L chỉ có thể tạo ra công suất tối đa 420 mã lực. Tuy nhiên, Nardo đã được nâng cấp sức mạnh lên 591 mã lực. Điều đó có thể giúp siêu xe tăng tốc từ 0-96 km/h với 3,5 giây trước khi đạt tốc độ tối đa 221 mph (356 km/h). Kết quả đạt được giúp Volkswagen có niềm tin vào việc phát tiển siêu xe, tuy nhiên Nardo đã được chuyển nhượng cho Bugatti và đổi sang động cơ W16.
TVR Speed 12 (1997)
Dựa trên một vài thành công vào những năm 1990, Peter Wheeler tham vọng cạnh tranh hạng mục đua xe độ bền GT1 với các đối thủ như Porsche và Mercedes. Ông đã đặt niềm tin vào Speed 12 sở hữu động cơ V12 7.7L sản sinh công suất tối đa 800 mã lực.
Đáng tiếc, Speed 12 đã không thể xuất hiện tại Le Mans và dự án tung ra thị trường bị đình trệ dù đã có một số đơn đặt hàng. Siêu xe này có giá 188.000 bảng Anh (khoảng 5,6 tỷ đồng), nhưng Wheeler quyết định trả lại tiền đặt cọc cho khách hàng khi nhận thấy xe quá mạnh để lưu hành trên đường phố.
BMW M1 Homage (2008)
Sau ba mươi năm chật vật để chế tạo siêu xe đầu tiên M1, BMW đã trình làng mẫu M1 Homage tại Concorso d’Eleganza Villa d’Este năm 2008. Đây là sự kiện ra mắt sang trọng dành cho các mẫu xe và cũng là nơi lý tưởng để giới thiệu một phiên bản M1 nâng cấp. Tuy nhiên, BMW đã không tiết lộ thông số kỹ thuật cơ bản của chiếc xe trong khoảng thời gian này.
Do đó, Homage chỉ là một xe để trưng bày nhưng đã có ảnh hưởng đến mẫu concept Vision EfficientDynamics Concept năm 2009 và cuối cùng cho ra mẫu i8 Hybrid.
Apollo Arrow (2016)
Apollo Arrow là ví dụ điển hình về mẫu xe có quá nhiều cha đẻ. Ban đầu, Scuderia Cameron Glickenhaus và Roland Gumpert là những người đặt "nền móng đầu tiên"; sau đó, xe được chế tạo bởi công ty MAT của Ý. Thông số kỹ thuật hấp dẫn của chiếc xe có được nhờ động cơ V12 chuyên dụng cho xe đua hoặc xe đi đường trường với động cơ Audi V8 4.0L tăng áp kép công suất 986 mã lực.
Khung thân xe được làm bằng sợi Sarbon, hộp số tuần tự 7 cấp cũng nằm trong kế hoạch phát triển. Tuy nhiên, điều đó đã không xảy ra và Apollo Arrow cũng không thành công ngay cả khi đã được trưng bày tại triển lãm Geneva Motor Show năm 2016 với tuyên bố có thể tăng tốc 0-100 km/h trong 2,9 giây và đạt tốc độ tối đa 360 km/h.
Theo Theo Autocar