Anh đào
Lá anh đào có chứa các hợp chất có độ độc cao. Khi các hạt của quả anh đào bị nghiền nát, nhai, hoặc thậm chí bị trầy xước, chúng cũng sẽ sản sinh axit prussic (hydrogen cyanide). Tử vong do ăn anh đào rất hiếm nhưng chúng ta tuyệt đối không được nuốt hoặc nhai các hạt của chúng.
Quả cây cơm cháy
Nếu ăn quả của cây cơm cháy trước khi chúng chín thì có thể bạn sẽ bị ngộ độc. Bạn cũng không nên để trẻ nhỏ nghịch ăn lá hay cuộng của cây.
Táo
Đúng là táo cung cấp nhiều ích lợi cho cơ thể chúng ta tuy nhiên hạt táo có chứa chất xyanua. Nếu bạn ăn một hoặc 2 hạt, sẽ không có chuyện gì xảy ra, nhưng khi bạn nhai hoặc nuốt một số lượng lớn hạt quả này, cơ thể sẽ hoàn toàn mất ý thức.
Theo các báo cáo khoa học, chất xyanua được coi là một chất kịch độc, gây chết người với liều lượng thấp. Chỉ cần ăn nhầm từ 3 đến 4 mg chất này, một người khỏe mạnh có thể mất ý thức trong vòng 10 giây đến 1 phút. Sau khoảng 45 phút thì rơi vào trạng thái hôn mê và có thể t.ử v.ong sau khoảng 2 giờ nếu không có các biện pháp điều trị kịp thời.
Quả na
Hạt na rất độc, có thể đầu độc bạn qua đường ăn uống. Trước đây, hạt na thường được dùng để nhuộm răng, ngâm quần áo để diệt rận... Nếu lỡ ăn phải hạt na bạn cũng không nên quá lo lắng. Mỗi hạt đều có lớp vỏ dày và cứng bao bọc, không cho phần nhân hạt phát huy độc tính khi đi vào cơ thể.
Hạnh nhân đắng
Hạnh nhân có 2 loại là hạnh nhân ngọt và hạnh nhân đắng. Trong đó, hạnh nhân đắng chứa hàm lượng hydrogen cyanide tương đối lớn.
Chỉ ăn từ 7-10 hạt hạnh nhân đắng có thể gây ra vấn đề với người lớn, thậm chí là tử vong nếu trẻ nhỏ ăn phải.
Quả lê
Khi ăn lê mọi người nên chú ý lược bỏ hạt để tránh gây hại cho cơ thể. Nguyên nhân là bởi hạt lê khi bị nghiền nát ra có thể tạo thành hydrogen cyanide.
Khi nạp vào cơ thể chất này có thể gây ngộ độc với các triệu chứng như: Nếu nhẹ thì buồn nôn, choáng váng, nếu nặng thì đau đầu, hôn mê, nguy hiểm tính mạng.
Chính vì vậy, để an toàn khi ăn quả lê, bạn nên bỏ sạch hạt trước khi ăn, đặc biệt khi cho trẻ nhỏ ăn, không nên xay lẫn hạt khi làm nước ép trái cây, sinh tố.
Quả ớt
Quả ớt chứa nhiều các vitamin A, C, K… các vitamin giúp chống lão hóa và cải thiện lưu thông máu, làm sạch đường tiêu hóa.
Tuy nhiên hạt ớt khi vào dạ dày không nghiền nát được nên hạt ớt gây khó tiêu hóa, dễ gây đau dạ dày, chướng bụng, táo bón. Hơn nữa, chất cay trong hạt ớt có nhiều hơn ở vỏ. Vì vậy khi hạt ớt vào ruột sẽ bị dính vào thành ruột hoặc dạ dày dễ gây nóng hoặc bỏng. Ăn hạt ớt nhiều còn gây nóng và dễ bị nổi mụn nhọt.
Quả cà chua
Lycopene trong cà chua rất tốt cho nam giới vì nó có thể giúp phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài ra, cà chua cũng có nhiều lợi ích cho sức khỏe như làm giảm huyết áp, cải thiện lưu thông máu, chống độc tố trong cơ thể...
Tuy nhiên, khi vào đường ruột, hạt cà chua khó tiêu hóa, dễ gây táo bón. Hơn nữa, trong quá trình vận chuyển thức ăn của đường ruột, hạt cà chua dễ lọt vào ruột thừa, gây viêm ruột thừa.
Cà pháo
Món cà pháo muối chua là món ăn rất quen thuộc trong bữa cơm của người Việt Nam. Tuy nhiên, trong trái cà có chứa nhiều solanin, rất dễ dẫn tới ngộ độc, nên khi ăn cà, cần muối chua để chất độc giảm đi sẽ an toàn. Không nên thường xuyên ăn cà muối xổi, muối chưa kỹ.
Hạt cà pháo có vỏ khá cứng, khi ăn vào khó tiêu hóa. Ngoài ra, hạt cà có lông nhỏ, có thể gây ho.