Những khoáng chất cực quan trọng cho cơ thể

Chất khoáng không thể tự hợp thành trong cơ thể, nhưng lại giữ vai trò quan trọng trong các bộ phận chức năng. Bởi vậy, bạn nên có chế độ ăn uống để bổ sung chúng.
Ảnh minh hoạ: Internet

Canxi: là thành phần chủ yếu cấu tạo nên xương và răng, có thể giúp đông máu, giữ cho tim co bóp bình thường, điều khiển thần kinh cảm ứng và cơ bắp co bóp. Cơ thể thiếu canxi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến xương. Canxi có nhiều trong các sản phẩm từ sữa, xương cá. Những người ăn chay có thể nhận nhiều canxi từ đậu phụ, nước cam và các loại rau xanh hay rau lá.

Kali: Giúp duy trì lượng nước và huyết áp bình thường cho tế bào, cùng với natri giữ cân bằng axit bazơ, và truyền xung động thần kinh. Kali có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp protein và điều chỉnh quá trình trao đổi chất. Mệt mỏi, nhão cơ, nôn mửa, nhịp tim giảm, không ổn định, bồn chồn… chính là biểu hiện của việc thiếu vi chất kali. Cá chính là nguồn kali phong phú nhất, bên cạnh đó các loại thịt cũng được xác định là có chứa nhiều kali. Ngoài ra kali còn có trong khoai tây, rau xanh, lê tàu, hoa quả tươi như chuối, táo, và mơ.

Natri: là chất quan trọng để duy trì áp lực thẩm thấu bình thường áp lực của dịch thể, có tác dụng chung cùng với kali. Loại khoáng chất này giúp bạn điều chỉnh thể tích và huyết áp. Nó cũng có chức năng đối với các cơ và thần kinh. Thông thường thiếu natri sẽ làm cho các cơ của bạn yếu đi, thấy chán ăn và có biểu hiện buồn nôn. Trái lại nếu mức natri trong cơ thể bạn vượt quá cần thiết thì sẽ dẫn đến hiện tượng huyết áp cao và bí đái. Natri được tìm thấy trong rất nhiều loại thực phẩm như muối ăn, đậu tương, thịt đã qua chế biến.

Sắt: là chất quan tọng để hình thành nên hemolobin, là nguyên tố không thể thiếu để vận chuyển ôxy tới toàn bộ cơ thể. Đây là chất chủ yếu tạo thành hồng cầu trong máu. Trong các loại thịt đều có chứa chất sắt, trong rau quả cũng có, tuy nhiên sắt được cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn cả từ thịt.

Maggiê: có tác dụng duy trì công năng bình thường của tim, cơ, thần kinh, đề phòng canxi lắng đọng ở các tổ chức và mạch máu. Magiê hỗ trợ quá trình truyền xung thần kinh và chuyển đổi năng lượng giữa các tế bào. Nó cũng có vai trò trong việc tổng hợp protein và kích hoạt một lượng enzim nhất định. Khi cơ thể không đủ lượng magiê cần thiết, sẽ có nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch, rối loạn tính tình, có hiện tượng nôn mửa. Bạn cũng có thể trở nên cáu kỉnh, mất ngủ, cơ bị co giật và nặng hơn là chứng ảo giác. Ngũ cốc, đậu, hạt, đậu tương, lạc, nước khoáng và rau xanh chính là các nguồn giàu Magiê.

Iốt: điều chỉnh tác dụng ôxy hóa của tế bào công năng tuyến giáp trạng, ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển hóa cơ bản của cơ thể, công năng cơ bắp thần kinh và công năng sinh trưởng sinh dục, thúc đẩy sự phát triển lông tóc và răng. Thiếu hụt Iốt sẽ làm giảm khả năng hoạt động của tuyến giáp và quá trình trao đổi chất bị chậm lại. Iốt có nhiều trong muối ăn, sữa chua, và tảo biển.

Đồng: Khoáng chất này tham gia vào việc tạo nên các sắc tố da và các tiểu hồng cầu. Ngoài ra, đồng còn có tác dụng chống độc tố, bảo vệ các tế bào tránh tác hại của các chất phóng xạ. Đồng có chứa nhiều trong các loại đậu, đỗ và rau.

Theo Theo SKGĐ